2.3.2.1. Hạn chế, yếu kém
Tuy nhiên hoạt động XLVPHC của Chi Cục QLTT Hải Phòng và các Đội QLTT trực thuộc vẫn còn những tồn tại hạn chế về trình tự thủ tục trong quá trình thực hiện XPVPHC theo thẩm quyền cụ thể như:
Thứ nhất, việc phát hiện các hành vi vi phạm buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và vệ sinh ATTP còn gặp nhiều khó khăn. Do công nghệ làm hàng giả ngày càng tinh vi, các hoạt động buôn lậu trái phép ngày càng phức tạp, các đối tượng luôn tìm cách né tránh lực lượng QLTT. Nhiều mánh khóe gian lận thương mại được sử dụng.
Thứ hai, ý thức đấu tranh của một bộ phận người tiêu dùng còn chưa cao, chỉ thấy lợi ích cá nhân trước mắt mà không thấy được lợi ích tập thể lâu dài. Hoặc có thể người dân luôn biết và nắm rõ các cơ sở sản xuất hàng giả, hàng nhái, hay các cửa hàng chuyên buôn bán các mặt hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATVSTP nhưng lại có thái độ thờ ơ, hay sợ liên lụy bản thân nên không tố cáo với lực lượng QLTT, cơ quan chức năng khác.
Thứ ba, thủ tục hành chính để tiến hành kiểm tra, XLVP đối với các lĩnh vực, mặt hàng mà chi cục QLTT phụ trách còn phiền hà, phức tạp.
Thứ tư,về căn cứ ban hành Quyết định XPVPHC, một số hồ sơ XPVPHC viện dẫn điểm, điều, khoản áp dụng của hành vi VPHC không chính xác; việc thành lập Hội đồng định giá tài sản để làm cơ sở cho việc ban hành quyết định XPVPHC trong một số trường hợp không tuân thủ đúng quy định tạị điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính. Với quy định này, Chi cục QLTT và các Đội trực thuộc Chi cục là cơ quan có thẩm quyền cấp thành phố, do đó thành phần Hội đồng định giá tài sản phải là đại diện Sở Tài
sơ xử phạt VPHC có dấu hiệu VPHC nhưng việc lập biên bản VPHC chậm chưa tuân thủ chưa đảm bảo tính “kịp thời” theo quy định tại Điều 58 Luật XLVPHC.
Thứ năm, về áp dụng các hình thức xử phạt một số Quyết định XPVPHC chưa tuân thủ Luật XLVPHC và các Nghị định chuyên ngành, cụ thể như: không xác định rõ hàng hóa vi phạm với hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu để áp dụng chính xác mức tiền phạt theo quy định dẫn đến người có thẩm quyền quyết định mức tiền phạt áp dụng đối với đối tượng hàng hoá vi phạm không chính xác; hoặc hai quyết định đều quy định cùng một hành vi vi phạm, cùng áp dụng tình tiết giảm nhẹ giống nhau nhưng lại áp dụng mức phạt tiền khác nhau là không tuân thủ nguyên tắc “đảm bảo công bằng” trong XLVPHC quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Luật XLVPHC.
Thứ sáu, chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và tình hình ATVSTP, xâm phạm SHTT còn quá thấp.
Thứ bảy, các hành vi vi phạm về buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và tình hình ATVSTP, xâm phạm SHTT được quy định tản mát ở nhiều văn bản khác nhau, thậm chí còn chồng chéo, mẫu thuẫn gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý dẫn đến cùng hành vi vi phạm thì mỗi nơi lại áp dụng một văn bản khác nhau, thiếu tính thống nhất. Hơn nữa có một thực tế là các văn bản (thường là Nghị định) có những vấn đề không quy định cụ thể mà phải chờ có thông tư hướng dẫn, trong khi đó thông tư lại ban hành chậm, không kịp thời nên dù Nghị định đã được ban hành, có hiệu lực nhưng vẫn phải chờ thông tư hướng dẫn mới có thể thực hiện được.
