Sau 04 năm triển khai thực hiện Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015” ban hành kèm Quyết định số 254/ QĐ- TTg ngày 01/3/2012. Qua quá trình thực hiện, BHTGVN cùng với việc tham gia cơ cấu lại hệ thống TCTD đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:
- Không để xảy ra đổ vỡ TCTD ngoài tầm kiểm soát, các tổ chức này đã được nhận diện và được cơ cấu lại, nhằm đảm bảo sự an toàn, giữ vững sự ổn định của hệ thống các TCTD; Hoạt động theo hình thức hợp nhất và sáp nhập chủ yếu sử dụng các nguồn lực xã hội mà không sử dụng trực tiếp ngân sách nhà nước. Một số hạn chế đã được khắc phục như: Tình trạng cổ đông, nhóm cổ đông lớn thao túng ngân hàng cơ bản được xử lý, sở hữu chéo, đầu tư chéo được xử lý một bước, đã giảm được khoảng 22 tổ chức yếu kém; các định chế tài chính khác đã tích cực nâng cao kiểm soát chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản, nợ xấu được xử lý, đặc biệt là năng lực tự xử lý nợ xấu đã tăng lên.
- Góp phần xây dựng hệ thống pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi. BHTGVN đã từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý, tham gia đóng góp và xây dựng các văn bản pháp luật quy định về BHTG. Bên cạnh đó, BHTGVN đang tiến hành nghiên cứu một số đề án để thực hiện tốt các nghiệp vụ như đề án tính phí BHTG dựa trên cơ sở rủi ro, đề án tiếp nhận và xử lý các TCTD yếu kém hoặc đổ vỡ, đề án tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ đặc biệt… Hành lang pháp lý vững chắc về BHTG là cơ sở pháp lý cao nhất giúp BHTGVN thực hiện được nhiệm vụ quan trọng nhất là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và lợi ích quốc gia.
- Thực hiện chi trả đầy đủ và kịp thời cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG bị phá sản. BHTGVN đã thực hiện chi trả cho 100% các tổ chức tham
gia BHTG bị phá sản, toàn bộ là quỹ tín dụng nhân dân. Quá trình chi trả được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình đề ra, đảm bảo đúng đối tượng, không để xảy ra việc trục lợi từ hoạt động chi trả. Hiện tượng trục lợi bảo hiểm từ hoạt động này không diễn ra, việc chi trả kịp thời, đúng đối tượng, đã giúp cho BHTGVN được hoạt động đúng hướng, đúng mục tiêu, hiện tượng đột biến rút tiền đồng thời được ngăn chặn, ngăn chặn hiệu ứng tâm lý hoang mang của người gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, từ đó giúp đảm bảo ổn định tình hình an ninh xã hội của đất nước, hoạt động của hệ thống ngân hàng được đảm bảo an toàn ổn định.
Cho đến nay, BHTGVN đã chi trả tại 39 tổ chức bị chấm dứt hoạt động.Việc chi trả có tác dụng củng cố niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng một cách rõ nét. Với cơ chế hoạt động của BHTG là lấy nguồn thu từ số đông để tài trợ rủi ro cho số ít, thời gian hoạt động của BHTGVN đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng có quy mô hoạt động hạn chế, đặc biệt là các quỹ tín dụng nhân dân khó khăn và không thể có giải pháp tháo gỡ kịp thời để tiếp tục duy trì hoạt động, các TCTD này đã được chấm dứt hoạt động mà không gây ảnh hưởng đến các TCTD khác. Hoạt động của BHTGVN đã thực sự góp phần thúc đẩy củng cố các ngân hàng ở Việt Nam đang được tích cực triển khai.
- Điều chỉnh mức chi trả: Trước đây, theo nghị định 109/2005/NĐ-CP thì hạn mức chi trả là 50 triệu đồng áp dụng từ năm 2005. Sau hơn 10 năm áp dụng, hạn mức này đã không còn phù hợp, do vậy việc điều chỉnh tăng hạn mức đã được điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập của dân cư. Vì vậy, năm 2017 Hạn mức trả tiền bảo hiểm đã tăng lên 75 triệu đồng, theo Quyết định 21/2017/QĐ- TTg ngày 15/06/2017, được áp dụng từ 5/8/2017 được hiểu là trong tương lai, nếu một tổ chức tín dụng phá sản, người dân có khoản tiền gửi tại tổ chức tín dụng đó sẽ nhận được tối đa 75 triệu đồng từ BHTGVN.
Hạn mức BHTG như vậy là phù hợp với năng lực tài chính hiện tại của BHTGVN. Tổng tài sản của BHTGVN và quỹ mức điều chỉnh này không quá đột ngột để tránh rủi ro đạo đức, người dân sẽ cân nhắc kỹ hơn khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền. Vai trò của cơ quan BHTG không chỉ đơn giản là trả tiền cho người gửi tiền sau khi ngân hàng bị đổ vỡ mà quan trọng hơn là cơ quan BHTG phải thực sự giám sát, chấn chỉnh được các TCTD trước khi TCTD đổ vỡ. Việc xếp hạng và áp dụng mức phí khác nhau giữa các TCTD cũng rất nhạy cảm, nếu làm không khéo sẽ tạo tâm lý bất ổn cho người gửi tiền. Đây là một thách thức lớn mà BHTG Việt Nam đã nhìn ra từ nhiều năm trước dự phòng nghiệp vụ chi trả không lớn so với quy mô huy động vốn của một ngân hàng, do vậy không cho phép áp dụng một hạn mức chi trả cao, vì hạn mức chi trả càng cao sẽ càng làm tăng rủi ro vỡ quỹ BHTG nếu phải thực hiện nghĩa vụ chi trả.
Bên cạnh đó, mức điều chỉnh này không quá đột ngột để tránh rủi ro đạo đức, người dân sẽ cân nhắc kỹ hơn khi lựa chọn ngân hàng gửi tiền. Vai trò của cơ quan BHTG không chỉ đơn giản là trả tiền cho người gửi tiền sau khi ngân hàng bị đổ vỡ mà quan trọng hơn là cơ quan BHTG phải thực sự giám sát, chấn chỉnh được các TCTD trước khi TCTD đổ vỡ. Việc xếp hạng và áp dụng mức phí khác nhau giữa các TCTD cũng rất nhạy cảm, nếu làm không khéo sẽ tạo tâm lý bất ổn cho người gửi tiền. Đây là một thách thức lớn mà BHTG Việt Nam đã nhìn ra từ nhiều năm trước.
- Hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tham gia BHTG
- Công tác giám sát, kiểm tra góp phần duy trì hoạt động ổn định của các tổ chức tham gia BHTG
- Tuyên truyền chính sách BHTG tới công chúng. Hoạt động thông tin tuyên truyền đã đóng vai trò tích cực trong việc thực hiện mục tiêu chính sách của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, đồng thời có định hướng phát triển bài bản, chuyên nghiệp phù hợp với từng thời kỳ phát triển của tổ chức bảo hiểm tiền
gửi, là cầu nối để nâng cao niềm tin công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng.
Công tác thông tin tuyên truyền trong năm 2018 được thực hiện hiệu quả với mục tiêu nâng cao hiểu biết công chúng về hoạt động bảo hiểm tiền gửi. Việc tham gia tổ chức các chương trình truyền thông lớn được dư luận quan tâm (truyền hình, phát thanh, các báo, tạp chí, đặc san, kỷ yếu…) và cung cấp kịp thời các thông tin về triển khai chính sách bảo hiểm tiền gửi đến công chúng đã góp phần quảng bá sâu rộng chính sách bảo hiểm tiền gửi và hình ảnh của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.