Khái niệm về thực hiện pháp luật quản lý hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý hộ kinh doanh từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 44)

Pháp luật là hệ thống những quy phạm (quy tắc hành vi hay quy tắc xử sự) có tính chất bắt buộc chung và đƣợc thực hiện lâu dài, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, do Nhà nƣớc ban hành (hoặc thừa nhận), thể hiện ý chí của nhà nƣớc và đƣợc nhà nƣớc đảm bảo thực hiện bởi các biện pháp tổ chức, giáo dục, thuyết phục, cƣỡng chế bằng bộ máy nhà nƣớc. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nƣớc và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nƣớc [82].

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) đƣợc tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, tức là không trái, không vƣợt quá khuôn khổ pháp luật quy định.

Có bốn hình thức thực hiện pháp luật:

Tuân thủ pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật không thực

hiện các hành vi xử sự mà pháp luật cấm.

Thi hành pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật chủ động thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Sử dụng pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật thực hiện các quyền của mình do pháp luật quy định.

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan nhà nƣớc, cán bộ, công chức nhà

nƣớc có thẩm quyền thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định [82].

Từ lý thuyết trên về thực hiện pháp luật nói chung, có thể đƣa ra khái niệm về thực hiện pháp luật về quản lý HKD nhƣ sau:

Thực hiện pháp luật quản lý HKD là việc các chủ thể, trước hết là cơ quan quản lý nhà nước và các HKD, thực hiện các hoạt động trong thực tiễn phù hợp với các quy định của pháp luật về quản lý HKD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý hộ kinh doanh từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 44)