Thứ tám, chất lượng của đội ngũ QLTT của chi cục thành phố Hải Phòng không đồng đều về trình độ và ít được đào tạo về chuyên môn, áp dụng văn bản pháp luật không đồng nhất, dẫn đến hiệu quả đảm bảo XLVPHC chưa cao.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém
Hoạt động XLVPHC của chi cục QLTT thành phố Hải Phòng còn gặp phải những hạn chế, vướng mắc là do một số nguyên nhân cụ thể như sau:
Một là, hệ thống văn bản pháp luật không đồng bộ, mặc dù văn bản điều chỉnh trong lĩnh vực hàng giả, xâm phạm quyền SHTT, buôn lậu, gian lận thương mại, vệ sinh ATTP nhiều nhưng các quy định tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau thiếu tính thống nhất. Ngoài ra, Luật XLVPHC còn có một số nội dung quy định chưa rõ ràng, áp dụng chưa thống nhất trong thực tiễn XPVPHC như việc xác định thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện còn chưa rõ đối với tổ chức vi phạm hành chính; việc thực hiện giao quyền cho cấp phó trong XPVPHC chưa rõ ràng, dẫn tới có nhiều cách hiểu và áp dụng không thống nhất; nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt...
Hai là, lợi nhuận từ việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại rất cao cho nên các cơ sở sản xuất, thương nhân buôn bán hàng giả, hàng lậu bất chấp việc bị xử lý vi phạm hoặc chấp nhận bị xử phạt để rồi tiếp tục vi phạm miễn là vẫn thu được lợi nhuận cao; điều này xuất phát từ chế tài đối với một số hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, xâm phạm SHTT, kinh doanh trái phép còn chưa nghiêm khắc, chưa tương xứng với hành vi vi phạm; công tác đảm bảo thực hiện xử phạt vi phạm còn chưa được thực hiện thường xuyên, còn nhiều trường hợp người vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt nhưng việc cưỡng chế ít được áp dụng nên dẫn đến tình trạng “nhờn pháp luật”.
Ba là, sự phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm chưa rõ ràng; mặc dù lực lượng QLTT có thẩm quyền xử lý đối với vi phạm về hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại, xâm phạm SHTT, ATVSTP nhưng không quy định rõ phạm vi, lĩnh vực nên khi vi phạm xảy ra có tính chất nghiêm trọng, tràn lan, kéo dài không kiểm soát được thì lại không quy được trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào nên đã có nhiều trường hợp đổ lỗi cho nhau. Chưa có quy chế phối kết hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm với nhau trong việc xử lý các hành vi vi phạm trên nên không thể có sự phối kết hợp chặt chẽ của các cơ
nghi ứng biến”, không phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm cho các bên trong công tác phối kết hợp.
Bốn là, công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như người tiêu dùng do các cơ quan nhà nước thực hiện không thường xuyên, lúc cao trào, khi trầm lắng nên pháp luật chưa thực sự đi vào cuộc sống; công tác tuyên truyền vẫn còn nặng về hình thức chung chung khó hiểu, phương pháp tuyên truyền không cụ thể, chưa làm cho người tiêu dùng thấy được tác hại to lớn của hành vi vi phạm đối với bản thân người tiêu dùng cũng như sự phát triển kinh tế chung của thành phố, của đất nước. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm rất nhiều văn bản và liên tục được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng nhu cầu thực tiễn dẫn đến tình trạng cập nhập nhiều khi không kịp thời, gây khó khăn cho việc tổ chức phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Mặt khác, kinh phí dành cho công tác tuyên truyền còn hạn chế, do đó để tổ chức tuyên truyền có tính sâu, rộng đạt hiệu quả cao hiện gặp rất nhiều khó khăn,
tiếp đến từng tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
Năm là, hàng giả, hàng nhập lậu, kinh doanh trái phép vẫn còn “đất” để phát triển do còn có sự “tiếp tay” của người tiêu dùng, bên cạnh những người tiêu dùng do không biết nên đã mua nhầm thì vẫn có không ít người tiêu dùng biết mình đang mua bán hàng giả, hàng kém chất lượng, các mặt hàng kinh doanh trái phép nhưng vẫn chấp nhận tiêu dùng bởi loại hàng hóa này có giá thành rẻ hơn rất nhiều so với hàng thật trong khi người dân ta còn nghèo và vẫn mang nặng tâm lý “sính ngoại” muốn dùng hàng thương hiệu nổi tiếng mà hàng giả lại đáp ứng tất cả các nhu cầu đó như: giá rẻ, mẫu mã đẹp, thương hiệu nổi tiếng.
Sáu là, sự phối kết hợp giữa chủ thể quyền sở hữu với các cơ quan chức năng còn chưa được thường xuyên; mặc dù phát hiện trên thị trường xuất hiện
hàng giả của mình nhưng khi hàng hóa bán chạy thì mặc nhiên coi đó là việc không quan trọng đến khi hàng hóa ế ẩm, mất thị trường vì hàng giả mới đề nghị xử lý và một số doanh nghiệp còn e ngại, sợ thông tin về hàng hóa của mình bị làm giả sẽ ảnh hưởng đến uy tín của hàng thật hơn nữa doanh nghiệp cũng không muốn tiết lộ bí mật về cách thức phân biệt hàng giả sẽ bị lợi dụng để làm hàng giả. Nhiều chủ thể quyền sở hữu còn chưa chú trọng đến việc giám sát khâu lưu thông hàng hóa của mình, còn có tư tưởng cho việc chống hàng giả, chống hàng buôn lậu là việc của cơ quan chức năng không phải trách nhi ệm của mình nên chưa chủ động tham gia cùng các cơ quan chức năng trong việc phát hiện, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Bảy là, trong điều kiện đối tượng quản lý tăng lên nhanh chóng (số lượng doanh nghiệp, xuất khẩu, nhập khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế đều tăng thì nguồn lực của QLTT trên địa bàn hầu như đứng yên. Trong đó, các lực lượng chức năng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại có tính chuyên trách cao, bao gồm: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Công an, QLTT, Kiểm lâm, trên địa bàn thì QLTT là lực lượng có số lượng nhân lực ít nhất, phương tiện vật chất được trang bị kém nhất.
Tám là, đó là các cán bộ, công chức QLTT thuộc các đội QLTT của chi cục Hải Phòng đã được giao địa bàn phụ trách tuy nhiên việc trực tiếp đi xuống địa bàn để nắm bắt thông tin hoạt động kinh doanh của tổ chức, cá nhân, đặc biệt các phường, xã không phải là trung tâm còn ít. Có những tổ chức, cá nhân đã ngừng hoạt động kinh doanh nhưng cán bộ phụ trách không nắm bắt được. Hay việc cán bộ phụ trách địa bàn không tổng hợp và phản ánh kịp thời diễn biến tình hình thị trường, giá cả, đối với các mặt hàng thiết yếu, địa bàn trọng điểm và các biến động bất thường của thị trường; không đảm bảo chế độ báo cáo định kỳ; chưa dành nhiều thời gian để điều tra, trinh sát địa bàn nhằm phát hiện những vụ việc điển hình báo cáo cho lãnh đạo Đội.
Tiểu kết chƣơng 2
Từ năm 2015 đến năm 2017, việc XLVPHC của chi cục QLTT thành phố Hải Phòng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, qua đó góp phần ổn định thị trường, tạo niềm tin cho người tiêu dùng.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra, kiểm soát và XLVPHC trên địa bàn vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc như chưa kiên quyết, mạnh mẽ trong XLVPHC đối với các hành vi vi phạm buôn lậu, hàng giả, vệ sinh ATTP, đặc biệt là kinh doanh trái phép mặt hàng khí dầu mỏ hóa lỏng. Bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật chưa thống nhất, chưa sửa đổi bổ sung kịp thời quy định như thẩm quyền kiểm tra xử phạt vi phạm về phân bón hoặc Phó Đội trưởng không có thẩm quyền tạm giữ hàng hóa, giấy tờ, phương tiện vi phạm hành chính… nên lực lượng QLTT còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kiểm tra và XLVPHC.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, vướng mắc nêu trên như : sự phân cấp quản lý, phân công trách nhiệm tại chi cục QLTT chưa rõ ràng; hàng giả, hàng nhập lậu, kinh doanh trái phép vẫn còn “đất” để phát triển do còn có sự “tiếp tay” của người tiêu dùng; công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như người tiêu dùng do các cơ quan nhà nước thực hiện không thường xuyên; lợi nhuận từ việc sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng lậu, gian lận thương mại rất cao cho nên các cơ sở sản xuất, thương nhân buôn bán hàng giả, hàng lậu bất chấp việc bị xử lý vi phạm hoặc chấp nhận bị xử phạt để rồi tiếp tục vi phạm miễn là vẫn thu được lợi nhuận cao và cuối cùng là do hệ thống văn bản pháp luật không đồng bộ.
Từ việc phân tích nguyên nhân của những kết quả đạt được và hạn chế vướng mắc, để đảm bảo XLVPHC của chi cục QLTT thành phố Hải Phòng, cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản trong thời gian tới.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CỦA CHI CỤC