vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý thị trường
Bản chất của pháp luật là pháp luật luôn mang tính giai cấp, bảo vệ lợi ích giai cấp. Tuy nhiên bên cạnh đó pháp luật còn mang tính xã hội, tính xã hội thể hiện mặt nhân văn của pháp luật. Nói đến tính xã hội của pháp luật là
nói đến tính công bằng, bình đẳng trong quá trình làm luật cũng như đưa luật vào triển khai trong đời sống.
Công bằng và bình đẳng ở đây được hiểu là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Chấp hành và tuân thủ pháp luật là cách tốt nhất để các chủ thể đạt được sự công bằng và bình đẳng đó. Bới vốn dĩ một quy phạm pháp luật muốn có chỗ đứng và phát huy được hiệu quả điều chỉnh của mình thì bản thân nó phải cân bằng lợi ích giữa các nhóm chủ thể trong xã hội. Mỗi chủ thể chấp hành pháp luật nghĩa là chủ thể đó đã góp phần tôn trọng pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của bản thân mình cũng như các chủ thể khác trong quan hệ pháp luật. Và như vậy tính công bằng, bình đẳng của pháp luật được đảm bảo thực hiện. Một quy phạm pháp luật hay rộng hơn là một văn bản pháp luật XLVPHC nếu không đảm bảo được tính công bằng, bình đẳng không đảm bảo được quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên, nếu một bên chủ thể phải có quá nhiều nghĩa vụ mà không có quyền hoặc ngược lại thì văn bản pháp luật đó không khách quan vì không đảm bảo tính công bằng.
Và đương nhiên khi đưa vào áp dụng sẽ dẫn đến xung đột lợi ích của các chủ thể của quan hệ pháp luật và tính điều chỉnh của văn bản pháp luật không được phát huy, văn bản đó sẽ sớm bị hủy bỏ, không được tiếp nhận vì mục đích đảm bảo ổn định trật tự xã hội không đạt được.