Hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảo đảm tính thống nhất giữa pháp luật về luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về LUẬT sư từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 74 - 83)

luật sư và pháp luật chuyên ngành khác có liên quan

3.1.1. Bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện Luật luật sư

Luật luật sư năm 2006 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012 được ban hành đã mở ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động hành nghề luật sư phát triển, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội, bước đầu đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp. Tuy nhiên, do quy định của Luật luật sư còn bất cập và chưa đầy đủ nên kết quả thực hiện pháp luật về luật sư còn hạn chế, cụ thể :

- Luật luật sư quy định về điều kiện, tiêu chuẩn trở thành luật sư chưa phù hợp, phân bố thời gian đào tạo và thời gian tập sự chưa hợp lý, thời gian đào tạo luật sư quá ngắn so với thời gian đào tạo các chức danh tư pháp khác, thời gian tập sự dài nhưng không quy định cụ thể tiêu chí phải đạt được sau khi tập sự, nên tình trạng đánh trống ghi tên để tập sự và đến hẹn lại lên để tham gia kỳ thi sát hạch còn phổ biến. Mặt khác luật quy định miễn và giảm thời gian đào tạo và tập sự hành nghề luật sư cho đối tượng đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điiều tra viên, chuyên viên pháp luật, thẩm tra viên ngành tòa án, kiểm tra viên ngành kiểm sát... trong khi đội ngũ này tham gia vào đội ngũ luật sư là rất lớn (ở Quảng Bình đối tượng này chiếm 80%) nhưng không được cung cấp, phổ cập các kiến thức cơ bản về luật sư và hoạt động hành nghề luật sư. Họ hoạt động hành nghề luật sư chủ yếu dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của họ khi đang công tác tại cơ quan nhà nước, thiếu kỹ năng hành nghề...do vậy chất lượng luật sư còn nhiều mặt hạn chế, yếu kém.

- Luật luật sư quy định điều kiện mở văn phòng luật sư, công ty luật còn quá đơn giản, dễ dãi nên các loại hình tổ chức này được mở tràn lan nhưng với quy mô quá nhỏ, manh mún, tỉ lệ tổ chức hành nghề luật sư chỉ có từ 1 đến 2 luật sư chiếm

trên 70% và chủ yếu đặt trụ sở tại nhà riêng luật sư, trong ngõ, ngách, chật hẹp, quản lý điều hành theo lối gia đình, tình trạng này đã làm giảm uy tính của luật sư và hoạt động hành luật sư. Luật quy định văn phòng luật sư, công ty luật là “ tổ chức hành nghề luật sư ” nhưng không quy định tiêu chí, quy mô, nhân sự, bộ máy tổ chức của văn phòng luật sư, công ty luật nên đã dẫn đến tình trạng trên.

- Về hình thức hành nghề của luật sư, luật quy định luật sư được hành nghề với tư cách cá nhân, không làm việc trong tổ chức hành nghề luật sư, không làm việc theo hợp đồng trong cơ quan, tổ chức (như người bán hàng rong) nên không phát huy tác dụng và nâng cao vị thế của luật sư. Mặt khác, luật quy định Đoàn luật sư là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư, không có chức năng hành nghề luật sư, nhưng lại quy định Đoàn luật sư ký giấy giới thiệu cho luật sư hành nghề cá nhân mỗi khi tham gia tố tụng là mâu thuẫn trái với chính quy định nội tại của Luật luật sư.

- Về quy định thủ tục luật sư khi tham gia tố tụng, phải xuất trình thẻ luật sư, giấy yêu cầu của khách hàng, văn bản yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, giấy giới thiệu của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét làm thủ tục cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng. Đây là thủ tục rườm rà, gây khó khăn phiền hà cho hoạt động luật sư, không phù hợp với tinh thần cải cách hành chính, cải cách tư pháp của nhà nước. Cần xóa bỏ “rào cản” luật sư tham gia tố tụng phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự quy định tại điều 27 Luật luật sư.

- Người bào chữa chỉ là luật sư: Chính phủ đã có chiến lược phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 và yêu cầu của xã hội đặt ra là phải có đội ngũ luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực một cách bài bản, chuyên nghiệp. Đặc biệt người bào chữa trong các vụ án hình sự là liên quan đến quyền con người, sự oan, sai trong hoạt động tố tụng và vấn đề trừng trị kẻ phạm tội nên đòi hỏi người bào chữa không những phải có tâm mà còn phải có năng lực, trình độ, được đào tạo cơ bản về kỹ năng hành nghề. Mặt khác hoạt động của họ phải có chế định pháp lý điều chỉnh

mỗi khi quyền của họ không được tôn trọng hoặc bị xâm phạm. Pháp luật tố tụng hình sự quy định ngoài luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác cũng có quyền bào chữa cho bị can, bị cáo, quy định như vậy trong giai đoạn hiện nay là không còn phù hợp, đánh đều chất lượng của luật sư với bào chữa viên nhân dân, người khác, làm giảm uy tính của luật sư trong xã hội. Do vậy, người bào chữa cần quy về một loại người (chủ thể) được Luật luật sư điều chỉnh đó là luật sư. Đã đến lúc bỏ các đối tượng khác như bào chữa viên nhân dân và người khác là cá nhân ra khỏi quy trình tố tụng hình sự. Từ những lý giải trên kiến nghị nhà nước tiếp tục nghiên cứu, xem xét bổ sung, sửa đổi luật luật sư, hoàn thiện thể chế luật sư theo đề xuất sau:

+ Quy định (sửa đổi) thời gian đào tạo và tập sự hành nghề luật sư quy định tại điều 12 và điều 14 Luật luật sư cho phù hợp với nội dung và yêu cầu đào tạo để các luật sư sau khi hoàn thành tập sự có năng lực, kiến thức cần thiết có thể thực hành nghề được ngay.

+ Hạn chế đối tượng được miễn, giảm đào tạo, tập sự hành nghề luật sư (quy định tại điều 16 Luật luật sư) theo hướng chỉ miễn đào tạo, tập sự cho luật sư là người đã là thẩm phán, kiểm sát viên trung cấp trở lên. Không miễn giảm, đào tạo, tập sự hành nghề luật sư cho các đối tượng khác.

+ Quy định quy mô nhân sự, bộ máy tổ chức của các tổ chức hành nghề luật sư (văn phòng luật sư, công ty luật) theo hướng phát triển các tổ chức hành nghề luật sư có quy mô từ 3 luật sư trở lên và bộ phận hành chính kế toán, thu hút nhiều luật sư trong nước và nước ngoài đến làm việc.

+ Bãi bỏ hình thức hoạt động của luật sư với tư cách cá nhân quy định tại khoản 3 điều 22 Luật luật sư.

+ Bãi bỏ quy định luật sư khi tham gia tố tụng phải xuất trình giấy tờ và làm thủ tục cấp giấy tham gia tố tụng (quy định tại điều 27 Luật luật sư)

+ Bổ sung quy định chỉ có luật sư mới được làm người bào chữa cho bị can, bị cáo trong vụ án hình sự và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho đương sự trong các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hành chính.

3.1.2. Đảm bảo sự thống nhất giữa pháp luật về luật sư với Luật tố tụng hình sự

Luật luật sư và luật tố tụng hình sự có mối quan hệ bổ trợ lẫn nhau, sự thống nhất giữa các đạo luật này về văn bản cũng như nhận thức của chủ thể thực hiện pháp luật là cơ sở pháp lý, điều kiện để việc thực hiện pháp luật về luật sư có hiệu quả, tổ chức và hoạt động hành nghề luật sư phát triển. Tuy nhiên, do vận động, phát triển của xã hội, pháp luật không theo kịp nên đã bộc lộ khiếm khuyết, bất cập, ảnh hưởng đến sự thống nhất giữa các đạo luật, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện pháp luật. Luật luật sư và luật tố tụng hình sự qua quá trình thực hiện cũng có những bất cập như vậy. Điều này đặt ra yêu cầu pháp luật phải luôn được đánh giá, kiểm chứng trên thực tế để kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với phát triển xã hội.

Luật luật sư và luật tố tụng hình sự sau khi ban hành đã được bổ sung, sửa đổi để đảm bảo sự thống nhất trong thực hiện, áp dụng pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật (luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, bị can, bị cáo, đương sự...). Mặc dù vậy hiện tại giữa Luật luật sư và luật tố tụng hình sự vẫn còn những quy phạm pháp luật quy định chưa thống nhất về một số nội dung làm khó khăn, trở ngại cho thực hiện pháp luật về luật sư, cần thiết phải được kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Hoạt động của luật sư đã được quy định tương đối cụ thể trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Tuy vậy do nhận thức chưa thật đầy đủ và do chưa có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ, thống nhất dẫn đến việc luật sư tham gia vào hoạt động tố tụngchưa hiệu quả. Một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự còn mang tính hình thức, khó thực hiện hoặc có nhiều cách hiểu khác nhau dẫn đến việc áp dụng thiếu thống nhất. Sự tham gia của luật sư trong tố tụng hình sự không chỉ giúp bị can, bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ mà còn góp phần trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra, truy tố, xét xử được nhanh chóng, chính xác, tránh làm oan người vô tội, bỏ lọt tội phạm. Theo quy định của Luật tố tụng hình sự, luật sư được tham gia tố tụng từ khi khởi tố vụ án, khi có

