Phát triển hộ kinh doanh phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý hộ kinh doanh từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 98)

XHCN tại địa phương

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XI đã xác định mục tiêu tổng quát của nền kinh tế quận nhà là cơ cấu kinh tế “Dịch vụ - Công nghiệp”; do

đó, mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại quận Gò Vấp cũng phải nhằm giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp trong GDP; giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lực lƣợng lao động toàn quận. Đồng thời, tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp - dịch vụ trong GDP và tỷ lệ lao động công nghiệp - dịch vụ tăng tƣơng ứng.

Xuất phát yếu tố đó, định hƣớng phát triển HKD đề ra phải phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN, đảm bảo phù hợp cơ cấu kinh tế “Dịch vụ - Công nghiệp”.

Định hƣớng phát triển HKD phải thống nhất và nằm trong định hƣớng phát triển kinh tế của quận Gò Vấp, cụ thể là HKD phải phân bổ hợp lý, bên cạnh việc tham gia sản xuất các sản phẩm tiêu dùng thông thƣờng, phải hƣớng mạnh vào các sản phẩm dịch vụ và sản phẩm sử dụng công nghệ cao.

3.1.3. Phát triển hộ kinh doanh phù hợp với định hướng, quy hoạch, k hoạch phát triển chung tại địa phương

HKD phải phát triển theo chiến lƣợc lâu dài, ổn định, năng động với quy mô hợp lý trong sự gắn kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhà nƣớc và doanh nghiệp khác, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của quận, góp phần nâng cao thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phƣơng.

Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của địa phƣơng đến năm 2020 là phát triển KT-XH phải đảm bảo sự hài hòa giữa các thành phần kinh tế, đầu tƣ có hiệu quả cho các thành phần kinh tế; hợp tác với các địa phƣơng khác trong Thành phố để phát triển kinh tế, đảm bảo phát triển KT-XH hài hòa, bền vững. Phải đặt phát triển HKD trong mối quan hệ mật thiết với quá trình phát triển kinh tế chung, phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ, củng cố an ninh, quốc phòng của địa phƣơng.

3.1.4. Phát triển hộ kinh doanh theo phương châm đa dạng hoá, tăng quy mô, có trách nhiệm và góp phần giải quy t các vấn đề an sinh hội

Trong phát triển mô hình HKD trở thành một yếu tố, động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế địa phƣơng phát triển, quận Gò Vấp cần phải tận dụng,

khai thác triệt để, tối đa các lợi thế, các nguồn lực khác nhau của HKD tại địa phƣơng; tăng nhanh quy mô sản xuất của các HKD.

Bên cạnh đó, các HKD khi phát triển phải nêu cao tinh thần tự hào dân tộc, đạo đức kinh doanh, tôn trọng pháp luật; xây dựng văn hóa kinh doanh và tinh thần liêm chính trong kinh doanh.

HKD phải thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của chủ thể kinh doanh, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, nâng cao mức nộp ngân sách nhà nƣớc. HKD tham gia vào quá trình kinh doanh nhằm giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động, bảo vệ môi trƣờng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phƣơng.

3.2. Các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý hộ kinh doanh từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đ n hộ kinh doanh

3.2.1.1. Hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh

Quy định rõ những ngành nghề, lĩnh vực HKD không đƣợc phép kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện; xác định rõ ràng và cụ thể các điều kiện kinh doanh đảm bảo tính cần thiết, tính hợp lý, khả thi của các điều kiện này.

Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc trong đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động của HKD; sửa đổi, bổ sung một số quy định theo hƣớng vừa tạo thuận lợi, vừa chặt chẽ trong cấp đăng ký kinh doanh, theo yêu cầu "một cửa, một dấu"; rà soát lại, bãi bỏ những giấy phép, chứng chỉ hành nghề không cần thiết, gây khó khăn cho đăng ký kinh doanh và hoạt động của HKD.

3.2.1.2. Hoàn thiện chính sách, pháp luật khuyến khích đầu tư đối với hộ kinh doanh

Luật khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc và Nghị định hƣớng dẫn áp dụng luật đó đã đề ra khá nhiều chính sách cụ thể áp dụng cho tất cả các loại hình

tổ chức sản xuất kinh doanh trong đó có các HKD…nhƣ chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa; chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn; khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn…các chính sách khuyến khích phát triển về làng nghề.

