Thực hiện pháp luật quản lý lao động đối với hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý hộ kinh doanh từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 61)

Tại các báo cáo năm của UBND quận Gò Vấp [86] hàng năm quận xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tìm việc làm và đào tạo nghề cho ngƣời lao động tại địa phƣơng, giới thiệu và giải quyết việc làm cho các đối tƣợng ngƣời lao động, thực hiện chƣơng trình giảm hộ nghèo, tăng hộ khá; diện chính sách, bộ đội xuất ngũ; việc ký hợp đồng lao động, lƣơng và phụ cấp; đăng ký nội quy lao động và công tác giải quyết khiếu nại cho ngƣời lao động [86].

2.2.6. Thực hiện pháp luật về ử lý vi phạm hành đối với hộ kinh doanh

Tại các báo cáo năm của UBND quận Gò Vấp về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận cho thấy thực trạng về tình hình kiểm tra, xủ lý vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý thị trƣờng nhƣ sau:

- Năm 2015, tại Báo số 286/BC-UBND ngày 23 tháng 10 năm 2015 của UBND quận Gò Vấp về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - năm 2015 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Đội Quản lý thị trƣờng quận đã kiểm tra 117 vụ với 148 hành vi vi phạm, trong đó kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu 16 hành vi, kinh doanh hàng hóa nhập lậu 50 hành vi, vi

phạm quyền sở hữu trí tuệ 31 hành vi, vi phạm đăng ký kinh doanh 47 hành vi, an toàn - vệ sinh thực phẩm 01 vụ, vi phạm nhã hàng hóa 03 hành vi. Đã xử lý 93 vụ với tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nƣớc 1.165.300.000 đồng (các trƣờng hợp còn lại đang xử lý); các Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra 241 trƣờng hợp. UBND quận đã tổ chức triển khai cho 1500 lƣợt cá nhân, tổ chức kinh doanh ký cam kết không kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng khoogn đảm bảo chất lƣợng, an toàn thực phẩm.

- Năm 2016, Đội Quản lý thị trƣờng quận đã tiến hành kiểm tra 139 vụ, phát hiện 206 hành vi vi phạm, lập hồ sơ xử lý 138 trƣờng hợp với tổng số tiền đã nộp vào ngân sách là 1.765.143.000 đồng, tịch thu hàng hóa có giá trị 1.361.795.000 đồng; Các Đoàn kiểm tra liên ngành đã thực hiện kiểm tra 388 vụ trên các lĩnh vực phát hiện và xử lý 105 vụ vi phạm, tịch thu và tiêu hủy nhiều tang vật, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 440.300.000 đồng.

- Năm 2017, UBND quận thành lập 09 Đoàn kiểm tra liên ngành theo Quyết định số 33/2016/QĐ-UBND ngày 06/9/2016 của UBND Thành phố, tiến hành kiểm tra đối với 192 doanh nghiệp và 71 HKD sau đăng ký thành lập về các nội dung chấp hành điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và các quy định khác có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất kinh doanh thuốc thú y trái phép.

- Năm 2018, Đội Quản lý thị trƣờng đã kiểm tra 151 vụ, xử phạt vi phạm hành chính với tổng tiền phạt là 2.139.350.000 đồng. Các đoàn kiểm tra liên ngành đã tổ chức kiểm tra 298 lƣợt gồm 110 lƣợt kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm, 06 lƣợt kiểm tra liên ngành văn hóa - xã hội; kiểm tra về giá 182 lƣợt [86].

2.3. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về quản lý hộ kinh doanh từ thực tiễn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1. K t quả đạt được

2.3.1.1. Về hoạt động đăng ký, thay đổi hộ kinh doanh

Theo số liệu cung cấp từ Phòng Kinh tế quận Gò Vấp, từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn quận Gò Vấp đã thực hiện đăng ký kinh doanh và giải quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh nhƣ sau:

Bảng 1: Tình hình đăng ký kinh doanh trên địa bàn quận Gò Vấp từ năm 2014 đến năm 2018

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Cấp mới Chấm dứt Cấp mới Chấm dứt Cấp mới Chấm dứt Cấp mới Chấm dứt Cấp mới Chấm dứt 1483 423 1827 665 2243 722 2714 1046 2417 1138

(Nguồn báo cáo của UBND quận Gò Vấp) 2.3.1.2. Về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh

- Tình hình thu thuế các HKD trên địa bàn quận Gò Vấp

Mục tiêu công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế là phấn đấu 100 đối tƣợng có thực tế kinh doanh bao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh thời vụ vào diện quản lý thu thuế.

