Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về luật sư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về LUẬT sư từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 51 - 74)

nhập và mức sống của nhân dân thấp GDP đầu người chỉ bằng 62,2% so với mức bình quân của cả nước. Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu; sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, xúc tiến, thu hút đầu tư còn yếu, thiếu các dự án lớn, các dự án có tính động lực cho sự phát triển. Lao động chưa có việc làm còn lớn, giảm nghèo chưa vững chắc, tội phạm, tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nhất là ma túy, tội phạm hình sự; an ninh trật tự, an ninh nông thôn, an ninh tôn giáo ở một số nơi còn tiềm ẩn phức tạp....

Đặc điểm địa lý, dân cư và tình hình kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Bình trong những năm vừa qua đã chi phối, tác động đáng kể đến kết quả thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước nói chung và thực hiện pháp luật về luật sư trên địa bàn tỉnh nói riêng.

2.2. Phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về luật sư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình Quảng Bình

2.2.1. Những kết quả đạt được

Một là, Về tổ chức triển khai, tuyên truyền phổ biến, quán triệt Luật luật sư. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước, yêu cầu hội nhập quốc tế, chuẩn bị điều kiện cho nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ 9 khóa XI, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Luật luật sư, thay thế pháp lệnh năm 2001 và các văn bản pháp luật về luật sư đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành trước đó (có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2017). Sự ra đời của Luật luật sư, luật của tổ chức xã hội nghề nghiệp luật sư ở nước ta là bước cụ thể hóa nghị quyết 49-NQTW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Trong đó đã vạch ra định hướng chiến lược phát triển nghề luật sư ở Việt Nam là: " phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên

tòa; tăng cường vai trò tự quản, trách nhiệm của tổ chức xã hội nghề nghiệp của luật sư trong quản lý luật sư và hành nghề luật sư"; cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Đảng và nhà nước đối với đội ngũ luật sư và nghề luật sư là cơ sở thuận lợi cho nghề luật sư phát triển, tiến gần đến với hoạt động luật sư thế giới, đồng thời xác định vị trí, vai trò, trách nhiệm của luật sư và hoạt động hành nghề luật sư đối với quá trình phát triển đất nước góp phần xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Tại tỉnh Quảng Bình, ngay sau khi Luật luật sư được công bố; căn cứ nghị quyết số 65/2006/QH11 của Quốc hội về việc thi hành Luật luật sư và kế hoạch triển khai thi hành Luật luật sư do Bộ Tư pháp ban hành. Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch, chỉ thị về việc thi hành Luật luật sư trên địa bàn tỉnh, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng, báo, đài, tuyên truyền phổ biến về Luật luật sư. Sở Tư pháp tỉnh cũng đã chủ động, tích cực giúp đỡ Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh tổ chức hội nghị. Phổ biến, nghiên cứu về mục đích, ý nghĩa của việc ban hành Luật luật sư, quán triệt nội dung cơ bản của Luật luật sư tới mọi cá nhân, cơ quan, ban ngành, tổ chức ở địa phương. Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh cấp phát Luật luật sư và tài liệu tuyên truyền đến tất cả các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh để quán triệt thực hiện. ỦY ban nhân dân tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư rà soát thực hiện việc chuyển đổi đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ pháp lý theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 1999 sang theo quy định của Luật luật sư. Đoàn luật sư tỉnh cũng tích cực phổ biến, quán triệt về mục đích, ý nghĩa của việc ban hành Luật luật sư, những nội dung cơ bản của Luật luật sư tới tất cả đội ngũ luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trên cơ sở kế hoạch của Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chủ động rà soát đội ngũ luật sư, người tập sự hành nghề luật sư tại địa phương theo đúng quy định của Luật luật sư.

Có thể khẳng định công tác triển khai, thi hành Luật luật sư, công tác tuyên truyền, phổ biến và quán triệt Luật luật sư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã được thực hiện đồng bộ, toàn diện và sâu rộng. Các cơ quan quản lý về luật sư, Đoàn

Luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư và đội ngũ luật sư đều vào cuộc và thực hiện với trách nhiệm cao. Nhận thức của cơ quan, tổ chức, người dân về vị trí, vai trò của luật sư được nâng lên, tạo tiền đề cần thiết cho việc triển khai có hiệu quả Luật luật sư trên phạm vi toàn tỉnh.

