chế dân sự) đối với nhân viên vi phạm kỷ luật lao động hay có hành vi gây thiệt hại vật chất cho HKD.
- Về công cụ quản lý: Công cụ chủ yếu trong quản lý nhà nƣớc về HKD là đƣờng lối phát triển kinh tế, chiến lƣợc phát triển, kế hoạch phát triển kinh tế và quy phạm pháp luật về HKD. Các HKD có công cụ quản lý chủ yếu là: kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tƣ, các hợp đồng kinh tế, các quy trình công nghệ, quy phạm pháp luật, các phƣơng pháp và phƣơng tiện hạch toán.
1.2. Các nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý hộ kinh doanh
1.2.1. Pháp luật về đăng ký, thay đổi và chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh kinh doanh
Hiện nay pháp luật về đăng ký, thay đổi và chấm dứt hoạt động của HKD đƣợc quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP và Thông tƣ số 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 về đăng ký doanh nghiệp (Thông tƣ số 02/2019/TT- BKHĐT).
1.2.1.1. Về đăng ký HKD
- Tại Điều 71 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký HKD: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc ngƣời đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký HKD đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh, trong thời hạn 03 ngày làm việc nếu đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy đăng ký kinh doanh cho HKD. Nếu trƣờng hợp không đủ điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Ngƣời đăng ký kinh doanh có quyền
tài phán hành chính đối với việc từ chối đăng ký kinh doanh của cơ quan đăng ký kinh doanh khi có căn cứ cho rằng việc từ chối đó là trái pháp luật [13].
- Tại Điều 74 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP hƣớng dẫn về ngành, nghề kinh doanh của HKD, theo quy định này cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký HKD theo Đơn đăng ký kinh doanh và phải phù hợp với quy định pháp luật về ngành nghề đăng kinh doanh.
1.2.1.2. Thay đổi nội dung đăng ký và địa điểm kinh doanh
Khi thay đổi nội dung ĐKKD thì HKD phải làm Đơn thay đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục III-3 Thông tƣ số 02/2019/TT-BKHĐT và nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện [6].
1.2.1.3. Tạm dừng kinh doanh
Trƣờng hợp HKD tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên thì phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã ĐKKD và cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Thời gian tạm ngừng kinh doanh không đƣợc quá 01 năm; mẫu Đơn tạm ngƣng kinh doanh thực hiện theo Phụ lục III-4 Thông tƣ số 02/2019/TT-BKHĐT [6].
1.2.1.4. Chấm dứt hoạt động kinh doanh và thu hồi Giấy đăng kí kinh doanh
- Điều 77 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về chấm dứt hoạt động HKD. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, HKD phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký HKD cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký, đồng thời thanh toán đầy đủ các khoản nợ, gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chƣa thực hiện; mẫu Đơn chấm dứt hoạt động kinh doanh thực hiện theo Phụ lục III-5 Thông tƣ số 02/2019/TT-BKHĐT [13], [6].
- Điều 78 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký HKD trong các trƣờng hợp sau:
Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký HKD là giả mạo; Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký HKD; Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký; Kinh doanh ngành, nghề bị cấm; HKD do những ngƣời không đƣợc quyền thành lập HKD thành lập; Không báo cáo về tình hình kinh doanh của HKD theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP [13];
1.2.1.5. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trƣờng hợp Giấy chứng nhận đăng ký HKD bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dƣới hình thức khác, HKD có thể gửi Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký HKD đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký HKD cho HKD, thời hạn thực hiện cấp giấy lại 03 ngày làm việc [13, Điều 79].
1.2.2. Pháp luật về quản lý thu đối với hộ kinh doanh
1.2.2.1. Nội dung quản lý thuế
Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về ngƣời nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Cƣỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế [51, Điều 3].
1.2.2.2. Các loại thuế đối với hộ kinh doanh
Theo quy định của pháp luật hiện hành về lĩnh vực thuế, HKD phải kê khai và nộp các loại thuế, phí và lệ phí theo các quy định cụ thể sau:
Lệ phí môn bài [26, Điều 2], [8]; Thuế giá trị gia tăng [7, Điều 1], [53]; Thuế thu nhập cá nhân [7, Điều 1]; Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) [55]; Thuế tài nguyên (nếu có) [10], [57]; Thuế bảo vệ môi trƣờng (nếu có) [58]; Phí bảo vệ môi trƣờng đối với họat động khai thác khoáng sản (nếu có).
1.2.2.3. Cách tính thuế hộ kinh doanh
- Cách tính thuế môn bài đƣợc áp dụng theo Nghị định số 139/2016/NĐ- CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 đƣợc áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 [26].