Chúng ta thấy đƣợc rằng trong những năm qua chi cục đã có rất nhiều cố gắng trong việc quản lý HKD cá thể, thể hiện thông qua việc cấp mã số thuế cho ngƣời nộp thuế và hàng năm chi cục đã đƣa thêm đƣợc nhiều hộ vào diện quản lý thuế, cụ thể:

- Năm 2015, chi cục đƣa thêm vào quản lý 333 hộ; - Năm 2016, chi cục đƣa thêm vào quản lý 139 hộ; - Năm 2017, chi cục đã đƣa thêm vào quản lý 239 hộ;

Tuy vậy, để đạt đƣợc công bằng xã hội và chống thất thu thuế, chi cục thuế vẫn phải khai thác triệt để những hộ còn sót lại. Việc bỏ sót những hộ này là do một số nguyên nhân sau: số lƣợng HKD cá thể cần quản lý rất lớn; hình thức kinh doanh đa dạng; trình độ văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật của ngƣời nộp thuế còn thấp so với khu vực doanh nghiệp và khu vực kinh tế

thuế cũng nhƣ kê khai thuế theo quy định pháp luật.

Tình trạng bỏ sót HKD này không những gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc mà còn gây khó khăn trong việc quản lý mã số thuế của nhà nƣớc, tạo sự phiền hà, tùy tiện trong việc hành xử của cán bộ thuế và đối tƣợng nộp thuế.

Trong công tác quản lý đối tƣợng nộp thuế, quản lý hộ cá thể có thể ngƣng nghỉ kinh doanh cũng đƣợc chi cục đặc biệt chú trọng. Theo quy định hiện tại thì HKD nghỉ cả tháng thì đƣợc miễn nộp thuế tháng đó. Điều này tạo điều kiện giải quyết những khó khăn tạm thời cho các HKD trong trƣờng hợp bất khả kháng phải nghỉ kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là một lỗ hổng cũng hệ thống quản lý Thuế mà ngƣời nộp thuế có thể lợi dụng để trốn nộp thuế, gây thất thu cho ngân sách nhà nƣớc. Một số nguyên nhân mà các HKD thƣờng nghỉ kinh doanh là: nghỉ để chuyển hƣớng kinh doanh khác, nghỉ để sáp nhập hoặc phân tách, nghỉ để di chuyển đến địa điểm kinh doanh khác, nghỉ do điều kiện kinh doanh gặp khó khăn,… Thời điểm thƣờng có nhiều HKD nghỉ là sau Tết nguyên đán do tình hình kinh doanh lúc này bị chững lại hay các HKD đi nghỉ lễ nhiều ngày chƣa về…

- Quản lý doanh thu

Việc quản lý doanh thu thuế, để nâng cao chất lƣợng thu ngân sách, cơ quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tƣợng nộp thuế mà cần nắm bắt tốt doanh thu kinh doanh của hộ cá thể. Đảm bảo thu đúng và đủ sát với doanh thu thực tế vì doanh thu là cơ sở để xác định số thuế phải nộp của HKD cá thể . Tùy theo phƣơng pháp nộp thuế của mỗi hộ cá thể mà cơ quan thuế có cách quản lý thuế khác nhau.

- Việc quản lý thuế đối với các hộ nộp thuế khoán khá phức tạp, để

tính ra con số khoán mức doanh thu cho từng đối tƣợng phải trải qua nhiều bƣớc, nhiều bộ phận tham gia. Ƣu điểm của thuế khoán là dễ dàng trong việc tính thuế, tạo ra đƣợc sự ổn định. Nhƣợc điểm chính là sự thiếu công bằng về nghĩa vụ thuế vì thƣờng áp đặt mức thuế cho phù hợp với biến động doanh

thu của từng hộ cá thể.

Bảng 2: Thống kê số thuế/HKD đối với hộ khoán từ năm 2014 - 2018

Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Bình quân tháng năm 2015 Bình quân tháng năm 2016 Bình quân tháng năm 2017 Bình quân tháng năm 2018 Số hộ 3.021 3.343 3.475 3700 Thuế 1.350.387.000 1.487.935.000 1.563.750.000 1.727.900.000 Thuế / 1 hộ 447.000 445.000 450.000 467.000

(Nguồn: Chi cục thuế quận Gò Vấp)

Doanh thu từ thuế khoán mang lại khá khiêm tốn, chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng doanh thu và tổng số thuế của HKD cá thể.

