trƣờng thành phố Hải Phòng
2.2.1.Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng
Với chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi VPHC đối với hoạt động thương mại dịch vụ, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và đối các cơ sở sản xuất chế biến không đủ an toàn về sinh thực phẩm, các nhà hàng ăn uống, dịch vụ không đủ điều kiện kinh doanh, xâm phạm quyền SHTT thì hoạt động của lực lượng QLTT liên quan đến nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Vì vậy, hoạt động XLVPHC của chi cục QLTT Hải Phòng sẽ rất đa dạng và phức tạp.
thời, hiệu quả. Công tác kiểm tra hồ sơ xử phạt, việc ghi chép ấn chỉ tại các Đội QLTT được tiến hành định kỳ hàng tháng. Trong năm 2015 - 2017 các cá nhân có thẩm quyền thuộc Chi cục và các Đội QLTT trên địa thành phố đã tiến hành kiểm tra 5.203 vụ việc; tiến hành xử lý 4.816 vụ việc, thu nộp ngân sách nhà nước 13,43 tỷ đồng tiền phạt.
Bảng 2.1: Tình hình xử lý vi phạm hành chính của Chi cục quản lý thị trƣờng Hải Phòng từ năm 2015 - 2017
Nội dung thực hiện Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 -Tổng số vụ kiểm tra 1.159 vụ 1.980 vụ 2.064 vụ -Số vụ vi phạm xử lý 913 vụ 1.900 vụ 2.003 vụ -Số vụ QLTT xử lý 894 vụ 1.280 vụ 1.561 vụ -Tổng giá trị hàng hóa vi phạm 4,51 tỷ đồng 5,05 tỷ đồng 5,24 tỷ dồng + Giá trị hàng cấm, nhập lậu 3,03 tỷ đồng 3,76 tỷ đồng 3,98 tỷ đồng + Giá trị hàng hóa vi phạm khác 1,46 tỷ đồng 1,29 tỷ đòng 1,26 tỷ đồng -Tổng số tiền thu 3,78 tỷ đồng 4,75 tỷ đồng 4,9 tỷ đồng + Phạt VPHC 2,02 tỷ đồng 3,15 tỷ đồng 3,3tỷ đồng + Bán hàng tịch thu 1,76 tỷ đồng 1, 6 tỷ đồng 1,6 tỷ đồng Nguồn: Theo [1], [2], [3] Với vai trò và chức năng nhiệm vụ của lực lượng QLTT, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Cục QLTT, UBND thành phố, Sở Công Thương Hải Phòng, Chi cục QLTT đã xây dựng nhiều kế hoạch tăng cường kiểm tra, kiểm soát cảng biển, các tuyến đường giao thông nhằm phát hiện, xử lý và ngăn chặn việc buôn bán, vận chuyển hàng hóa là hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng trốn thuế từ các tỉnh biên
giới vào địa bàn Hải Phòng góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Tình hình xử lý vi phạm hành chính của một số Chi cục quản lý thị trƣờng năm 2017
Nguồn: Theo [3], [34], [35], [36], [37] Nhìn vào bảng thống kê số liệu trên, nhận thấy so với các tỉnh, thành phố lân cận, số vụ vi phạm trong lĩnh vực QLTT của thành phố Hải Phòng ở mức trung bình. Cao hơn cả là Quảng Ninh và Hà Nội – những nơi có dân cư đông đúc, hoạt động kinh doanh, buôn bán, sản xuất diễn ra thường xuyên.
Tuy nhiên, số vụ VPHC trên địa bàn Hải Phòng có cao hơn Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương nhưng số tiền phạt VPHC lại không tương ứng. Lý do một phần là do giá trị sản phẩm bị xử phạt, nhưng hạn chế hơn cả là xuất phát từ những sai phạm của Chi cục QLTT khi chưa áp dụng các biện pháp XLVPHC đúng pháp luật, đúng người, đúng tội.