Hiện nay số lƣợng các HKD đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp còn quá ít, điều đó thể hiện tâm lý của ngƣời dân chƣa thực sự tin tƣởng vào việc kinh doanh dài hạn nhiều rủi ro, số lƣợng các HKD chủ yếu tập trung ở nông thôn. Vì vậy, việc khuyến khích đầu tƣ vào công nghiệp, nhất là phát triển hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu cần đƣợc chú trọng, công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản cần đƣợc đầu tƣ nhiều hơn nữa phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhà nƣớc phải tạo điều kiện thuận lợi để các HKD có thể tiếp cận các chính sách ƣu đãi, đặc biệt là giảm bớt phiền hà phân biệt đối xử trong lĩnh vực cấp giấy phép ƣu đãi đầu tƣ.

Để khuyến khích các HKD bỏ vốn đầu tƣ, một mặt nhà nƣớc cần phải xây dựng một khung pháp lý để cho họ yên tâm đầu tƣ, mặt khác cần đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng: đƣờng, điện, cấp thoát nƣớc, khuyến khích những ngành cần phát triển thông qua ƣu đãi về giá thuê đất, miễn giảm thuế và đƣợc vay tín dụng ƣu đãi.

Rà soát các văn bản pháp luật liên quan đến HKD và khuyến khích HKD đầu tƣ, hủy bỏ những văn bản lỗi thời, đảm bảo tính ổn định của các văn bản dƣới luật, hủy bỏ các loại giấy phép không cần thiết đối với việc đăng ký kinh doanh và liên quan đến hoạt động của HKD. Ví dụ nhƣ giấy chứng nhận kinh tế trang trại đối với các hộ trang trại đăng ký kinh doanh dƣới hình thức HKD.

3.2.1.3. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về vốn - tài chính

Mặc dù thời gian qua, Chính phủ đã ban hành các chính sách, giải pháp hỗ trợ về vốn - tài chính cho các HKD để đẩy mạnh sản xuất phát triển nhƣ: Nghị quyết số 13/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng...; Nghị định số 55/2015/NĐ-

CP Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, theo đó, có 7 lĩnh vực cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn gồm: Cho vay các chi phí phát sinh phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh sản phẩm nông nghiệp từ khâu sản xuất đến thu mua, chế biến và tiêu thụ; Cho vay phục vụ sản xuất công nghiệp, thƣơng mại và cung ứng các dịch vụ trên địa bàn nông thôn; Cho vay để sản xuất giống trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, trồng rừng và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ phục vụ quá trình sản xuất nông nghiệp; Cho vay phát triển ngành nghề tại địa bàn nông thôn; Cho vay phục vụ Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Cho vay các nhu cầu phục vụ đời sống của cƣ dân trên địa bàn nông thôn; Cho vay theo các chƣơng trình kinh tế liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ.

Về cơ chế bảo đảm tiền vay, tổ chức tín dụng đƣợc xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, HKD, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại đƣợc tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo 8 mức:

1. Tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cƣ trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trƣờng hợp nêu tại mức 3).

2. Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cƣ trú tại địa bàn nông thôn; cá nhân và hộ gia đình cƣ trú ngoài khu vực nông thôn có tham gia liên kết trong sản xuất nông nghiệp với hợp tác xã hoặc DN (trừ trƣờng hợp nêu tại mức 3).

3. Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tƣ cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm.

5. Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp.

6. Tối đa 1 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

7. Tối đa 2 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không bao gồm các đối tƣợng thuộc mức 8.

8. Tối đa 3 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.

Khách hàng đƣợc vay không có tài sản bảo đảm phải nộp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy xác nhận chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do UBND cấp xã xác nhận cho một tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc sử dụng giấy xác nhận trên để vay không có tài sản bảo đảm.

Nghị định 55/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 7 năm 2015 thay thế Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên Nghị định này không có giá trị thực thi trong đời sống, đó là các ngân hàng không thể cho HKD vay vốn mà không có tài sản thế chấp.

Cùng với Nghị quyết số 19/2016/ NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Nghị quyết số 35/2016/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 tạo thêm động lực đổi mới, thêm niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các HKD

vốn kinh doanh là vốn tự có (thấp hơn mức bình quân của cả nƣớc) còn vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 15%.

Các HKD hiện nay có vốn sản xuất kinh doanh rất thấp, thiếu vốn đang là vấn đề khó khăn phổ biến. Nhƣng số HKD đƣợc vay vốn Ngân hàng rất ít, phần lớn phải huy động vốn từ gia đình bạn bè hoặc vay vốn của nhau vì tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng dù Nhà nƣớc đã có chính sách ƣu đãi cũng không dễ, vì Ngân hàng chƣa tin vào HKD, nên các Ngân hàng đƣa ra quá nhiều thủ tục phiền hà, nhƣ vậy đã hạn chế các HKD vay vốn của ngân hàng. Do đó, để các HKD tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay từ Ngân hàng thì còn nhiều vấn đề cần giải quyết về vấn đề thủ tục vay vốn.