- Quản lý doanh thu, mức thuế đối với các HKD có sử dụng hóa đơn

Các HKD có sử dụng hóa đơn sẽ nộp thuế theo kết quả kinh doanh của mình trong kỳ kê khai quý tƣơng ứng với mức thuế khoán quy định theo từng ngành nghề kinh doanh. Việc kê khai này phải thật chính xác, đúng thời điểm. Hộ cá thể có nghĩa vụ và trách nhiệm về số liệu kê khai theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan thuế phải theo dõi kiểm tra, giám sát hóa đơn để đảm bảo chính xác.

Bảng 3: Thống kê số thuế/HKD đối với hộ có sử dụng hóa đơn từ năm 2015 đến năm 2018 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Bình quân tháng năm 2015 Bình quân tháng năm 2016 Bình quân tháng năm 2017 Bình quân tháng năm 2018 Số HKD 198 209 216 230 Thuế 203.247.000 214.225.000 221.292.000 240.948.000 Thuế/1 hộ 1.026.500 1.250.000 1.025.500 1.068.360

rất lớn. Đa số nguồn thu từ HKD cá thể là từ những hộ có sử dụng hóa đơn. - Nhược điểm của HKD có sử dụng hóa đơn:

Lợi dụng quy định tự khai, tự tính thuế mà một số hộ khai doanh thu thấp xuống để giảm số thu thuế. Đây có thể coi là một hành vi trốn thuế.

Ngoài ra, một số hộ còn trốn thuế bằng cách bán hàng không xuất hóa đơn hoặc có xuất hóa đơn nhƣng ghi thấp hơn so với giá trị thực tế, mua hóa đơn để lập giao cho khách hàng, mua hóa đơn để lập khống hợp thức hóa các khoản chi, hoặc có khi ngƣời nộp thuế tự hủy toàn bộ hóa đơn. Do đó gây thất thu về thuế.

- Quản lý nợ và đôn đốc thu nợ thuế

Việc quản lý nợ và đôn đốc thu nợ thuế là không thể thiếu trong quá trình quản lý thuế. Đặt biệt là đối với quản lý thuế các HKD cá thể. Đôn đốc thu nộp thuế là khâu thiết thực, quyết định số thu thực tế cho NSNN. Đội thuế liên phƣờng có trách nhiệm đôn đốc các HKD cá thể nộp thuế đúng hạn.

Nợ đọng qua từng năm: - Năm 2015: 10.718.000

Chúng ta có thể thấy đƣợc xu hƣớng nợ đọng giảm qua từng năm, để đạt đƣợc kết quả trên là do ý thức tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế ngày càng cao của ngƣời nộp thuế và sự hoạt động không biết mệt mỏi trong việc quản lý và đôn đốc việc thu nợ thuế của đội thuế liên phƣờng.

- Các hộ nợ đọng tiền thuế do nhiều nguyên nhân:

Một là tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn về tài chính nên xin

Chi cục cho nợ thuế.

Hai là bỏ, nghỉ hẳn không kinh doanh nữa hay di chuyển địa điểm kinh

doanh sang địa bàn khác. Đối với những trƣờng hợp HKD này không thực hiện báo cáo nên trong thời gian cán bộ thuế chƣa phát hiện ra thì số thuế vẫn lập bộ hàng tháng trên làm tăng số thuế nợ đọng.

Ba là nhiều HKD cố tình chây ỳ, dây dƣa trốn thuế. 2.3.1.3. Về quản lý môi trường

Hàng năm UBND quận đã chủ động ban hành kế hoạch về kiểm tra môi trƣờng, qua đó đã chủ động kiểm tra các HKD có dấu hiệu vi phạm về môi trƣờng đề xử lý theo quy định, đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trƣờng tại khu dân cƣ, tƣ vấn vận động các HKD sản xuất ngành nghề kim loại nhƣ dập, rèn, hàn, hóa chất đến sản xuất kinh doanh khu vực cho phép. Thực hiện tốt việc cấp giấy đăng ký đảm bảo môi trƣờng; gắn camera quan sát tại nhiều hẻm phố đề quan sát xử lý hành vi xả rác nơi công cộng; tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Chƣơng trình “Giảm sử dụng túi ni-lông” và Chƣơng trình “Tuần thu gom chất thải nguy hại hộ gia đình; công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng tại cơ sở đƣợc quan tâm (vận động nhân dân dọn dẹp vệ sinh, thu gom rác tại nơi cƣ trú, thực hiện nghiệm thu công tác thu gom rác,…), qua đó nhận thức về bảo vệ môi trƣờng của HKD đƣợc nâng lên.

