dựng
1.1.3.1. Nội dung của thanh tra chuyên ngành xây dựng
Nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng (quy định tại Nghị định số 26/2013/NĐ-CP), bao gồm:
Một là, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng, gồm: Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng; việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình xây dựng; việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam; việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng; việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật về đấu thầu; việc cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam; việc thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam; việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng; việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm quyền; việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp và quản lý các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật; việc thành lập, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Hai là, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phát triển đô thị, bao gồm: việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc nâng cấp đô thị; việc đầu tư xây dựng các khu đô thị.
Ba là, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chất thải rắn thông thường; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang; công trình ngầm đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Bốn là, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Năm là, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật.
Sáu là, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về quy hoạch, kiến trúc, gồm: công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế; công tác quản lý quy hoạch xây dựng, công bố công khai quy hoạch xây dựng, cắm mốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực địa, cấp giấy phép quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng, thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền; điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị; việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị.
Bảy là, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Xây dựng.
1.1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành xây dựng
Pháp luật thanh tra hiện hành quy định nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra chuyên ngành xây dựng như sau:
Một là, xây dựng kế hoạch thanh tra trình thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp phê duyệt; ban hành quyết định và thành lập đoàn thanh tra theo kế hoạch đã được phê duyệt; trình thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp ban hành quyết định thanh tra chuyên ngành đối với vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, đơn vị, nhiều cấp, nhiều ngành.
Hai là, quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp giao.
Ba là, Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra; kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.
Bốn là, thực hiện các nội dung thanh tra chuyên ngành quy định tại Điều 11 của Nghị định số 26/2013/NĐ-CP.
Năm là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp giao.
Trong quá trình tiến hành thanh tra có các quyền sau:
Thứ nhất, kiến nghị với người ra quyết định thanh tra áp dụng biện pháp thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra quy định tại Điều 55 của Luật Thanh tra năm 2010 để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao;
Thứ hai, yêu cầu đối tượng thanh tra xuất trình giấy phép, đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề và cung cấp thông tin, tài liệu, báo cáo bằng văn bản, giải trình về vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra;
Thứ ba, lập biên bản về việc vi phạm của đối tượng thanh tra; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Thứ tư, kiểm kê tài sản liên quan đến nội dung thanh tra của đối tượng thanh tra;
Thứ năm, yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra cung cấp thông tin, tài liệu đó;
Thứ sáu, yêu cầu người có thẩm quyền tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép sử dụng trái pháp luật khi xét thấy cần ngăn chặn ngay việc vi phạm pháp luật hoặc để xác minh tình tiết làm chứng cứ cho việc kết luận, xử lý;
Thứ bảy, quyết định niêm phong tài liệu của đối tượng thanh tra khi có căn cứ cho rằng có vi phạm pháp luật;
Thứ tám, tạm đình chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
Thứ chín, kiến nghị người có thẩm quyền tạm đình chỉ việc thi hành quyết định kỷ luật, thuyên chuyển công tác, cho nghỉ hưu đối với người đang cộng tác với cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc đang là đối tượng thanh tra nếu xét thấy việc thi hành quyết định đó gây trở ngại cho việc thanh tra;
Thứ mười, yêu cầu tổ chức tín dụng nơi đối tượng thanh tra có tài khoản phong tỏa tài khoản đó để phục vụ việc thanh tra khi có căn cứ cho rằng đối tượng thanh tra có hành vi tẩu tán tài sản, hoặc để cưỡng chế thu hồi tiền vi phạm.
1.2. Tổ chức, hoạt động thanh tra chuyên ngành xây dựng