Một số nét về đặc điểm, tình hình tỉnh Quảng Bình tác động đến thực hiện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về LUẬT sư từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 48 - 51)

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH

2.1. Một số nét về đặc điểm, tình hình tỉnh Quảng Bình tác động đến thực hiện pháp luật về luật sư pháp luật về luật sư

2.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có vị trí địa lý từ 17o

05’ đến 18o 05’ vĩ độ Bắc; 106o 59’ đến 105o 37’ kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Khăm Muộn nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Diện tích tự nhiên 8065,27 km2; có chiều dài bờ biển ở phía Đông 116,04 km và có chung vùng biên giới với Lào dọc theo dảy Trường Sơn 201,87 km ở phía Tây. Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông, 85% tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Toàn bộ vùng phía Tây tỉnh là núi cao 1000 - 1500m, kế tiếp là vùng đồi thấp, phân bổ theo kiểu bát úp, gần bờ biển có dải đồng bằng nhỏ và hẹp, sau cùng là đồi cát ven biển. Trên địa bàn tỉnh có năm con sông lớn là sông Gianh, sông Roon, sông Nhật Lệ (hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý Hòa và sông Dinh; các sông này do nhiều lưu vực hợp thành và đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển.

Quảng Bình là đầu mối giao thông nằm ở trung điểm và là nơi hẹp nhất của Việt Nam, với khoảng cách chưa đầy 50 km từ mép biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Giao thông đường thủy có cảng Hòn La, cảng Gianh và cảng Nhật Lệ, đường bộ có quốc lộ 1A dài 122 km; đường Hồ Chí Minh nhánh Đông 200 km, nhánh Tây 197 km; quốc lộ 12A, quốc lộ 12C, quốc lộ 9B là tuyến đường chính nối với Lào, Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số của khẩu phụ khác đến các cảng Vũng Áng, Hòn La, Gianh. Có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy dọc theo chiều dài của tỉnh, có đường hàng không xuất phát từ sân bay Đồng Hới đi thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP.Hải phòng và TP. Chiang Mai – Thái Lan. Phần lớn hệ thống

đường bộ do huyện, xã quản lý là đường cấp phối, đường đất. Giao thông đi lại tại các huyện, xã miền núi, xã biên giới còn nhiều khó khăn và thường bị chia cắt vào mùa mưa lũ.

Về khí hậu, Quảng Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam, được chia ra hai mùa rõ rệt. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa trung bình hằng năm từ 2000 - 2300 mm/năm, thời gian mưa tập trung vào các tháng 9,10,11 và chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24o C - 25oC, ba tháng có nhiệt độ cao nhất là 6,7,8 và chịu tác động của gió Tây Nam khí nóng từ lục địa Lào thổi về.

Về hành chính, ngoài trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đồng Hới, Quảng Bình còn có 7 huyện , thị xã, có 159 xã, phường, thị trấn, trong đó có: 37 xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 của Chính phủ.

Về dân số, theo số liệu từ niên giám thống kê năm 2015 dân số tỉnh Quảng Bình có 872925 người; trên địa bàn tỉnh có 24 dân tộc anh em cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người kinh (92%) các dân tộc ít người thuộc hai nhóm chính là người Chứt và người Bru Vân Kiều gồm những tộc người chính là Khùa, Mã Liềng, Rục, Sách, Mày, Vân Kiều, ARem...sống tập trung ở hai huyện miền núi Tuyên Hóa, Minh Hóa và một số xã miền tây huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy (8%). Dân cư phân bố không đều 80,61% sống ở vùng nông thôn, 19,39% sống ở thành thị. Quảng bình có 530.064 người trong độ tuổi lao động chiếm 60,72% dân số, trong đó tỷ lệ lao động nam, nữ lần lượt là 265.206 người/264.858 người.

Về chất lượng lao động năm 2013 hơn 25000 người có trình độ đại học, cao đẳng, hơn 600 thạc sĩ, gần 50 Phó giáo sư và tiến sĩ, lực lượng lao động đã qua đào tạo gồm 105000 người chiếm 25% số lao động. Tuy nhiên do phần lớn dân cư ở nông thôn, điều kiện sống, sinh hoạt có nhiều khó khăn, thiếu thốn, trình độ dân trí, nhận thức xã hội của đa số người dân còn thấp nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.... nên việc thực hiện pháp luật về luật sư còn nhiều khó

được quyền của mình thì với tình hình địa lý, dân cư như vậy cũng rất khó để họ tìm đến luật sư làm đại diện cho mình và luật sư cũng sẽ không mặn mà lắm với việc đi đến những vùng xa xôi, cách trở để làm việc.

2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây

Kế thừa, phát huy những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, thực hiện các chủ trương biện pháp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, huy động và khai thác tốt nguồn nội lực, tích cực thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng hội nhập của nền kinh tế, tạo sự chuyển biến tiến bộ các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục, đào tạo, giải quyết việc làm, cơ bản xóa đói, giảm nghèo, ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh...Do vậy mặc dù trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức nhất là ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp nhất là sự cố ô nhiễm môi trường biển do tập đoàn Fomusa gây ra đầu năm 2016 nhưng kinh tế của tỉnh vẫn ổn định tiếp tục phát triển, chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, nguồn lực cho đầu tư phát triển ngày càng được huy động và ổn định tốt hơn. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp và ngày càng phát huy hiệu quả. Văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể, chính trị ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố, tăng cường, cải cách hành chính, cải cách tư pháp có nhiều tiến bộ, dân chủ xã hội được mở rộng. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai tích cực khơi dậy vai trò chủ thể, tính tích cực tự giác của người dân và cộng đồng dân cư, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắcthu nhập và đời sống cư dân nông thôn được cải thiện, kinh tế du lịch phát triển có hiệu quả đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn cho ngân sách. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm (2011 – 2015) là 6,5%; GDP bình quân đầu người cuối năm 2016 đạt

1.260 USD, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm, đến cuối năm 2015 toàn tỉnh còn 5,17% hộ nghèo, ngang mức bình quân của cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về LUẬT sư từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)