Theo báo cáo của thanh tra thành phố Hải Phòng, qua kiểm tra 2.064 hồ sơ kiểm tra và kiểm soát thị trường, XLVPHC của 18 đội QLTT thuộc Chi
Tỉnh/ Thành phố Số vụ kiểm tra Số vụ vi phạm Trị giá hàng hóa tịch thu
Tiền thu nộp ngân sách Phạt VPHC Bán hàng phát mại hàng hóa vi phạm Hải Phòng 2.064 vụ 2.003 vụ 5,24 tỷ đồng 3,3 tỷ đồng 1,6 tỷ đồng Quảng Ninh 4.641 vụ 2.438 vụ 16 tỷ đồng 6,7 tỷ đồng 7 tỷ đồng Hải Dương 2.376 vụ 464 vụ 3,2 tỷ đồng 2,1 tỷ đồng 980 triệu đồng Hà Nội 10.903 vụ 7.690 vụ 22 tỷ đồng 9,2 tỷ đồng 5,8 tỷ đồng Bắc Ninh 1.603 vụ 1.337 vụ 3,8 tỷ đồng 2,5 tỷ đồng 1,4 tỷ đồng
Trong đó, có tới 408 vụ thực hiện ghi thời hạn thi hành quyết định xử phạt VPHC chưa đúng quy định tại Khoản 2 Điều 68 Luật XLVPHC. 145 vụ có thiếu sót trong thiết lập, ghi biên bản kiểm tra. 59 vụ chưa thực hiện đúng thông báo cho đối tượng được kiểm tra ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tiến hành kiểm tra.
Việc áp dụng mức XPVPHC không minh bạch, như vi phạm nhỏ nhưng lại áp dụng hình thức xử phạt lớn. Điển hình, có 01 hồ sơ của Đội QLTT số 10 Kiến An xử phạt cơ sở sản xuất tấm lợp thuộc Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và sản xuất Thiên Trường. Hồ sơ thể hiện tình tiết giảm nhẹ nhưng quyết định xử phạt lại áp dụng mức phạt tối đa của khung tiền phạt, điều này là chưa đúng quy định tại Khoản 4 Điều 23 của Luật XLVPHC.
Bên cạnh đó, có 03 hồ sơ của Đội QLTT cơ động số 1 xử phạt 03 cá nhân về hành vi “Không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định’’ (tái phạm). Tuy nhiên, việc áp dụng mức tiền cao nhất của khung phạt để xử phạt là chưa đúng quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật XLVPHC.
Ngược lại, bên cạnh sự “nhiệt tình” áp dụng khung phạt tối đa dù hành vi vi phạm không tương xứng, đối với với một số vụ, dù vi phạm lớn nhưng lại được “nương nhẹ”. Đơn cử như, có 01 hồ sơ của Đội QLTT số 7 Ngô Quyền xử phạt một cá nhân có hành vi vi phạm “Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên bao bì, hàng hóa’’. Mức phạt mà đội QLTT 7 đưa ra là 400 nghìn đồng. Tuy nhiên, biên bản vi phạm vụ này dù không ghi tình tiết giảm nhẹ, nhưng quyết định xử phạt lại được áp dụng mức tối thiểu khung tiền phạt, điều này là chưa đúng quy định tại Khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý VPHC. Đặc biệt, có tới 08 hồ sơ có thể hiện hành vi vi phạm pháp luật, nhưng lại không bị xử phạt. Và có tới 32 hồ sơ chưa đủ cơ sở xử phạt tiền về hành vi “Không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định’’. Theo đó, hành vi này vi phạm lần đầu thì bị xử phạt cảnh cáo, chỉ bị phạt tiền
khi vi phạm lần thứ 2 trở lên. Tuy nhiên, trong 32 hồ sơ lại không thể hiện cơ sở kinh doanh đã vi phạm lần 1 để làm cơ sở cho việc xử phạt tiền.
Điển hình là vụ Đội QLTT số 09. Theo đó, Đội QLTT số 09 đã kiểm tra đột xuất Cơ sản xuất gạch ép bê tông, nội dung mà Đội này thực hiện là kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Bà Bạch Thị Phương, Chủ cơ sở đã xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do UBND huyện Thủy Nguyên cấp ngày 28/2/2008. Trong đó có ghi rõ địa điểm kinh doanh tại thôn Quyết Tiến, xã Thanh Nông, huyện Thủy Nguyên. Nhưng, Đội QLTT số 09 đã lập biên bản vi phạm, ban hành quyết định xử phạt với Chủ cơ sở về hành vi “Kinh doanh không đúng địa điểm kinh doanh ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”, điều này là thể hiện sự không khách quan.
Như vậy, việc áp dụng các biện pháp XLVPHC của Chi cục QLTT thành phố Hải Phòng còn nhiềuthiếu sót, sai phạm về nghiệp vụ, hồ sơ thủ tục; một số việc xác định hành vi vi phạm còn lúng túng, chưa xử lý theo đúng tính chất và mức độ vi phạm. Từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý thi trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thượng mại trên địa bàn.