Tinh chỉnh tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH xây DỰNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 75 - 77)

Hoàn thiện tổ chức bộ máy thanh tra chuyên ngành xây dựng không chỉ có ý nghĩa đảm bảo thực thi nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng mà còn đảm bảo nhu cầu thực hiện nghiêm các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác thanh tra trong tình hình hiện nay.

Vì vậy, đổi mới tổ chức thanh tra chuyên ngành xây dựng phải luôn gắn liền với yêu cầu về công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của ngành Xây dựng. Đồng thời phải theo định hướng phát triển ngành thanh tra và đáp ứng các yêu cầu về cải cách hành chính nhà nước hiện nay.

Kế hoạch cải cách hành chính tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2020 nêu rõ:

Tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ và năng lực thi hành công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có tính chuyên nghiệp cao, tận tuỵ phục vụ nhân dân [59].

Xuất phát từ định hướng phát triển ngành thanh tra, các yêu cầu về cải cách hành chính và công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng nêu trên, giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy của Thanh tra chuyên ngành xây dựng tỉnh Quảng Bình là:

Thứ nhất, thanh tra chuyên ngành xây dựng phải có vị trí và địa vị pháp lý phù hợp; phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; có đủ nguồn lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ; có thẩm quyền tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. Để làm được điều này cần thực hiện:

- Sửa đổi Thông tư liên tịch số 06/2014/TTLT-BXD-BNV hướng dẫn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra sở xây dựng, quy định cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng có các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, có các đội thanh tra xây dựng đặt tại địa bàn các huyện, thành phố, thị xã hoặc liên huyện. Bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Sở Xây dựng là thanh tra trật tự xây dựng trên địa bàn cấp tỉnh. - Đề nghị bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho cán bộ, công chức địa chính - xây dựng cấp xã trong việc kiểm tra, lập biên bản và xử lý vi phạm

trong lĩnh vực trật tự xây dựng.

- Đề nghị bổ sung quy định về thẩm quyền và các điều kiện đảm bảo thực hiện cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng.

Thứ hai, việc tuyển dụng, điều động, luân chuyển cán bộ, công chức vào lực lượng đội thanh tra xây dựng phải được thực hiện đúng tiêu chuẩn quy định (có trình độ đại học trở lên, gồm các chuyên ngành: xây dựng, kiến trúc, luật, đất đai và kinh tế). Hạn chế việc luân chuyển cán bộ, công chức không đúng chuyên môn nghiệp vụ vào ngành, dẫn đến hiệu quả hoạt động thấp.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm tra và phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình quản lý, xử lý vi phạm. Bởi vì, việc xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng là một trong những lĩnh vực xử lý hành chính phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức. Đồng thời gắn rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức trong quá trình quản lý và xử lý vi phạm trong các lĩnh vực quản lý của ngành Xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH xây DỰNG TỈNH QUẢNG BÌNH (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)