Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cưỡng chếthi hành án dânsự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 56 - 63)

pháp luật về thi hành án, chủ động tuyên truyền qua những buổi làm việc, tiếp dân ở trụ sở cơ quan, chính quyền giúp nhân dân hiểu rõ hơn về quyền, nghĩa vụ của mình trong việc thi hành án, nhiều vụ việc đương sự tự nguyện thi hành án, tự nguyện bàn giao tài sản để thi hành án.

Nhờ làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của người phải thi hành án đã được nâng lên rõ rệt thể hiện qua việc có nhiều người phải thi hành án đã tự nguyện thi hành án; tình trạng đương sự quấy phá, chống đối quyết liệt trong suốt quá trình tổ chức thực hiện cưỡng chế giảm nhiều, số vụ việc cưỡng chế THADS không thành công về cơ bản là không có.

2.2.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm cưỡng chế thi hành án dân sự dân sự

Thực hiện chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp năm 2020, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Tỉnh ủy Ninh Bình đã triển khai xây dựng và thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc tham mưu chỉ đạo công tác cưỡng chế thi hành án dân sự đối với Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình nhằm đánh giá việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác cải cách tư pháp đã được xác định trong Kế hoạch số 02-KH/BCĐ ngày 20/7/2016 của Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp tỉnh; những hạn chế, khó khăn, nguyên nhân, những giải pháp khắc phục, góp phần nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế thi hành án dân sự.

Theo đó, thanh tra, kiểm tra việc tham mưu triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật về công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự và vai trò, trách nhiệm và kết quả hoạt động của Ban

Tham mưu giúp Chủ tịch UBND tỉnh trong việc kiện toàn tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh, việc xây dựng chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh về chỉ đạo việc tổ chức phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong thi hành án dân sự và chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế THADS; tham mưu, đề xuất các biện pháp chỉ đạo giải quyết kịp thời những vướng mắc, khó khăn phát sinh trong việc phối hợp.

Việc tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về tổ chức phối hợp giữa cơ quan có liên quan với Cục THADS tỉnh trong THADS; trong việc chỉ đạo tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự với các vụ việc lớn, phức tạp có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo THADS, ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về tổ chức phối hợp với các cơ quan liên quan trong THADS và tổ chức cưỡng chế THADS; việc phân công trách nhiệm của thành viên Ban chỉ đạo THADS...

Bên cạnh đó, hàng năm Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình đều có kế hoạch thanh tra, kiểm tra hoạt động thi hành án dân sự nói chung và tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh nói riêng. Thông qua hoạt động này nhằm đảm bảo công tác thi hành án dân sự được thực hiện đúng quy định pháp luật về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết, đặc biệt là kiểm tra, thanh tra việc tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự từ khâu kê biên tài sản, thẩm định tài sản, bán đấu giá tài sản và kết thúc việc thi hành án tại các Chi cục Thi hành án dân sự các huyện, thành phố, xác định những khó khăn, bất cập cũng như các sai phạm để từ đó tìm ra được những biện pháp khắc phục, tháo gỡ.

Trong thời gian 5 năm từ 2016 – 2020, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình đã triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra công tác thi hành án dân sự nội bộ, cụ thể như sau:

-Năm 2016: phúc tra đối với 03 Chi cục Thi hành án dân sự và 01 đợt kiểm tra toàn diện đối với 08 Chi cục Thi hành án dân sự[14, tr. 3].

-Năm 2017: kiểm tra toàn diện đối với 08 Chi cục Thi hành án dân sự[15, tr. 4].

-Năm 2018: kiểm tra toàn diện đối với 04 Chi cục Thi hành án dân sự, các Chi cục Thi hành án dân sự còn lại tiến hành kiểm tra chéo và báo cáo kết quả về Cục Thi hành án dân sự tỉnh[16, tr. 6].

-Năm 2019: kiểm tra theo chuyên đề đối với 05 Chi cục Thi hành án dân sự, kiểm tra toàn diện đối với 08 Chi cục Thi hành án dân sự [17, tr. 6].

-Năm 2020: kiểm tra toàn diện đối với 08 Chi cục Thi hành án dân sự [18, tr. 6].

Kết quả kiểm tra cho thấy, các đơn vị được kiểm tra đã thực hiện tương đối tốt các quy định pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn và chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm trong quá trình tổ chức thi hành án của chấp hành viên, thủ trưởng cơ quan THADS.