Nhà nƣớc cần có quy định bắt buộc các tổ chức tín dụng nhƣ Ngân hàng công thƣơng, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn... dành cho HKD một tỷ lệ vốn vay tƣơng ứng với sự đóng góp của các HKD vào GDP, đánh giá tài sản thế chấp theo giá thị trƣờng, hạ mặt bằng lãi suất cho vay đối với HKD, định hƣớng và có chính sách khuyến khích đối với các HKD kinh doanh trong lĩnh vực cần khuyến khích phát triển nhƣ lĩnh vực công nghiệp nông thôn, sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến thủy hải sản...và lĩnh vực cần hỗ trợ nhƣ chăn nuôi, trồng trọt, cho thuê nhà trọ...

Chính quyền đỡ đầu cho các HKD thế chấp tài sản khác khi vay vốn: Phổ biến nhanh chính sách bảo hiểm nông nghiệp cho nông dân. Bảo hiểm sẽ đƣợc coi nhƣ là một điều kiện để tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Tuy nhiên, đây là điều kiện cần chứ chƣa đủ, vì bảo hiểm nông nghiệp cũng chỉ giải quyết đƣợc một phần rủi ro. Khi thế chấp tài sản là lợn, gà, trâu bò để vay vốn thì chính quyền sở tại, cơ quan thú y... phải có đảm bảo, vào cuộc giám sát cho ngân hàng. Lúc đó, điều kiện cần là hợp đồng vay vốn phải có 3 bên ký: Ngân hàng - nông dân - chính quyền thì nguồn vốn vay từ ngân hàng của các HKD sẽ dễ dàng hơn.

Trong khi nguồn vốn vay từ ngân hàng khó tiếp cận, nhà nƣớc cần tạo điều kiện thuận lợi để các HKD tìm giải pháp nguồn vốn vay ngoài các Ngân

hàng thƣơng mại. Các HKD có quan hệ đầu vào, đầu ra ổn định và có chung Hiệp hội hay Hội nghề nghiệp có đủ tín nhiệm với nhau, cần liên kết cam kết tiến hành các nghiệp vụ mua bán chịu bằng cách phát hành cho nhau các giấy nhận nợ hoặc quyền đòi nợ trong phạm vi thời hạn thỏa thuận để hữu dụng hóa nguồn vốn "gối đầu" tạm thời nhàn rỗi của từng bên để duy trì sản xuất và tiêu thụ.

3.2.1.4. Hoàn thiện chính sách, pháp luật về thuế

Kinh nghiệm đã cho thấy, thuế suất hợp lý thì thu đƣợc nhiều thêm cho ngân sách, ngƣợc lại thuế suất quá cao thì các nhà sản xuất kinh doanh tìm mọi cách trốn thuế, kết quả là Nhà nƣớc thất thu thuế, và cơ sở sản xuất kinh doanh vẫn bị thiệt, làm phát sinh tiêu cực trong đội ngũ cán bộ thuế. Để đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập, động viên một cách hợp lý thu nhập dân cƣ công bằng, góp phần ổn định, nâng cao đời sống của ngƣời nộp thuế, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng sửa đổi một cách cơ bản những nội dung bất cập so với thực tế, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và có tính ổn định; việc sửa đổi đảo bảo không làm ảnh hƣởng lớn đến số thu ngân sách nhà nƣớc.

Bảo đảm đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho ngƣời nộp thuế và góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý thuế.

Cần phải nhanh chóng sửa đổi, bổ sung những bất hợp lý về thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân trong đó cần lƣu ý đến thuế suất, thống nhất về phƣơng pháp tính thuế đối với thu nhập của HKD, cần sửa đổi biểu thuế lũy tiến từng phần để khuyến khích ngƣời có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động; tăng tính cạnh tranh.

Sửa đổi quy định về quyết toán thuế và các nội dung quy định về quản lý thuế để thuận lợi cho ngƣời nộp thuế và giảm khối lƣợng phải quyết toán thuế không cần thiết, theo hƣớng HKD có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê

khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nƣớc và quyết toán thuế theo quy định của Chính phủ, bỏ dần cơ chế " thỏa thuận thuế" vì cơ chế này làm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý hộ kinh doanh từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 98)