2.3.1.4. Về quản lý đầu tư

Bảng 4: Vốn đầu tƣ tại HKD trên địa bàn quận Gò Vấp từ năm 2014 đến năm 2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

56.35 77.97 95,468 101,217 35,86

Nguồn: Báo cáo năm của quận Gò Vấp Hoạt động của HKD đã tận dụng đƣợc nguồn lực về vốn trong nhân dân, tạo việc làm cho ngƣời lao động, sử dụng hiệu quả công nghệ, kinh nghiệm, tay nghề của ngƣời lao động. Theo báo cáo năm 2015 của UBND quận Gò Vấp [86] tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2018 trên địa bàn quận có 32.689 HKD với số vốn đầu tƣ là 1.183.745 tỷ đồng, qua thống kê số vốn đầu tƣ từ năm 2014 đến năm 2018 cho thấy năm 2018 có số vốn đầu tƣ cho HKD thấp nhất trong năm năm, trong đó năm cận kề 2017 lại có số vốn đầu tƣ kinh doanh cho HKD cao nhất, điều này có thể hiểu việc đầu tƣ vào HKD thấp do ảnh hƣởng bởi tình hình kinh tế - xã hội tai địa phƣơng và đất nƣớc hoặc do

cơ chế khuyến khích đầu tƣ kinh doanh đối với HKD còn hạn chế so sự phát triển của xã hội.

2.3.1.5. Về quản lý lao động

Theo số liệu của Chi cục Thống kê quận Gò Vấp thì số lao động đang làm việc tại loại hình HKD trên địa bàn quận khoảng 65.378 lao động, đa phần các HKD trên địa bàn quận Gò Vấp sử dụng nguồn lao động là ngƣời trong hộ gia đình, họ hàng; hàng năm quận xây dựng kế hoạch và tổ chức giới thiệu việc làm và đào tạo nghề cho ngƣời lao động tại địa phƣơng, từ năm 2014 đến nay Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chƣa nhận đƣợc khiếu nại, phản ánh, kiến nghị từ HKD.

2.3.1.6. Về xử phạt vi phạm hành chính

Việc xử lý vi phạm hành chính tại lĩnh vực thuế, quản lý thị trƣờng, môi trƣờng, xây dựng, điện, giao thông đƣờng bộ tại quận Gò Vấp đƣợc UBND quận quan tâm chỉ đạo, hàng năm các ngành đều chủ động trình và báo xin ý kiến về chƣơng trình, kế hoạch kiểm tra đối với công tác này; công tác phối hợp kiểm tra giữa các ngành đƣợc thực hiện tốt, chẳng hạn việc kiểm tra các HKD thƣờng đƣợc tổ chức theo kế hoạch chung có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nƣớc nhƣ cơ quan thuế, môi trƣờng, UBND phƣờng, UBND quận, Phòng cháy chữa cháy. Qua việc kiểm tra cho thấy ý thức chấp hành pháp luật của HKD đƣợc nâng lên.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế trong quản lý đăng ký kinh doanh và nguyên nhân

- Thông tin về ngành nghề đăng ký kinh doanh và hoạt động của HKD còn hạn chế do việc trao đổi thông tin giữa UBND quận và HKD vẫn thông qua hình thức văn bản giấy và liên hệ làm việc tại Văn phòng Tiếp công dân quận, do đó chƣa đảm bảo tính kịp thời trong quản lý kinh doanh cũng nhƣ nhu cầu chính đáng của HKD. Chẳng hạn, các thông tin trên giấy đăng ký kinh doanh của HKD nhƣ địa chỉ email, website vẫn chƣa có quy định bắt buộc phải có các nội dung này, khiến cho nhiều HKD bỏ trống không điền từ

Đơn đăng ký kinh doanh, nên khi có yêu cầu trao đổi thông tin từ cơ quan quản lý với HKD sẽ không đƣợc tiện lợi.

- Việc quy định về ngành, nghề kinh doanh cũng có thể dẫn đến khó khăn trong đầu tƣ đối với HKD.

- Nhận thức của ngƣời đăng ký thành lập HKD và của công chức giải quyết hồ sơ cũng làm ảnh hƣởng đến tính minh bạch khi giải quyết đăng ký kinh doanh. Nhiều trƣờng hợp ngƣời đi đăng ký kinh doanh phải nhờ dịch vụ thì thủ tục đăng ký kinh doanh mới đƣợc thực hiện theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý hộ kinh doanh từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 61)