2.2.5. Sơ kết, tổng kết, đánh giá thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự

Nhằm đánh giá hiệu quả công tác thi hành án dân sự nói chung, công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự nói riêng, hàng năm Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND cấp tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và Hội nghị tổng kết 1 năm công tác thi hành án dân sự. Theo đó, đối với lĩnh vực cưỡng chế thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh, Tỉnh ủy, UBND cấp tỉnh yêu cầu toàn Ngành Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày

06/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác thi hành án dân sự, nỗ lực triển khai đồng bộ, toàn diện các mặt công tác thi hành án, trong đó chú trọng một số nhiệm vụ:

Một là, toàn Ngành thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình cần tập trung mọi

nguồn lực trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả thi hành án, hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự theo Nghị quyết số 111/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội; tập trung hoàn thành, nâng cao chỉ tiêu về việc và về tiền, đặc biệt là trong thu hồi tiền, tài sản trong những vụ án tham nhũng, kinh tế và thu hồi các khoản nợ của các tổ chức tín dụng; chỉ đạo các chi cục thi hành án dân sự địa phương tập trung xử lý dứt điểm các vụ việc có điều kiện thi hành; đưa ra các chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ đối với các vụ án trọng điểm; khoanh vùng các vụ án chưa có điều kiện phải đưa vào sổ theo dõi riêng để kịp thời đưa ra những phương hướng giải quyết tốt nhất.

Hai là, kịp thời tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền địa phương triển

khai hiệu quả các nhiệm vụ quản lý nhà nước; đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao kỷ cương, kỷ luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành bản án, quyết định hành chính có hiệu lực pháp luật; thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, đôn đốc, kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân không chấp hành án hành chính theo quy định; thực hiện nghiêm túc, công khai minh bạch trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường đối thoại trực tiếp với công dân, hạn chế phát sinh những vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp, kéo dài.

Ba là, tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương trong công tác

phối hợp tổ chức cưỡng chế thi hành án, đặc biệt là cưỡng chế giao tài sản đã bán đấu giá thành; giải quyết dứt điểm các vụ việc trọng điểm, có giá trị lớn, phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương;

xử lý nghiêm các trường hợp chây ỳ, trốn tránh, cố ý không chấp hành án; công khai thông tin về người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án.

Bốn là, chủ động phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí để làm

tốt công tác tuyên truyền về pháp luật, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng của công dân. Khuyến khích việc thỏa thuận trong quá trình tổ chức thi hành án nhằm giảm bớt các tranh chấp trong xã hội.

Năm là, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chéo, tự kiểm

tra, rà soát hồ sơ, kịp thời chấn chỉnh và cảnh báo, phòng ngừa những vi phạm, sai sót trong công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự của toàn ngành thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra của các tổ chức hữu quan, đặc biệt lưu ý vai trò kiểm sát của Viện kiểm sát đối với công tác cưỡng chế thi hành án dân sự.

2.3. Đánh giá chung

Để đánh giá khách quan, toàn diện tình hình thi hành án dân sự nói chung và công tác tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án nói riêng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cần dựa trên những tiêu chí nhất định. Trên cơ sở số liệu thống kê tại các bảng 2.1, 2.2, 2.3 nêu trên có thể đưa ra các đánh giá cụ thể như sau:

Thứ nhất, đánh giá theo tiêu chí mức độ đạt được mục đích, yêu cầu thi

hành án dân sự

Mục tiêu quan trọng nhất của thi hành án dân sự là đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trong đó quan trọng nhất là giá trị thu được cho người được thi hành án và ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, mục tiêu này phụ thuộc trước hết vào điều kiện thi hành án của đương sự và tính khả thi của việc xử lý tài sản đảm bảo thi hành án.

Theo thống kê tại Bảng 2.1 và Bảng 2.2, trong những năm qua số việc có điều kiện thi hành trên tổng số việc phải thi hành chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 73,4% (năm 2016 = 74,4%; năm 2017= 77%; năm 2018= 75,8%; năm 2019 =73,7%; năm 2020 = 76%), đáng chú ý là mặc dù các việc tín dụng ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ về việc nhưng có giá trị lớn nên theo quy định của Điều 44a Luật THADS sửa đổi, bổ sung 2014 thì nhiều trường hợp người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án hoặc có điều kiện thi hành án nhưng việc xử lý tài sản đảm bảo gặp nhiều khó khăn.