đúng pháp luật, chưa tạo điều kiện để luật sư thực hiện đầy đủ chức năng của mình. Điều tra viên chưa ủng hộ việc luật sư tham gia tố tụng từ giai đoạn điều tra bằng cách khuyên bị can không nên mời luật sư mà chỉ cần khai báo trung thực để được hưởng khoan hồng. Trường hợp bị can phạm tội nặng, theo quy định của pháp luật, cơ quan tố tụng phải liên hệ với tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư bào chữa cho bị can thì điều tra viên lại khuyên bị can viết giấy từ chối không yêu cầu luật sư. Trong trường hợp khác khi bị can, bị cáo có yêu cầu luật sư bào chữa cho họ, các cơ quan tiến hành tố tụng viện ra nhiều lý do để trì hoãn việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho luật sư. Tình trạng nói trên đã xâm phạm đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo, cản trở hoạt động của luật sư. Do vậy cần thiết xây dựng điều khoản mới quy định tội danh “ xâm phạm quyền bào chữa và nhờ người bào chữa của công dân ” và tội danh “ cản trở hoạt động của luật sư trong Bộ luật hình sự ”. X óa bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận người bào chữa theo quy định tại điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư trong việc bào chữa, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định luật sư có quyền gặp người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nhưng trên thực tế việc luật sư gặp mặt bị can, bị cáo gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi phải xuất trình nhiều giấy tờ, thủ tục phiền hà khi tham gia tố tụng vụ án hình sự. Đối tượng quan trọng được luật sư bảo vệ là người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam. Những đối tượng này trong trại tạm giam tinh thần không ổn định, tâm lý hoang mang, lo sợ nên việc khai báo không chính xác, vì vậy tình trạng oan, sai thường xảy ra đối với các đối tượng này. Trách nhiệm của luật sư là bào chữa, bảo vệ cho họ để góp phần bảo vệ công lý. Trong quá trình điều tra, việc luật sư được tham gia vào quá trình điều tra đã khó, việc luật sư được gặp bị can còn khó hơn. Việc luật sư được gặp riêng bị can không bao giờ xảy ra ở giai đoạn điều tra, nên luật sư không được nghe họ trình bày, đưa ra đề xuất, yêu cầu luật sư giúp đỡ cái gì, minh oan hay bào chữa giảm nhẹ. Mặt khác theo quy định tại điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự, luật sư chỉ được tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ sau khi cơ quan điều tra đã

có kết luận điều tra vụ án, do đó luật sư không có căn cứ gì để đưa ra yêu cầu với cơ quan điều tra bào chữa, bảo vệ cho bị can.

Đây là một tồn tại thực tế, một bất cập của pháp luật, do đó Luật tố tụng hình sự cần bổ sung quy định quyền của luật sư phải được gặp riêng người bị tạm giữ, bị can, bị cáo ngay khi họ hay người thân thích của họ yêu cầu luật sư bào chữa cho họ. Quy định nghĩa vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được phân công thụ lý vụ án phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho luật sư thực hiện các quyền bào chữa và có quy định xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm. Sửa đổi quy định tại điều 58 luật tố tụng hình sự cho phép luật sư bào chữa được tiếp xúc (đọc) hồ sơ ngay trong quá trình điều tra vụ án.

Cùng với việc bổ sung, sửa đổi luật các cơ quan có thẩm quyền: Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp và Liên Đoàn luật sư Việt Nam cần xây dựng và ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn thống nhất về nhận thức, vai trò của luật sư trong tố tụng cũng như ban hành các quy định, hướng dẫn cụ thể, bảo đảm cho luật sư thực hiện đầy đủ quyền của mình đã được pháp luật quy định.

3.1.3. Cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của luật sư khi tham gia tố tụng

Quyền nhờ người khác bào chữa của bị can, bị cáo đã được pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định nhưng nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu bình đẳng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội. Hiện nay Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có sự sửa đổi và quy định nhiều hơn về quyền của người bào chữa như: sự tham gia tố tụng của của Luật sư từ khi có quyết định tạm giữ; có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ; quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa; đưa ra tài liệu và đồ vật; sao chụp tài liệu... Tuy nhiên, để thực sự bình đẳng trong tranh tụng thì cần sửa đổi Bộ luật tố tụng hình sự theo hướng đảm bảo hơn nữa quyền bình đẳng của Luật sư trước và trong phiên tòa để họ có thể tranh tụng một cách dân chủ, bình đẳng với bên buộc tội. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chưa hoàn toàn tạo ra cơ chế, điều kiện thuận lợi nhất để thực hiện quyền bình đẳng của Luật sư - với tư

Vì vậy, để tranh tụng thực sự dân chủ và có hiệu quả, cần bổ sung một số quyền cho bên gỡ tội:

- Luật sư, bị cáo là bên gỡ tội trong quá trình tranh tụng, hoàn toàn bình đẳng với Viện kiểm sát là bên buộc tội.

- Quyền đề xuất nhân chứng cần triệu tập đến phiên tòa. - Quyền bác bỏ nhân chứng do phía buộc tội đưa ra.

- Bỏ quy định khi thu thập được tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, thì người bào chữa phải có trách nhiệm giao cho cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án.

- Bỏ quy định Luật sư phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án nếu như không phải là phiên tòa xét xử.

- Bỏ việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho Luật sư.

Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về LUẬT sư từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 74 - 83)