Tình hình thực hiện thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính của chi cục quản lý thị trường thành phố hải phòng (Trang 69 - 71)

chính của Chi cục quản lý thị trường thành phố Hải Phòng

Theo Điều 45, Luật XLVPHC quy định thẩm quyền của QLTT, cụ thể như sau:

-Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: + Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 500.000 đồng. -Đội trưởng Đội QLTT có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

-Chi Cục trưởng Chi cục QLTT thuộc Sở Công thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục QLTT có quyền:

+ Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

-Cục trưởng Cục QLTT có quyền: + Phạt cảnh cáo;

+ Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này [21].

Và trình tự, thủ tục XLVPHC được quy định tại Luật XLVPHC và Thông tư 09/2013/TT-BCT ngày 2/5/2013 quy định về hoạt động kiểm tra và XPVPHC của QLTT và Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016.

Nhìn chung, thủ tục thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định XPVPHC thuộc lĩnh vực QLTT đã được thực hiện đảm bảo đúng căn cứ, thẩm quyền và thủ tục áp dụng; bảo đảm tính minh bạch, công khai.

Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện nhận thấy một số vấn đề khó khăn, vướng mắc như: Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện tương đối đồng bộ, song quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tế còn chậm; nhiều văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều lần gây khó khăn cho việc trích dẫn điều khoản khi áp dụng xử phạt như Nghị định 06/2008/NĐ- CP, Nghị định 112/2010/NĐ-CP,Nghị định 185/2013/NĐ-CP,Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Một số văn bản quy định xử phạt hành chính còn chồng chéo như Nghị định 185/2013/NĐ-CP và Nghị định 176/2013/NĐ-CP.

Ngoài ra, vẫn còn tồn tại một số công chức thiếu trách nhiệm, nhận thức không đúng đắn về vấn đề cần giải quyết hoặc trình độ chuyên môn còn chưa cao, không nắm rõ pháp luật nên đã đi chệch hướng với chủ trương của tổ chức, dẫn đến những sai lầm, vi phạm thẩm quyền, trình tự, thủ tục XLVPHC. Do vậy để hoàn thành nhiệm vụ được giao mỗi công chức phải luôn rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị, thực hiện đạo đức và văn hóa công vụ. Luôn học tập rèn luyện nâng cao năng lực (cả kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc); nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính; thực hiện nghiêm đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, những việc công chức không được làm. Đồng thời, chống mọi “bệnh tật” của nền hành chính như: tệ quan liêu, cửa quyền, vô trách nhiệm, thờ ơ, né tránh công việc, vô cảm, tham nhũng, bè phái, vây cánh, lạm quyền hay lợi ích nhóm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm hành chính của chi cục quản lý thị trường thành phố hải phòng (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)