Thuế môn bài của HKD đƣợc tính dựa trên doanh thu bình quân năm
Doanh thu bình quân/ năm Mức thuế môn bài/
năm
Doanh thu trên 500 triệu đồng 1.000.000 đồng Doanh thu trên 300 triệu đồng đến 500 triệu
đồng 500.000 đồng
Doanh thu trên 100 triệu đồng đến 300 triệu
đồng 300.000 đồng
- Theo quy định tại Thông tƣ số 92/2015/TT-BTC về cách tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân nhƣ sau:
Công thức tính thuế giá trị gia tăng đƣợc áp dụng:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân đƣợc áp dụng:
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Trƣờng hợp HKD nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế đƣợc căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn, trƣờng hợp không xác định đƣợc doanh thu đầu ra thì việc ấn định doanh thu tính thuế khoán sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế. Tỷ lệ tính thuế theo doanh thu áp dụng theo ngành nghề kinh doanh của HKD, dƣới đây là “Danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ %
trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh”[7].
1.2.3. Pháp luật về quản lý đầu tư liên quan đ n cá nhân và thành viên tham gia thành lập hộ kinh doanh
1.2.3.1. Khái niệm về đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tƣ bỏ vốn đầu
tƣ để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tƣ theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tƣ.
- Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tƣ kinh doanh, gồm nhà đầu tƣ trong nƣớc, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
- Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức
kinh tế không có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là thành viên hoặc cổ đông [49, Khoản 5, Khoản 13 và Khoản 15 Điều 3].
1.2.3.2. Chính sách về đầu tư
- Nhà đầu tƣ đƣợc quyền thực hiện hoạt động đầu tƣ kinh doanh trong
các ngành, nghề mà Luật này không cấm;
- Nhà đầu tƣ đƣợc tự chủ quyết định hoạt động đầu tƣ kinh doanh theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; đƣợc tiếp cận, sử dụng các nguồn vốn tín dụng, quỹ hỗ trợ, sử dụng đất đai và tài nguyên khác theo quy định của pháp luật;
- Nhà nƣớc công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tƣ, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tƣ;
- Nhà nƣớc đối xử bình đẳng giữa các nhà đầu tƣ; có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tƣ thực hiện hoạt động đầu tƣ kinh doanh, phát triển bền vững các ngành kinh tế;
- Nhà nƣớc tôn trọng và thực hiện các điều ƣớc quốc tế liên quan đến đầu tƣ kinh doanh mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên [49, Điều 5].
1.2.3.3. Quyền đầu tư kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình đang đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Theo Luật Đầu tƣ năm 2014 thì cá nhân, hộ gia đình đăng ký thành lập HKD đƣợc quyền đầu tƣ góp vốn, mua cổ phần với tƣ cách cá nhân. Theo quy
định này thì cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình khi tham gia thành lập HKD đƣợc tham gia đầu tƣ kinh doanh theo Luật Đầu tƣ với tƣ cách cá nhân không lấy tƣ cách tham gia đầu tƣ của HKD [47, Khoản 5 Điều 3] và [13, Khoản 2 Điều 67].
1.2.3.4. Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
- Ngành, nghề cấm các hoạt động đầu tƣ kinh doanh sau đây:
“1. Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật này;
2. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật này;
3. Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này;
4. Kinh doanh mại dâm;
5. Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;
6. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người”. - Ngành, nghề đầu tƣ kinh doanh có điều kiện:
“1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật này.
3. Điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề quy định tại khoản 2 Điều này được quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Bộ, cơ quan ngang
bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
4. Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định tại khoản 1 Điều này và phải bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan, tiết kiệm thời gian, chi phí tuân thủ của nhà đầu tư.
5. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành, nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc công bố và kiểm soát điều kiện đầu tư kinh doanh”.
1.2.3.5. Giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư kinh doanh [49, Điều 14]
“Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này” [47, Khoản 1 Điều 6, Điều
7].
1.2.4. Pháp luật về quản lý môi trường đối với hộ kinh doanh
Theo Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014 thì môi trƣờng là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời và sinh vật [72, Khoản 1 Điều 3]
1.2.4.1. Nguyên tắc bảo vệ môi trường
Mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ bảo vệ môi trƣờng; gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; đảm bảo an ninh quốc gia; phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc [72, Điều 4].
1.2.4.2. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và những hoạt động bảo vệ môi trường được khuyến khích
Nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trƣờng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật; Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để xây dựng kỷ cƣơng và văn hóa bảo vệ môi trƣờng [72, Điều 5, Điều 6].
1.2.4.3. Những hành vi bị nghiêm cấm
“1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên. ………
16. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường”
[72, Điều 7].
1.2.4.4. Trách nhiệm của hộ kinh doanh về môi trường
Ngoài việc chấp hành các hành vi bị nghiêm cấm HKD phải thực hiện các nội dung sau quy định về trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trƣờng đƣợc xác nhận:
- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng theo kế hoạch bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc xác nhận.
- Trƣờng hợp xảy ra sự cố môi trƣờng phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.
- Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng kiểm tra, thanh tra.
- Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trƣờng cho dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trƣờng hợp sau: Thay đổi địa điểm; Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trƣờng đƣợc xác nhận.
- Trƣờng hợp dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tƣợng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng thì chủ đầu tƣ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt [72, Điều 33].
1.2.5. Pháp luật về quản lý lao động đối với hộ kinh doanh
1.2.5.1. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Ngƣời sử dụng lao động có các quyền sau đây:
“ Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động; Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp