Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về LUẬT sư từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 88 - 102)

dựng đội ngũ luật sư hội nhập quốc tế và phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế theo Quyết định 123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; thành lập và phát huy vai trò, tác dụng của Câu lạc bộ luật sư. Nghiên cứu thành lập cơ sở đào tạo liên kết, hợp tác quốc tế trong việc tổ chức đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; lựa chọn luật sư đi đào tạo chuyên sâu ở nước ngoài và khuyến khích việc luật sư tự đào tạo để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Đối với Quảng Bình để tăng số lượng luật sư trong giai đoạn sắp tới cần phải:

- Tiếp tục triển khai thực hiện đề án phát triển đội ngũ luật sư của tỉnh trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế 2010 – 2020 đã được tỉnh phê duyệt.

- Hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý, đề cao vị trí, vai trò của luật sư - Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất tạo điều kiện cho Đoàn Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư hành lang pháp lý để phát triển.

- Thực hiện chính sách thu hút nhân tài, về hoạt động ở Quảng Bình.

- Tổ chức các buổi hội thảo, hội nghị, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị cho luật sư.

- Xây dựng đội ngũ luật sư chuyên sâu về các lĩnh vực để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và nhu cầu hội nhập của tỉnh Quảng Bình.

3.3. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư luật sư

Nghị quyết số 49/NQ-TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra nhiệm vụ: "đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ, trách nhiệm đối với luật sư. Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý để phát huy chế độ tự quản của tổ chức luât sư; đề cao trách nhiệm của tổ chức luật sư đối với thành viên của mình". Để đạt được mục tiêu này, cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

- Đối với công tác quản lý nhà nước về luật sư và hoạt động luật sư

Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư để thể chế hoá đầy đủ và kịp thời những nội dung có liên quan của Chiến lược cải cách tư pháp, Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như những chủ trương, chính sách, định hướng quan trọng của Đảng về cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hướng dẫn thi hành Luật Luật sư và các quy định có liên quan của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự.., tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, cụ thể nhằm tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của luật sư, đặc biệt là việc tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật hành nghề và nhận thức về tư tưởng, lập trường chính trị trong hành nghề; đồng thời hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của luật sư.

Kiến nghị Quốc hội tiếp tục hoàn thiện Luật luật sư và pháp luật tố tụng có liên quan nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong tổ chức và hoạt động luật sư, phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với luật sư và hành nghề luật sư. Xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, nâng cao vị thế, vai trò, tính chuyên nghiệp và tăng cường trách nhiệm xã hội của luật sư. Tạo điều kiện đưa nghề luật sư Việt Nam tiếp cận gần hơn nữa với thông lệ hành nghề luật sư quốc tế.

Đổi mới chương trình, nội dung đào tạo nghề luật sư; tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư và chính trị tư tưởng cho luật sư, người tập sự hành nghề luật sư.

Ở địa phương, các cấp ủy đảng, chính quyền các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trên cơ sở nhiệm vụ chính trị tại địa phương, tiếp tục chủ động, quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ về cơ sở vật chất nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Luật Luật sư và các văn bản hướng dẫn.

hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư; biểu dương, khen thưởng kịp thời đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư có nhiều đóng góp trong sự nghiệp phát triển luật sư, gương mẫu trong việc tuân thủ pháp luật, chuẩn mực đạo đức luật sư.

Xây dựng và thực hiện thường xuyên cơ chế thông tin, phối hợp quản lý giữa các cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư với địa phương, giữa cơ quan quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

- Đối với tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư

Củng cố, kiện toàn về tổ chức của Liên đoàn luật sư Việt Nam đủ nguồn lực về con người và cơ sở vật chất, đổi mới và nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành hoạt động các cơ quan của Liên đoàn để hoạt động của Liên đoàn có bước đột phá, thực chất và hiệu quả, xây dựng Liên đoàn thật sự là ngôi nhà chung của giới luật sư Việt Nam, thực sự trở thành cầu nối giữa Đảng, nhà nước với luật sư, giữa luật sư với công dân và xã hội, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư.

Củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của các Đoàn luật sư để thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi cho luật sư; giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư; huy động, tập hợp trí tuệ của đông đảo luật sư tham gia vào các hoạt động xã hội nói chung và các sự kiện pháp lý nói riêng.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những nhân tố mới, những luật sư trẻ có bản lĩnh chính trị, đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, năng lực quản lý để bổ sung vào các chức danh lãnh đạo của Đoàn luật sư, Liên đoàn luật sư nhiệm kỳ tới.

3.4. Tiếp tục tuyên truyền phổ biến pháp luật về luật sư

Tuyên truyền phổ biến pháp luật về luật sư để công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn nữa vị trí, vai trò của luật sư , tác dụng, lợi ích to lớn mà hoạt động luật sư mang lại cho đời sống xã hội và sự nghiệp bảo vệ, xây dựng, phát triển đất nước.

Những năm qua nhờ làm tốt công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật về luật sư cùng với sự hỗ trợ của nhà nước và triển khai thực hiện có trách nhiệm của các cấp, các ngành, đoàn thể xã hội, hoạt động luật sư đã có bước phát triển. Đội ngũ luật sư tăng nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng, tổ chức hành nghề luật sư thành lập nhiều, dịch vụ pháp lý luật sư cung cấp cho nhu cầu xã hội đa dạng, có chất lượng, uy tính luật sư đã được nâng lên, đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ, văn minh.

Trong thực tế xã hội vẫn còn có nhiều nguời, nhiều cơ quan, tổ chức chưa hiểu rõ vai trò của luật sư và cho rằng luật sư sẽ gây khó khăn cho việc chống tội phạm, giúp cho kẻ phạm tội trốn tránh trách nhiệm. Quan điểm của những người làm công tác điều tra cho rằng nếu luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra thì tạo ra những khó khăn trong việc phát hiện tội phạm, bảo đảm bí mật điều tra, bảo quản chứng cứ v.v. Theo báo cáo kết quả điều tra cơ bản về hoạt động của các cơ quan tư pháp trong việc bảo đảm quyền dân chủ của công dân và trật tự an toàn xã hội do Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp thực hiện ở Hà Nội thì trong số điều tra viên được phỏng vấn có 42,86% số điều tra viên cho là sự tham gia của luật sư vào giai đoạn điều tra là cần thiết, còn 57,47% số điều tra viên cho là không cần thiết. Ngược lại, có ý kiến cho rằng, tội phạm đã rõ ràng thì luật sư không thể bào chữa cho kẻ phạm tội hoặc luật sư là "người giúp việc" cho cơ quan tiến hành tố tụng. Quan niệm như vậy đối với luật sư là trái với quy định của pháp luật và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Sự tham gia của luật sư ở giai đoạn điều tra không chỉ mở rộng những nguyên tắc dân chủ của tố tụng hình sự mà còn nâng cao chất lượng điều tra, tăng cường pháp chế trong giai đoạn điều tra. [7]

Việc bào chữa kiên định, dũng cảm của luật sư trong vụ án hình sự không những không cản trở mà còn thúc đẩy cuộc đấu tranh chống tội phạm, giúp khắc phục những sai lầm trong việc xử lý vụ án. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo và các đương sự khác bằng những phương tiện phù hợp pháp luật luật

thức đúng về vị trí, vai trò của luật sư trong tố tụng nói riêng và trong xã hội nói chung. Nhận thức đó phải được quán triệt trong các cơ quan nhà nước, trước hết là các cơ quan tiến hành tố tụng và mọi người dân.

Nhấn mạnh đến vai trò của luật sư trong xã hội, trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị toàn quốc ngành tư pháp năm 2003, nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã nhấn mạnh rằng, ở các nước mỗi gia đình, mỗi người, mỗi tổ chức xã hội đều có luật sư trợ giúp, tư vấn cho mình. Người luật sư giúp cho họ hiểu được quyền đến đâu và nghĩa vụ đến đâu và từ đó mới ngấm dần vào toàn xã hội được. Đó là điểm rất đáng quan tâm trong điều kiện Việt Nam.

