Phát triển tăng cường đội ngũ luật sư về số lượng và chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về LUẬT sư từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 83 - 88)

3.2.1. Chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển đội ngũ luật sư

Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thể hiện bản chất dân chủ trong hoạt động tố tụng và trong đời sống, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế, việc khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của nghề luật sư và tổ chức luật sư trong chỉnh thể thống nhất cùng các chủ thể tư pháp khác đã được Đảng và Nhà nước ta thực sự quan tâm. Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các chức danh tư pháp ngày càng cao, thông qua việc thực hiện chức năng xã hội của

lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, đấu tranh có hiệu qủa với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật. Do đó, việc nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư được đặt trong bối cảnh và khuôn khổ thực hiện các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng luật sư. Cụ thể:

- Nghị quyết hội nghị lần thứ 07 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khoá VIII khẳng định: “Củng cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp... xây dựng một đội ngũ Thẩm phán, Thư ký Toà án, Chấp hành viên, Công chứng viên, Giám định viên, Luật sư có phẩm chất chính trị và đạo đức, chí công vô tư, có nghiệp vụ vững vàng, bảo đảm cho bộ máy trong sạch, vững mạnh”.

- Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ”. Đặc biệt Nghị quyết còn đặt ra nhiệm vụ: “... Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn”. [22]

- Kế hoạch số 900/UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21/3/2007 nhằm thực hiện Nghị quyết 48-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (giai đoạn 2007 – 2012) cũng khẳng định sự cần thiết phải: “Bảo đảm để khi trở thành thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư, các chức danh tư pháp khác, họ là người có đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

- Thực hiện Nghị quyết 49-NQ-TW nêu trên, đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn luật sư để góp phần giải quyết các thách thức đối với công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 14/5/2008 Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định số 544/QĐ- TTg về việc phê duyệt đề án đào tạo chuyên gia pháp luật, luật sư phục vụ yêu cầu

hội nhập kinh tế quốc tế “nhằm có được một số chuyên gia pháp luật, luật sư am hiểu pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, giỏi kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có khả năng được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư của nướcđang được đào tạo”. Sau khi được đào tạo, các chuyên gia pháp luật, luật sư được sử dụng để tư vấn về hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; giảng dạy các cơ sở đào tạo luật, đồng thời là nòng cốt để từng bước hình thành và phát triển đội ngũ chuyên gia pháp luật, luật sư tiêu chuẩn quốc tế.

- Quyết định số 123/QĐ-TTg ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế nhằm đào tạo, bồi dưỡng để hình thành và phát triển được đội ngũ luật sư am hiểu luật pháp quốc tế, giỏi ngoại ngữ, có đủ khả năng tham gia giải quyết các tranh chấp quốc tế.

- Quyết định số 1072/QĐ-TTg ngày 5/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển nghề luật sư Việt Nam đến năm 2020, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 là: “Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ luật sư; đa dạng hóa công tác đào tạo nghề luật sư theo Chương trình chuẩn quốc gia về đào tạo nghề luật sư; thành lập cơ sở đào tạo nghề luật sư của Liên đoàn Luật sư Việt Nam; mở rộng sự tham gia của các Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong việc đào tạo nghề luật sư, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh trong đào tạo nghề luật sư; thực hiện đào tạo chuyên sâu và đào tạo liên thông; tiếp tục thực hiện có hiệu quả liên kết với quốc tế và khu vực trong việc đào tạo luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp do tổ chức xã hội - nghề nghiệp luật sư đảm nhận”. [44]

3.2.2. Giải pháp nhằm phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ luật sư

Mục tiêu xây dựng đội ngũ luật sư tăng về số lượng, nâng cao rõ rệt về phẩm chất và kỹ năng hành nghề, vững vàng về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng

nhập kinh tế quốc tế đã được nêu đầy đủ trong các Nghị quyết, chủ trương, kế hoạch và khuôn khổ pháp luật nói trên. Để thực hiện được mục tiêu và đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, nhiệm vụ phát triển đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng luật sư cần hướng đến việc phát triển nghề luật sư theo hướng chuyên nghiệp hóa, đáp ứng nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày càng cao của cơ quan, tổ chức, công dân, doanh nghiệp. Nâng cao vị trí, vai trò của đội ngũ luật sư trong việc tham gia hoạch định chính sách, xây dựng, giám sát thực thi pháp luật, thực hiện trách nhiệm xã hội, góp phần bảo đảm thực hiện chức năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, bảo vệ công lý, xây dựng xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Mặt khác, nhiệm vụ phát triển đào tạo, bồi dưỡng luật sư cũng phải đáp ứng yêu cầu đưa hoạt động hành nghề luật sư trở thành nghề chuyên nghiệp, song song với việc tạo lập môi trường cho dịch vụ nghề nghiệp của luật sư phát triển theo thông lệ quốc tế; phát triển tổ chức hành nghề luật sư hành nghề chuyên sâu trong một số lĩnh vực, có khả năng cạnh tranh cao, từng bước chiếm lĩnh thị trường dịch vụ pháp lý trong khu vực và trên thế giới.

Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể theo Chiến lược phát triển nghề luật sư của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2020, số lượng luật sư trong cả nước đạt từ 18.000 đến 20.000 luật sư; bảo đảm luật sư được đào tạo bài bản theo chương trình chuẩn về cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư theo hướng hội nhập với khu vực và thế giới, đảm bảo 100% số lượng luật sư được bồi dưỡng thường xuyên và nâng cao về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp theo chuẩn mực nghề nghiệp luật sư. Phát triển đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật, chú trọng đến việc đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, phấn đấu đạt khoảng 1.000 luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế…

Để thực hiện được mục tiêu, định hướng và chỉ tiêu cụ thể nêu trên cần chú trọng triển khai một số giải pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất,tiếp tục hoàn thiện thể chế, môi trường pháp lý nhằm đề cao vị thế, hình ảnh dấn thân bảo vệ công lý, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng xã hội dân

chủ, công bằng, văn minh, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong hoạt động tư pháp, góp phần vào công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đội ngũ luật sư. Có chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ luật sư đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, thu hút nguồn nhân lực tham gia hoạt động hành nghề luật sư, chú trọng những đối tượng được đào tạo cử nhân luật, đào tạo nghề luật sư hoặc đã được công nhận là luật sư ở nước ngoài. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi nhằm quan tâm, thu hút các luật sư có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức để tạo nguồn tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh tư pháp và các vị trí khác trong cơ quan Nhà nước.

Thứ hai,chú trọng thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, kết hợp với học tập Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư; tiếp tục triển khai việc quán triệt và thực hiện các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết Trung ương 4 khoá XII. Tăng cường công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, bồi dưỡng giáo dục chính trị, tư tưởng thường xuyên trong nội bộ của các Đoàn Luật sư, các tổ chức hành nghề luật sư đối với các luật sư thành viên. Chú trọng công tác hướng dẫn bồi dưỡng, giám sát tập sự hành nghề luật sư, quản lý chặt chẽ chất lượng tập sự hành nghề nhằm tăng cường chất lượng đầu vào của đội ngũ luật sư; đào tạo kỹ năng quản trị, điều hành tổ chức hành nghề luật sư.

Thứ ba,Liên Đoàn luật sư Việt Nam sớm hoàn thiện Đề án thành lập Trường Đào tạo, bồi dưỡng luật sư Việt Nam, đổi mới về nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo theo hướng chuyên sâu, phù hợp với định hướng chung về cải cách tư pháp. Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và kiêm nhiệm có năng lực, phương pháp giảng dạy hiện đại, có kinh nghiệm thực tiễn; hoàn thiện chương trình, tài liệu, tập bài giảng phục vụ tốt công tác bồi dưỡng luật sư. Mở rộng sự tham gia của các Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư trong việc đào tạo nghề luật sư, nâng cao tính cạnh tranh lành mạnh trong đào tạo nghề luật sư; tăng cường việc tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) THỰC HIỆN PHÁP LUẬT về LUẬT sư từ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 83 - 88)