Hai là, Về tổ chức và hoạt động luật sư

- Về số lượng luật sư: Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Bình được thành lập ngày 25/9/1990 theo quyết định số 633/QĐ-UBND của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình theo quy định của pháp lệnh luật sư năm 1987 khi thành lập đoàn chỉ có 8 luật sư, gồm một số luật sư là thẩm phán, kiểm sát viên ở Tòa án, Viện kiểm sát nghỉ hưu và một số luật sư là cán bộ trong các cơ quan nhà nước có trình độ cử nhân luật. Qua 8 năm thi hành Luật luật sư (từ năm 2007 – 2015) đội ngũ luật sư tại tỉnh Quảng Bình đã và đang phát triển nhanh về số lượng, tính đến cuối năm 2015 trên địa bàn toàn tỉnh có 40 luật sư (đều là thành viên của Đoàn luật sư tỉnh) hoạt động trong 17 tổ chức hành nghề luật sư tăng 25 luật sư( tăng 166,6%) so với thời điểm cuối năm 2006 trong số đó có 9 luật sư(chiếm 22,5%) là luật sư trẻ có độ tuổi dưới 45 đã góp phần trẻ hóa đội ngũ luật sư tỉnh nhà. Sự phát triển đội ngũ luật sư chủ yếu tập trung ở thành phố Đồng Hới, trung tâm tỉnh lỵ và một số huyện, thị xã đồng bằng có điều kiện kinh tế, xã hội phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức tại các địa phương đó. Huyện miền núi Minh Hóa địa bàn vùng sâu, vùng xa kém phát triển kinh tế, xã hội cũng đã phát triển được 2 luật sư, bước đầu đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện việc hỗ trợ và giúp đỡ pháp lý cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng trợ giúp pháp lý theo chính sách của nhà nước. Đến cuối năm 2015 trên địa bàn tỉnh chỉ còn huyện Tuyên Hóa chưa có luật sư đăng ký hoạt động hành nghề trên địa bàn. Tỷ lệ luật sư so với dân số tỉnh là 1/21000, tỷ lệ này thấp hơn mức trung bình của cả nước nhưng cao hơn các tỉnh trong vùng như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng nam, Quảng Ngãi...

luật sư , đội ngũ luật sư có trình độ cử nhân luật được nâng từ 78% (năm 2001) lên 100% năm 2015. Số lượng luật sư đã qua đào tạo nghề luật sư chiếm gần 50% số luật sư của tỉnh. Hơn 50% luật sư là những người đã là điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, chuyên viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật. Trong số đó có nhiều luật sư trước đó là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, giám đốc Sở Tư pháp, chánh án và viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện. Đa số luật sư là người có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề và có tâm huyết với nghề, tận tâm trong hoạt động nghề nghiệp phục vụ yêu cầu khách hàng. Nhìn chung các luật sư là người gương mẫu có ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư, có kỹ năng hành nghề có ý thức thực hiện quy chế, nội quy của Đoàn Luật sư và quy định của tổ chức hành nghề luật sư mà mình là thành viên.

- Về tổ chức hành nghề luật sư:Trong 8 năm triển khai thi hành Luật luật sư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã phát triển được thêm 13 tổ chức hành nghề luật sư, đưa tổng số tổ chức hành nghề luật sư từ 4 tổ chức hành nghề luật sư năm 2006 lên thành 17 tổ chức hành nghề luật sư năm 2015 ( tăng 325%) trong đó có 16 văn phòng luật sư, 1 công ty luật ngoài ra có 1 tổ chức hành nghề luật sư của địa phương đặt chi nhánh hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh, 2 tổ chức hành nghề luật sư của tỉnh khác đặt chi nhánh tại Quảng Bình.

Các tổ chức hành nghề luật sư hoạt động ổn định. Công tác quản trị, điều hành, tổ chức hoạt động của văn phòng luật sư, công ty luật có nhiều đổi mới theo hướng chuyên nghiệp. Một số văn phòng luật sư và công ty luật đã có quy mô từ 3 luật sư trở lên. Các tổ chức hành nghề luật sư đa số thành lập và đóng trụ sở tại thành phố Đồng Hới (10 tổ chức) 7 tổ chức hành nghề luật sư còn lại thành lập và đặt trụ sở tại thị xã Ba Đồn (2 tổ chức) Lệ Thủy ( 1 tổ chức) Quảng Ninh (2 tổ chức) Minh Hóa (2 tổ chức). Tuy Nhiên, do việc các tổ chức hành nghề luật sư khi thành lập đều đăng ký hoạt động tất cả các lĩnh vực hành nghề luật sư mà pháp luật cho phép như: tham gia tố tụng, tư vấn pháp lý, đại diện ngoài tố tụng....hoạt động trên tất cả các địa bàn trong tỉnh nên đã có sự dịch chuyển luật sư đến các địa bàn

thiếu luật sư để hoạt động, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức thuận lợi hơn cho việc tìm đến với dịch vụ pháp lý của luật sư.

Ở Quảng Bình lĩnh vực hành nghề chủ yếu và truyền thống của các tổ chức hành nghề luật sư vẫn là tham gia hoạt động tố tụng. mặc dù vậy, trong những năm gần đây lĩnh vực tư vấn pháp luật cho tổ chức, cá nhân đã được các tổ chức hành nghề luật sư quan tâm thực hiện nhiều hơn. Một số tổ chức hành nghề luật sư đã thực hiện có kết quả việc cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật trong lĩnh vực kinh tế cho nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, làm đại diện cho nhà đầu tư nước ngoài trong việc giải quyết tranh chấp tài sản hình thành sau đầu tư, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào tỉnh Quảng Bình.

