Hạn chếvà nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 64 - 71)

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được về tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thì vẫn còn những tồn tại nhất định như sau:

Thứ nhất, công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế THADS còn để xảy ra

như: Chậm xử lý tài sản kê biên; Vi phạm trong việc kê biên tài sản chung; Vi phạm trong việc cưỡng chế, kê biên quyền sử dụng đất; Vi phạm trong việc không kê biên tài sản duy nhất của người phải thi hành án đã được thế chấp vay tài sản tại ngân hàng mà có giá trị lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm và chi phí cưỡng chế thi hành án được quy định tại Điều 90 Luật THADS; Vi phạm trong việc giải tỏa kê biên tài sản; Vi phạm về trình tự thủ tục trong quá trình cưỡng chế thi hành án; Thực hiện kê biên đối với tài sản không có trong quyết định kê biên; Vi phạm trong ký hợp đồng thẩm định giá; Vi phạm trong bán đấu giá tài sản kê biên; Kỹ năng tổ chức cưỡng chếc òn lúng túng; Tình trạng chấp hành viên còn kéo dài chậm trễ trong việc tổ chức thực hiện, số lượng các vụ việc có điều kiện đưa ra thi hành án không đúng thời gian quy định ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý công tác về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh.

Thứ hai, vẫn còn tồn tại tình trạng áp dụng pháp luật không đúng, không

nghiên cứu đầy đủ, toàn diện hồ sơ thi hành án và các tài liệu có liên quan; không tổ chức xác minh, đối thoại hoặc trưng cầu giám định khi cần thiết dẫn đến kết quả cưỡng chế không khách quan, chưa đúng pháp luật, đương sự bức xúc. Đặc biệt, có trường hợp người phải thi hành án bị cưỡng chế khủng bố, dọa chém giết người đứng đầu cơ quan thi hành án dân sự.

Thứ ba, công tác chỉ đạo, phát triển đội ngũ công chức làm công tác thi

hành án dân sự chưa được chú trọng. Đội ngũ công chức, chấp hành viên làm công tác thi hành án dân sự chưa được quan tâm đúng mực, nhìn chung vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Ở một số Chi cục Thi hành án dân sự trình độ chuyên môn của công chức, chấp hành viên còn hạn chế, yếu kém. Trong tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra tình trạng lơi là, nể nang, ngại va chạm…dẫn tới việc tổ chức thực hiện không diễn ra theo đúng quy định của pháp luật, gây khó khăn trong quá trình quản lý công tác thi hành án dân sự tại địa phương.

Thứ tư, chậm khắc phục sai phạm và chậm tổ chức thực hiện về thủ tục,

trình tự thi hành, cụ thể: Chưa chủ động, kịp thời áp dụng pháp luật để khắc phục những sai phạm, thiếu sót đã được phát hiện qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại; việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án còn chậm. Thậm chí, thủ trưởng một số cơ quan thi hành án dân sự còn có biểu hiện chưa nghiêm khắc đối với những cán bộ, chấp hành viên và công chức có sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế THADS, dẫn đến tình trạng công dân bức xúc, khiếu nại gay gắt, kéo dài, vượt cấp.

Thứ năm, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thi hành án dân sự còn hạn chế chưa được quan tâm, chú trọng. Đội ngũ công chức, chấp hành viên chưa thường xuyên học tập trau dồi kiến thức kỹ năng tuyên truyền, kỹ năng thuyết phục.

2.3.2.2. Nguyên nhân - Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, một số cán bộ lãnh đạo, quản lý, chấp hành viên của cơ quan

thi hành án dân sự chưa mạnh dạn, kiên quyết áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án, ngại khó khăn, va chạm, sợ làm sai, sợ trách nhiệm do năng lực nghiệp vụ còn hạn chế. Ý thức trách nhiệm, tính gương mẫu đi đầu của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý và chấp hành viên chưa cao; có trường hợp năng lực chuyên môn chưa theo kịp yêu cầu nhiệm vụ; việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật một số nơi chưa nghiêm.

