địa bàn tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Lập kế hoạch, ban hành văn bản triển khai cưỡng chế thi hành án dân sự án dân sự
Xây dựng kế hoạch cưỡng chế là một trong những công việc quan trọng của Chấp hành viên trước khi tiến hành cưỡng chế thi hành một vụ án.Trên thực tế, người phải thi hành án thường có tâm lý chống đối, không tự nguyện thi hành án, do đó, phần lớn các vụ việc thi hành án dân sự phải sử dụng đến biện pháp cưỡng chế thi hành án. Việc lập kế hoạch cưỡng chế chi tiết, cụ thể, sát với thực tếcó ý nghĩa rất lớn đối với việc tổ chức cưỡng chế thi hành án thành công.
Thực tiễn công tác lập kế hoạch và ban hành văn bản triển khai cưỡng chế THADS ở tỉnh Ninh Bìnhcho thấy vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Hầu hết ở các đơn vị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bị sức ép về khối lượng vụ việc phải đưa ra tổ chức thi hành quá nhiều, giá trị về tiền, tài sản lớn; các vụ việc phải áp dụng biện pháp cưỡng chế phức tạp do các bên đương sự và người có quyền lợi liên quan có nhiều mối quan hệ phức tạp như thế lực chính trị, thế lực tài chính. Bản án của Tòa án tuyên không ra quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời, kê biên tài sản để đảm bảo thi hành án khiến cho công tác xác minh, phân tích đánh giá tình hình để lựa chọn biện pháp cưỡng chế THADS gặp nhiều khó khăn. Song với tinh thần quyết tâm hầu hết ở các Chấp hành viên đều đã chủ động xác minh, nắm rõ chắc chắn điều kiện về tài sản của người phải THA, các mối quan hệ của người phải THA và thân nhân họ, địa hình giao thông, quan điểm của chính quyền địa phương... Từ đó, xác định rõ các căn cứ cho việc lựa chọn và ra quyết định cưỡng chế phù hợp.
Trên thực tế, quá trình thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự không cho phép Chấp hành viên kéo dài thời gian. Muốn vậy, Chấp hành viên phải có công tác chuẩn bị cưỡng chế thật tốt trước khi thực hiện việc cưỡng chế. Trong thời gian diễn ra việc cưỡng chế, chấp hành viên và những người tham gia đoàn cưỡng chế luôn phải đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm nhất định. Nếu thời gian cưỡng chế càng kéo dài thì nguy cơ xảy ra khó khăn, nguy hiểm càng nhiều hơn. Hơn nữa, tâm lý người bị cưỡng chế luôn mong muốn việc cưỡng chế không thực hiện được.Vì vậy, công tác dự đoán tình hình, chuẩn bị cưỡng chế về lực lượng, phương tiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị trước khi cưỡng chế rất quan trọng, tránh lúng túng trong việc xử lý tình huống.
Ví dụ: Khi tiến hành kiểm kê tài sản để di dời trong vụ doanh nghiệp Minh Thoa - Cố Viên Lầu ở huyện Hoa Lư, có một số tài sản là cổ vật cần phải để riêng, nếu không muốn hư hỏng thì cần có thùng xốp để đựng. Do chưa chuẩn bị trước thùng xốp, Chấp hành viên đã cắt cử người đi mua, gây ảnh hưởng đến việc cưỡng chế thi hành án do phải kéo dài thời gian, kéo theo việc kiểm đếm, di dời, lập biên bản cưỡng chế không thể thực hiện một cách kịp thời và nhanh chóng được.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy - HĐND - UBND – Ban chỉ đạo Thi hành án và sự phối hợp hiệu quả của các cơ quan ban ngành hữu quan tại
địa phương nên hầu hết các vụ việc đã tổ chức cưỡng chế đều thành công, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu lực của bản án và quyền, lợi ích của các bên đương sự.
Trong khoảng thời gian 05 năm từ 2016 - 2020, cơ quan THADS tỉnh Ninh Bình đã tiến hành nhiều vụ việc cưỡng chế quy mô lớn với nhiều tình tiết phức tạp, đương sự và người thân trong gia đình chống đối quyết liệt phải huy động lực lượng, tiêu biểu như: vụ ông Trần Viết Hải – Thanh ở huyện Kim Sơn; vụ doanh nghiệp Minh Thoa – Cố Viên Lầu ở huyện Hoa Lư; vụ Đỗ Thị Tâm – Vị, vụ Huy – Thơm, vụ Sáng – Ngải ở thành phố Ninh Bình, vụ Công ty TNHH Tân Việt ở huyện Hoa Lư... .
Để làm tốt được công tác này, phải khẳng định rằng trong những năm qua ở Ninh Bình đã xây dựng được đội ngũ Chấp hành viên, cán bộ có năng lực về nghiệp vụ, về tư duy lý luận, có kinh nghiệm giải quyết được rất nhiều những vụ án rất khó khăn và phức tạp, ít gặp trên thực tiễn, làm tốt công tác xây dựng kế hoạch cưỡng chế, dự đoán được các tình huống có thể phát sinh và đưa ra các phương án giải quyết hợp lý.
Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo THADS tỉnh cũng đóng góp vai trò lớn, luôn theo sát chương trình chỉ đạo của trung ương, kịp thời ban hành các văn bản theo dõi, chỉ đạo công tác phối hợp trong tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, tập trung hỗ trợ mọi nguồn lực để giải quyết các vụ án lớn phức tạp cần phải tiến hành cưỡng chế. Những vụ việc cưỡng chế quy mô lớn, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị tại địa phương buộc phải báo cáo lên Ban chỉ đạo THADS để xin ý kiến. Trưởng ban chỉ đạo sẽ tổ chức họp và căn cứ vào kế hoạch cưỡng chế thi hành án mà Chấp hành viên xây dựng để phân công nhiệm vụ chotừng ngành tham gia phối hợp tổ chức cưỡng chế.
Có thể nói, việc lập kế hoạch cưỡng chế và ban hành kịp thời các văn bản liên quan đến cưỡng chế thi hành án giữ vai trò quan trọng, là nền móng để việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án diễn ra thành công tốt đẹp.