Có thể nói, tiếp tục phổ biến, tuyên truyền phổ biến luật về luật sư, nâng cao nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng về vị trí, vai trò của luật sư trong quá trình giải quyết vụ án, tôn trọng luật sư và ý kiến của luật sư, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong các giai đoạn tố tụng là một trong những nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư.

Nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức khác và nhân dân về vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội, góp phần tăng tính hấp dẫn nghề nghiệp luật sư, thu hút ngày càng đông đội ngũ cử nhân luật mới ra trường tham gia hành nghề luật sư. Đồng thời, phát triển thị trường dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư từ phía các cơ quan, tổ chức và cá nhân là một trong những mục tiêu của quá trình thực hiện pháp luật về luật sư tạo cơ sở, điều kiện cho luật sư và hoạt động hành nghề luật sư phát triển, hoàn thành trách nhiệm xã hội cao cả của mình mà pháp luật giao cho.

Để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về luật sư có hiệu quả cần thực hiện tốt các biện pháp sau đây:

- Về nội dung: Xác định nội dung tuyên truyền , phổ biến pháp luật về luật sư, tập trung vào các nội dung cốt lõi về vị trí, vai trò của luật sư, tác dụng, lợi ích mà hoạt động luật sư mang lại, trách nhiệm xã hội của luật sư được quy định tại Luật luật sư, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong tổ chức thực hiện pháp luật

về luật sư, chiến lược phát triển nghề luật sư Việt Nam đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 của thủ tướng chính phủ.

- Về hình thức: Sử dụng tổng hợp các hình thức tuyên truyền trong đó chú trọng thực hiện các hình thức chính sau:

+ Thông qua hội đồng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

+ Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình, wedsite của tỉnh , Sở Tư pháp, bản tin tư pháp

+ Biên soạn tài liệu tuyên truyền cầm tay, cấp phát về tận cơ sở thôn bản, xã, phường

+ Thông qua hình thức trợ giúp pháp lý miễn phí của luật sư nhân ngày pháp luật Việt nam, ngày truyền thống luật sư Việt Nam

+ Tuyên truyền tại hội nghị tập trung để phổ biến pháp luật về luật sư đến các khối cơ quan, tổ chức, cụm dân cư....

3.5. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện pháp luật về luật sư

Đổi mới, hoàn thiện phương hướng lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư. Nâng cao chất lượng, phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức hành nghề của luật sư. Củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng trong các Đoàn luật sư, tăng cường công tác bồi dưỡng, phát triển Đảng nhất là trong đội ngũ luật sư trẻ, chú trọng công tác bồi dưỡng, giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ luật sư. Phát huy tinh thần gương mẫu của luật sư là Đảng viên trong hoạt động nghề nghiệp và thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.

Các cấp ủy, chính quyền địa phương cần quán triệt tuyên truyền về vị trí, vai trò của luật sư trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, bảo đảm dân chủ, công bằng xã hội. Nâng cao nhận thức về tổ chức và hoạt động luật sư, qua đó nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, hỗ trợ tổ chức và hoạt động luật sư trong toàn hệ thống

Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, các nghị quyết, Đại hội Đảng XI, XII, chỉ thị số 33 - CT/TW ngày 30/3/2009 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động luật sư về việc thực hiện những cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, đã tạo nên những cơ hội lớn cho việc hoàn thiện thể chế, thực hiện pháp luật về luật sư và sự phát triển của đội ngũ luật sư cũng như hoạt động hành nghề luật sư, tiến gần đến với thế giới.

Đáp ứng lại sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng với truyền thống đoàn kết và ý chí tự lực tự cường, tin tưởng rằng đội ngũ luật sư Việt Nam sẽ phát triển ngang tầm với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế Quốc tế. Hoạt động luật sư thực hiện tốt chức năng xã hội, xứng đáng với trọng trách của mình, sự tin tưởng của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về LUẬT sư từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 88 - 102)