Thứ hai, trình độ năng lực của cán bộ thi hành án dân sự ở các cơ quan

thi hành án dân sự còn hạn chế. Nhiều cán bộ chưa tích cực nghiên cứu, nắm vững các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và pháp luật có liên quan nên khi áp dụng để tham mưu cưỡng chế còn lúng túng, sai sót. Một số chấp hành viên có thái độ không đúng mực gây bức xúc cho đương sự hoặc có hành vi vi phạm pháp luật, ví dụ: sai phạm của Chấp hành viên Chi cục

THADS huyện Hoa Lư trong tổ chức bán đấu giá tài sản của Đàm Văn Xứng. Điều này không chỉ vì do yếu kém về nghiệp vụ mà còn do cố ý hoặc do đạo đức kém, thái độ coi thường, nhũng nhiễu, thậm chí vô cảm trước quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Quá trình giải quyết của thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự không ít trường hợp còn có tâm lý bênh vực cán bộ cơ quan mình hoặc cán bộ cấp dưới. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bức xúc của đương sự.

Thứ ba, công tác tổng kết, rút kinh nghiệm và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

về nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết cưỡng chế trong THADS tuy ngày càng được chú ý, thực hiện thường xuyên nhưng nội dung chưa chuyên sâu; chưa đầu tư thường xuyên cho thời gian tập huấn hàng năm thậm chí là rất ít. Với thời gian ngắn ngủi này chỉ đủ để giới thiệu những vấn đề mới, chứ không đủ để trao đổi thảo luận và giải đáp thấu đáo những vướng mắc nghiệp vụ.

Thứ tư, ý thức tuân thủ pháp luật của một số tổ chức, cá nhân có liên

quan đến việc thi hành án, nhất là của người phải thi hành án còn chưa cao; nhiều trường hợp, người phải thi hành án cố tình chây ỳ, tẩu tán tài sản, khiếu nại vượt cấp nhằm mục đích kéo dài việc thi hành án, có trường hợp chống đối quyết liệt việc thi hành án.

- Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, công tác chỉ đạo giải quyết các việc thi hành án trọng điểm,

phức tạp còn nhiều vướng mắc do vụ việc kéo dài nhiều năm, các quy định của pháp luật về THADS còn vướng mắc về quy trình, thủ tục, còn dành nhiều thời gian cho việc tuyên truyền, hòa giải, thuyết phục trước khi áp dụng biện pháp cưỡng chế nên mất nhiều thời gian.

Thứ hai, một số Chi cục Thi hành án dân sự cấp huyện có lượng vụ việc

thi hành án nhiều nên chấp hành viên làm công tác thi hành án rơi vào tình trạng quá tải công việc, dẫn đến chậm trễ trong việc tổ chức thi hành án, do

đó, quyền lợi của người được thi hành án không được đảm bảo.

Thứ ba, một số bản án, quyết định của Tòa án có sai lầm, trong quá trình

tổ chức thi hành mới phát hiện nên cơ quan thi hành án kiến nghị với người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, kéo dài thời gian tổ chức thi hành án.

Ví dụ: Quyết định số 01/2016/QĐST-KDTM ngày 20/1/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình tuyên: Công ty TNHH Ninh Khánh, địa chỉ: phố Bình Yên Tây, phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình (Người đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Văn Son chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc) có nghĩa vụ phải trả cho Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam số tiền: 7.509.112.795,đ. Án có hiệu lực pháp luật, Chi cục trưởng THADS thành phố Ninh Bình căn cứ vào đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, ban hành Quyết định thi hành án theo đơn số 22/QĐ-CCTHADS ngày 21/3/2016 và phân công cho Chấp hành viên tổ chức thi hành án. Trong quá trình tổ chức thi hành án, Chấp hành viên tiến hành xác minh tại sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình thì phát hiện ngày 05 tháng 01 năm 2016 Công ty TNHH Ninh Khánh đã đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Kim Thoa chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc trong khi Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình vẫn tuyên người đại diện theo pháp luật của công ty là ông Nguyễn Văn Son chức vụ: Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm giám đốc và ông Son vẫn đại diện cho công ty TNHH Ninh Khánh làm việc với Tòa án và Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Ninh Bình là không đúng với quy định của pháp luật nên ngày 05/4/2016 Chi cục THADS thành phố Ninh Bình đã tổ chức họp liên ngành để bàn về việc tổ chức thi hành án. Tại cuộc họp liên ngành diễn ra tại Chi cục THADS, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Ninh Bình không đồng ý cho thực hiện việc tổ chức thi hành án, đồng thời đề nghị Chi cục THADS thành phố Ninh Bình lùi thời gian tổ chức thi hành án lại với lý do:

Quyết định số 01/2016/QĐST-KDTM ngày 20/01/2016 của Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình có nhiều thiếu sót, vi phạm cần phải xem xét lại. Đại diện công an thành phố Ninh Bình cũng có ý kiến không thống nhất tổ chức cưỡng chế thi hành án khi quyết định của Tòa án còn nhiều điểm thiếu sót, vi phạm. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Ninh Bình đã có văn bản đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với Quyết định số 01/2016/QĐST-KDTM của Tòa án nhân dân thành phố Ninh Bình. Sau 01 năm chờ kết quả giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm, ngày 25/6/2017 Chi cục THADS thành phố Ninh Bình mới nhận được quyết định công nhận sự thỏa thuận số: 05/2017/QĐST-KDTM ngày 08/5/2017 và công văn số: 435/CV-TA ngày 21/6/2017 của TAND thành phố Ninh Bình để tổ chức thực hiện việc thi hành án đối với Công ty TNHH Ninh Khánh.

Như vậy cho thấy Tòa án đã thiếu thận trọng trong việc điều tra, xác minh làm rõ dẫn đến việc tuyên án chưa chính xác.

Thứ tư, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 nên việc phối hợp để triển

khai việc xác minh, đôn đốc án tại cơ sở, họp bàn giải quyết thi hành án hay tổ chức cưỡng chế có huy động lực lượng bị hạn chế. Bên cạnh đó, việc yêu cầu đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội để chuẩn bị đại hội Đảng các cấp được tính đến nên phần nào có ảnh hưởng đến công tác thi hành án dân sự.

Thứ năm, kinh tế khó khăn, đời sống thu nhập của người dân bị giảm sút,

doanh nghiệp làm ăn không phát triển cũng có ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết án. Một số vụ việc thi hành cho các tổ chức tín dụng, Ngân hàng có số tiền phải thi hành án lớn khi cơ quan thi hành án xử lý tài sản bảo đảm thu được số tiền nhỏ hơn nhiều so với nghĩa vụ phải thi hành án, ngoài tài sản đã xử lý thì người phải thi hành án không còn tài sản nào khác nên phần nghĩa vụ còn lại không có điều kiện thi hành đã làm tăng lượng việc và tiền tồn chuyển kỳ sau.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong những năm vừa qua Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề thi hành án dân sự, việc ban hành Luật THADS sửa đổi 2014 đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đang đòi hỏi, nâng cao được vị thế của cơ quan thi hành án, tăng cường được sự phối hợp hiệp đồng của các ngành hữu quan, tổ chức xã hội với công tác cưỡng chế thi hành án, thúc đẩy xã hội hóa về công tác thi hành án nói chung và cưỡng chế thi hành án nói riêng.

Tỉnh Ninh Bình là một tỉnh với những đặc thù về kinh tế - xã hội riêng biệt, thời gian qua, Ngành Thi hành án dân sự tỉnh đã được sự quan tâm và chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự, Tỉnh ủy, UBND tỉnh các cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh đã tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự đạt được những kết quả nhất định. Song qua thực tiễn tổ chức thi hành án và cưỡng chế thi hành án cũng còn thấy bộc lộ một số điểm vướng mắc của Luật Thi hành án dân sự. Đó cũng là cơ sở đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả về cưỡng chế thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình.

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM TỔ CHỨC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 64 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)