Hoạt động của thanh tra chuyên ngành xây dựng phải được đảm bảo bởi hệ thống thể chế đồng bộ, phù hợp, có bộ máy tổ chức hợp lý, khoa học, có đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu công vụ, có sự chia sẽ, phối hợp, hỗ trợ của các bên liên quan. Đồng thời cần có các điều kiện khác gồm:
Thứ nhất, trụ sở làm việc: Phải có trụ sở làm việc đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn của công sở cơ quan nhà nước, có công năng phù hợp với tính chất hoạt động của thanh tra chuyên ngành xây dựng.
Thứ hai, trang thiết bị kỹ thuật: Cần được trang bị máy tính, máy in, máy photô, máy scand, thiết bị chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, máy kiểm tra cường độ bê tông, vữa xây, máy toàn đạc, máy siêu âm cốt thép và một số
thiết bị chuyên dụng khác...
Thứ ba, phương tiện đi lại: Phải được trang bị xe ô tô làm phương tiện đi lại hoạt động thanh tra; trang bị xe ô tô chuyên dụng để tác nghiệp tại các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi.
Thứ tư, kinh phí hoạt động: Kinh phí hoạt động thanh tra chuyên ngành xây dựng do nhà nước đảm bảo từ nguồn ngân sách và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Phải đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và kinh phí chi hoạt động lưu động, đặc thù của thanh tra chuyên ngành xây dựng.
Tiểu kết Chương 1
Chương 1 đã luận giải, làm rõ cơ sở lý luận về thanh tra và thanh tra chuyên ngành. Thanh tra chuyên ngành nói chung và thanh tra chuyên ngành xây dựng nói riêng thuộc hệ thống thanh tra nhà nước; là cơ quan tham mưu của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; giúp thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra ở các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của ngành Xây dựng. Tổ chức của thanh tra chuyên ngành xây dựng dựng gồm có Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra Sở Xây dựng. Hoạt động thanh tra chuyên ngành xây dựng là hoạt động của Thanh tra Bộ Xây dựng, Thanh tra Sở Xây dựng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành xây dựng, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành xây dựng. Để thanh tra chuyên ngành xây dựng hoạt động hiệu lực, hiệu quả thì phải có hệ thống thể chế đồng bộ, phù hợp thực tiễn yêu cầu công tác quản lý; có tổ chức bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; có đội ngũ công chức thanh tra chuyên ngành xây dựng đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng biên chế cần thiết; trong hoạt động thanh tra chuyên ngành xây dựng cần có sự chia sẻ, phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan hữu quan cũng như các tổ chức cá nhân liên quan. Đồng thời phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện đi lại và kinh phí hoạt động.
Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG THANH TRA CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Tổ chức thanh tra chuyên ngành xây dựng ở tỉnh Quảng Bình
2.1.1. Cơ cấu tổ chức, nhân lực cơ quan thanh tra chuyên ngành xây dựng ở tỉnh Quảng Bình hiện nay
Thanh tra chuyên ngành xây dựng ở tỉnh Quảng Bình chỉ có một cơ quan duy nhất đó là Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình (một số thanh tra chuyên ngành khác thì có thêm cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành). Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở Xây dựng như sau: Thực hiện Nghị định số 46/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thanh tra xây dựng, tháng 8/2004 Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình được thành lập, tên gọi: Thanh tra Sở Xây dựng. Vị trí: tương đương 01 phòng chuyên môn của Sở Xây dựng, có con dấu và sử dụng 01 tài khoản của Sở để tạm thu tiền sai phạm trong quá trình thanh tra, không có tư cách pháp nhân. Chức năng, nhiệm vụ: Tham mưu giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Biên chế trong giai đoạn 2004-2014 giao động từ 2-5 người.
Tháng 10/2014, thực hiện Nghị định số 26/2013/NĐ-CP, Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình được kiện toàn theo Quyết định số 2921/QĐ- UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình và trở thành một cơ quan độc lập trực thuộc Sở Xây dựng Quảng Bình; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng để hoạt động.
Về cơ cấu tổ chức bộ máy Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình (xem sơ đồ 2.1):
- Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, không quá 02 Phó Chánh Thanh tra, các thanh tra viên, công chức và nhân viên giúp việc Chánh Thanh tra thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.
Chánh Thanh tra là người đứng đầu Thanh tra Sở Xây dựng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Xây dựng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra do Giám đốc Sở Xây dựng bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở. Phó Chánh Thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra.
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra viên, công chức, nhân viên thuộc Thanh tra Sở được tổ chức thành 03 bộ phận:
Bộ phận Hành chính-Tổng hợp: Thực hiện nhiệm vụ về tài sản, tài
Bộ phận Hành chính – Tổng hợp Bộ phận Thanh tra hành chính Bộ phận Thanh tra chuyên ngành Phó Chánh Thanh tra Chánh Thanh tra
chính, văn thư, lưu trữ, nhân sự, chế độ chính sách và các lĩnh vực khác theo sự phân công của Chánh Thanh tra Sở.
Bộ phận Thanh tra hành chính: Thực hiện nhiệm vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
Bộ phận Thanh tra chuyên ngành: thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành xây dựng và quản lý trật tự xây dựng tại các địa bàn, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Biên chế công chức và hợp đồng lao động của Thanh tra Sở nằm trong tổng số biên chế công chức và hợp đồng lao động theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP của Sở Xây dựng được UBND tỉnh giao hàng năm.
Về nhân lực (xem bảng 2.1):
Bảng 2.1: Tình hình cán bộ công chức,
người lao động Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình Số CBCC Trình độ chuyên môn Chuyên ngành đào tạo Ngạch công chức Lý luận chính trị TC Biên chế Hợp đồng Thạc sỹ Đại học Xây dựng Luật khác TTra viên chính TTra viên Chuyên Viên Cao cấp Khác 10 8 2 3 7 8 0 2 2 5 0 1 8
(Nguồn: Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình 2017)
Tính đến ngày 31/12/2017, Thanh tra Sở Xây dựng được định biên 10 người, trong đó: biên chế công chức 08, hợp đồng lao động 02. Ngạch bậc, có 02 thanh tra viên chính, 05 thanh tra viên. Về trình độ chuyên môn: có 03 thạc sỹ và 07 kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân.
Về chuyên môn đào tạo: có 08 người được đào tạo chuyên môn về xây dựng, 02 ngành nghề khác.
2.1.2. Nội dung, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ quan thanh tra chuyên ngành xây dựng tỉnh Quảng Bình
Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Quyết định số 2921/2014/QĐ-UBND ngày 17/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Bình về kiện toàn tổ chức, hoạt động Thanh tra Sở Xây dựng tỉnh Quảng Bình, cụ thể như sau:
Một là, xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Sở;
Hai là, thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn-kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở Xây dựng, bao gồm:
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:
+ Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; + Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng;
+ Việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình xây dựng; việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
+ Việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng;
+ Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật về đấu thầu;
+ Việc cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
+ Việc thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam; + Việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
+ Việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
+ Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm quyền;
+ Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp và quản lý các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;
+ Việc thành lập, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị: + Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc nâng cấp đô thị; + Việc đầu tư xây dựng các khu đô thị.
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chất thải rắn thông thường; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang; công trình ngầm đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng.
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Xây dựng.
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc:
dựng: Quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế;
+ Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch xây dựng; cắm mốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực địa; cấp giấy phép quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng;
+ Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị; việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị.
- Chủ trì hoặc tham gia các đoàn thanh tra liên ngành do các sở, ngành, địa phương thành lập; tham gia các đoàn thanh tra do Thanh tra Bộ thành lập.
- Kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời những vi phạm trật tự xây dựng đô thị thuộc địa bàn được giao nhiệm vụ quản lý hoặc có biện pháp xử lý kịp thời vi phạm trật tự xây dựng đô thị thuộc thẩm quyền;
2.2. Tình hình hoạt động thanh tra chuyên ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua
Hoạt động thanh tra chuyên ngành xây dựng ở tỉnh Quảng Bình được thực hiện dưới 2 hình thức đó là: Tiến hành các cuộc thanh tra và các cuộc kiểm tra. Kết quả thanh tra, kiểm tra như sau:
2.2.1. Hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hoạt động đầu tư xây dựng
dựng, bao gồm từ khâu lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình” [28].
2.2.1.1. Hoạt động thanh tra, kiểm tra công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị
Một là, công tác kiểm tra về trật tự xây dựng: Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07/12/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Xây dựng về về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị quy định cơ quan, người có thẩm quyền quản lý trật tự xây dựng gồm: UBND các cấp; Giám đốc Sở Xây dựng; Chánh Thanh tra Sở Xây dựng; cán bộ, công chức, thanh tra viên được người có thẩm quyền giao nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng. Theo đó, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý trật tự xây dựng thuộc địa bàn quản lý. Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, nắm tình hình trật tự xây dựng đô thị trên địa bàn, kiến nghị Giám đốc Sở Xây dựng báo cáo và đề xuất Ủy ban nhân dân cấp tỉnh những biện pháp chấn chỉnh, khắc phục. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, bên cạnh việc kiểm tra, đôn đốc cấp huyện, xã kiểm tra, xử lý, Thanh tra Sở Xây dựng đã chủ động tiến hành kiểm tra, trực tiếp xử lý các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng tại các trục đường chính, khu vực có yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan, các công trình do Sở Xây dựng cấp Giấy phép xây dựng. Kết quả công tác kiểm tra trật tự xây dựng đô thị từ năm 2011 đến năm 2017 của Thanh tra Sở thể hiện ở bảng 2.2. và biểu đồ 2.1. Từ số liệu tại bảng 2.2 cho thấy công tác kiểm tra, nắm tình hình và đôn đốc cấp huyện, cấp xã kiểm tra, xử lý chưa được thực hiện thường xuyên, có năm không tổ chức kiểm tra. Qua đó, thể hiện công tác kiểm tra về trật tự xây
dựng của Thanh tra Sở còn hạn chế.
Bảng 2.2. Kết quả kiểm tra trật tự xây dựng của Thanh tra Sở Xây dựng từ năm 2011 đến năm 2017
Năm Số Giấy phép XD do Sở XD cấp Số lượt kiểm tra (cuộc) Xử phạt hành chính (tr/hợp) Trong đó Số tiền xử phạt (triệu đồng) Xây dựng không phép Xây dựng sai phép Sai phạm khác 2011 32 1 0 0 1 0 0 2012 27 0 0 0 0 0 0 2013 20 0 0 0 0 0 0 2014 40 2 0 0 0 0 0 2015 55 2 0 0 0 0 0 2016 35 7 3 0 3 0 70 2017 38 13 1 2 2 0 30 Cộng 247 25 4 2 5 100