TỪ THỰC TIỄNTỈNH NINH BÌNH
3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm tổ chức thực hiện cƣỡng chế thi hành án dân sự án dân sự
3.1.1. Bảo đảm chặt chẽ về mặt thủ tục trong tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự chế thi hành án dân sự
Thi hành án dân sự là một quá trình gồm nhiều thủ tục pháp lý liên quan chặt chẽ với nhau. Thủ tục ban đầu làm tiền đề cho thủ tục tiếp theo, giữacác thủ tục phải chặt chẽ để đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Trong khi đó, cưỡng chế THADS là một thủ tục nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên đương sự. Việc người dân khiếu nại, tố cáo trong và sau khi tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án là điều khó tránh khỏi. Do đó, khâu tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự cần phải bảo đảm chặt chẽ về mặt thủ tục để hạn chế xảy ra sai sót dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo, đảm bảo chất lượng thi hành án, nâng cao sự tin tưởng của nhân dân đối với cơ quan thi hành án.
Trên thực tế, nếu thủ tục ban đầu chấp hành viên không thực hiện được một cách đầy đủ và đúng pháp luật, thì khi có khiếu nại phát sinh, cơ quan thi hành án không có cơ sở bác khiếu nại của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, buộc phải công nhận khiếu nại là đúng thì cả một quá trình thi hành án sẽ bị ngưng trệ, thậm chí phải làm lại từ đầu, gây tốn kém về thời gian và tiền bạc của Nhà nước, không bảo đảm quyền lợi của các bên.
3.1.2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cá nhân, tổ chức và hiệu quả quản lý nhà nước trong quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự
Cưỡng chế thi hành án dân sự không được xem là thành công khi trong quá trình cưỡng chế có hậu quả xấu xảy ra ảnh hưởng đến những người tham gia cưỡng chế hoặc các bên đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Bởi vậy trước, trong và sau khi tổ chức cưỡng chế cần phải chú trọng một số vấn đề cụ thể như sau:
Một là, chú trọng công tác giải thích, thuyết phục, động viên và tạo điều
kiện cho người phải thi hành án tự nguyện thi hành nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn các bên đương sự thỏa thuận về việc thi hành án nhằm hạn chế các xung đột giữa các bên; tổ chức tốt công tác tiếp dân để giảm thiểu tình trạng khiếu nại, tố cáo của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Hai là, trường hợp bản án, quyết định của Tòa án có những điểm chưa rõ
ràng, không phù hợp với thực tế hoặc cần được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì yêu cầu Tòa án có văn bản giải thích, đính chính và yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Ba là, đối với những vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng về mặt an ninh,
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương cần báo cáo Ban Chỉ đạo THADS để được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời, phù hợp với tình hình thực tế.
Bốn là, đối với những trường hợp bản án, quyết định của Tòa án bị
đương sự khiếu nại gay gắt thì việc tổ chức thực hiện cưỡng chế phải hết sức thận trọng. Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự, Chấp hành viên phụ trách vụ án cần chú ý nắm chắc tình hình địa bàn (địa hình, giao thông, dân cư….), tình hình của đương sự (nhân thân, nhân khẩu, ý thức chấp hành
pháp luật…), dự liệu các tình huống (nhất là trong trường hợp có khả năng gây hỏa hoạn, cháy nổ, sát thương…) để bố trí phương tiện, lực lượng và có biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo việc cưỡng chế được an toàn, hiệu quả.
Năm là, phối hợp chặt chẽ, kịp thời với các cơ quan hữu quan để tranh thủ
sự đồng tình và thống nhất biện pháp giải quyết đối với các vấn đề phát sinh.
Sáu là, khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, bên cạnh việc lập các biên bản
cần thiết theo đúng quy định của pháp luật, còn phải sử dụng các phương tiện (máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm…) để ghi lại quá trình thực hiện cưỡng chế, nhất là đối với những vụ việc phức tạp.
Bảy là, các tài liệu có ghi trong hồ sơ thi hành án phải đầy đủ, chặt chẽ,
đúng quy định pháp luật, thể hiện đúng kết quả thi hành án làm cơ sở cho việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thuận lợi, chính xác, khách quan.