Ba là, Về hoạt động hành nghề luật sư: Theo quy định của Luật luật sư thì phạm vi hoạt động hành nghề của luật sư bao gồm tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác, đại diện ngoài tố tụng. Luật luật sư đã mở rộng ra phạm vi hoạt động hành nghề luật sư so với pháp lệnh luật sư năm 2001, việc quy định luật sư được đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng, mở rộng thêm hình thức hành nghề luật sư với tư cách cá nhân, trên cơ sở những quy định ngày càng thông thoáng hơn của pháp luật, trước yêu cầu mở rộng, phát triển dịch vụ pháp lý của luật sư trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu sắc và mạnh mẽ cùng với sự nỗ lực của các luật sư, dịch vụ pháp lý của luật sư tăng đáng kể về số lượng và nâng cao một bước về chất lượng.

Theo số liệu báo cáo của Đoàn Luật sư tỉnh Quảng Bình trong 5 năm (2010- 2015) đội ngũ luật sư trên địa bàn tỉnh đã tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại 494 vụ án (trong đó có 326 vụ án hình sự, 115 vụ án dân sự, 2 vụ án hôn nhân gia đình, 12 vụ án kinh tế và 39 vụ án hành chính). Tư vấn pháp luật 401 việc, dịch vụ pháp lý khác 17 việc, thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí 334 vụ việc. So với giai đoạn 5 năm trước đó (2005-2009) thì số vụ việc luật sư tham gia, cung cấp dịch vụ pháp lý giai đoạn 2010 - 2015 tăng gần 30%, trong khi đó đáng chú ý luật sư tham gia tố tụng hình sự theo yêu cầu của khách hàng tăng 82%; tham gia tố

tụng hành chính tăng 200%; tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách tăng 18 % và số việc tư vấn pháp luật tăng 164%.

Theo báo cáo của cơ quan điều tra công an tỉnh Quảng Bình. Trong giai đoạn 2010 - 2015 cơ quan điều tra 2 cấp (tỉnh và huyện) đã khởi tố điều tra 2936 vụ án hình sự / 4778 bị can, đã cấp giấy chứng nhận bào chữa cho bị can và giấy chứng nhận bảo vệ quyền lợi cho đương sự: 900 trường hợp tỷ lệ 18,8 %. Trong đó cấp theo yêu cầu của cơ quan tố tụng 378 trường hợp, tỷ lệ 7,85 %; cấp theo yêu cầu của bị can, đương sự 522 trường hợp tỷ lệ 10,95 %. [12]

Báo cáo của Tòa án nhân dân tỉnh tai hội thảo “ Thực trạng thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền bào chữa, quyền có người đại diện pháp lý, người bảo vệ quyền của cá nhân trong quá trình tố tụng tư pháp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ” do Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp tổ chức tháng 10/2015đã xác nhận trong giai đoạn từ 2010 - 2015 Tòa án nhân dân 2 cấp tỉnh Quảng Bình đã giải quyết, xét xử 12415/12481 vụ án các loại đã thụ lý, trong đó có 1676 vụ án có sự tham gia của người bào chữa, trợ gúp viên pháp lý....cụ thể: Về án hình sự Tòa án nhân dân tỉnh đã xét xử sơ thẩm 386 bị cáo trong đó có 181 bị cáo có luật sư bào chữa (theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng 114 bị cáo, theo yêu cầu của bị cáo và gia đình, 59 bị cáo, trợ giúp pháp lý 8 bị cáo). Giai đoạn xét xử phúc thẩm Toàn án tỉnh xét xử 1339 bị cáo, số bị cáo có luật sư bào chữa là 235 (111 bị cáo được luật sư bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tố tụng, 90 bị cáo thuê luật sư bào chữa, 34 bị cáo được bào chữa theo diện trợ giúp pháp lý). Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử hình sự sơ thẩm 4734 bị cáo trong đó có 865 bị cáo có luật sư bào chưa (319 bị cáo được luật sư bào chữa theo yêu cầu của cơ quan tố tụng, 61 bị cáo thuê luật sư bào chữa, 485 bị cáo được bào chữa theo diện trợ giúp pháp lý). Về án dân sự (bao gồm án tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại, án hành chính) Tòa án nhân dân tỉnh giải quyết sơ thẩm 306 vụ trong đó 2 vụ có luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự, 2 vụ có luật sư làm người đại diện cho đương sự; giai đoạn phúc thẩm giải quyết 262 vụ, việc trong đó có 70 vụ, việc có luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự; 82 vụ án có luật sư làm người

đại diện cho đương sự. Tòa án nhân dân cấp huyện đã giải quyết sơ thẩm 2702 vụ, việc. Trong đó 84 vụ, việc có luật sư bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự, 115 vụ án có người đại diện pháp lý cho đương sự. [46]

Trong việc tham gia tố tụng hình sự thì số việc bào chữa do công dân mời ngày càng tăng. Việc bào chữa cho bị can, bị cáo theo yêu cầu của các cơ quan tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về LUẬT sư từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 51 - 74)