Thực tế số liệu thống kê tại cả 2 bảng cho thấy số việc thi hành xong/số việc có điều kiện thi hành hàng năm đạt được chỉ tiêu nhiệm vụ, vì vậy, theo tiêu chí này có thể đánh giá chất lượng thi hành án dân sự của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình cơ bản đạt được và để nâng cao hơn nữa chất lượng thi hành án dân sự thì trong những năm tới, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình cần giảm thiểu số việc chưa được thi hành xong/tổng số phải thi hành hàng năm.

Thứ hai, đánh giá theo tiêu chí sự tiến triển của trình tự THADS

Sự tiến triển trong quá trình thực hiện các trình tự thi hành bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật được thể hiện ở sự hợp tác, phối hợp của đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; áp dụng các biện pháp bảo đảm, cưỡng chế, xử lý tài sản thi hành án..., trong đó vấn đề được quan tâm nhất là cưỡng chế thi hành án và xử lý tài sản để thi hành án.

Tuy nhiên, trong tổng số các việc phải thi hành cũng có nhiều việc thi hành án gặp khó khăn và còn nhiều việc tồn đọng với những nguyên nhân như: việc thi hành án bị hoãn, tạm đình chỉ; đang áp dụng biện pháp cưỡng chế; người phải thi hành án cản trở, chống đối cần phải tổ chức cưỡng chế thi hành án; việc thi hành án trong giai đoạn xác minh tài sản thi hành án; tài sản

thuận ấn định thời gian trả tiền, xin tự bán tài sản, lý do khác, trong đó số việc chưa thi hành được do nguyên nhân đương sự cản trở, chống đối dẫn đến phải tổ chức cưỡng chế và đang xử lý tài sản chiếm tỷ lệ lớn.

Theo số liệu tại Bảng 2.3 có thể thấy giai đoạn 05 năm (2016-2020) số lượng các vụ việc phải tổ chức thực hiện cưỡng chế luôn ở ngưỡng cao hơn mức trung bình, đặc biệt những vụ việc lớn, phức tạp cần huy động lực lượng có xu hướng tăng. Đỉnh điểm là vào năm 2019, các cơ quan THADS tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định áp dụng biện pháp kê biên, cưỡng chế thi hành án đối với 27 vụ việc, tăng 10 việc so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó có 9 vụ việc phải huy động lực lượng liên ngành, tăng 04 việc so với cùng kỳ năm 2018, 18 việc cưỡng chế thành công; 04 việc đương sự tự nguyện trước khi cưỡng chế, 05 vụ đã ra quyết định nhưng chưa tổ chức cưỡng chế.

Theo số liệu tại Bảng 2.2 nêu trên thì tỷ lệ giá trị về tiền thu được/tổng số phải thi hành qua các năm là: năm 2016 đạt 30,4%, năm 2017 đạt 48,8%, năm 2018 đạt 37,4%, năm 2019 đạt 39,7%, năm 2020 đạt 41,24%.

Kết quả trên cho thấy mặc dù tỷ lệ giá trị thi hành xong về tiền/số phải thi hành còn khiêm tốn, nhưng trong bối cảnh các cơ quan thi hành án dân sự phải chịu áp lực về số việc, số tiền phải thi hành năm sau cao hơn năm trước, nhất là về giá trị phải thi hành, số vụ việc cưỡng chế thành công đạt tỉ lệ cao, hoàn thành cưỡng chế, kê biên tài sản của một số vụ án lớn, tồn đọng thì có thể khẳng định rằng hoạt động thi hành án dân sự thời gian qua của Cục THADS tỉnh Ninh Bình có nhiều chuyển biến tích cực (giá trị tiền thu được năm sau cao hơn năm trước), công tác tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự được triển khai thực hiện tốt, đạt hiệu quả cao.

Trên cơ sở những phân tích theo các tiêu chí cơ bản nêu trên, đánh giá chung có thể thấy rằng công tác tổ chức thi hành án dân sự của Cục Thi hành án dân sự tỉnh Ninh Bình thời gian qua ngày càng được nâng cao, tỉ lệ thành

công trong hoạt động tổ chức thực hiện cưỡng chế các vụ án lớn, phức tạp tăng, đạt được các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh ninh bình (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)