Các nội dung cơ bản về thực hiện pháp luật quản lý hộ kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý hộ kinh doanh từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 54)

doanh

- Thực hiện pháp luật về đăng ký, thay đổi và chấm dứt hoạt động của

HKD: Chủ thể thực hiện là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình đủ điều kiện tham gia đăng ký kinh doanh, các chủ thể này căn cứ quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình hoặc thực hiện quyền về đầu tƣ kinh doanh theo quy định pháp luật; hình thức thực hiện pháp luật đối với các chủ thể này đƣợc khái quát nhƣ sau: Khi tham gia đăng ký kinh doanh HKD phải thực hiện đăng ký kinh doanh tại cơ quan cấp giấy phép kinh doanh (ngoại trừ những trƣờng hợp đƣợc miễn cấp giấy phép kinh doanh theo quy định tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP), trong quá trình kinh doanh nếu thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh (ngành nghề kinh doanh, thay đổi về vốn, nhân sự, địa điểm kinh doanh hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh) HKD phải chấp hành việc đăng ký về thay đổi nội dung ĐKKD cho cơ quan ĐKKD cấp huyện. Theo đó, HKD có quyền sử dụng các quy định pháp luật để yêu cầu cơ quan ĐKKD thực hiện các nội dung quy định theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc pháp luật quy định. Thông qua việc giải quyết các yêu cầu, kiến nghị hoặc tài phán hành chính của HKD cơ quan ĐKKD cũng phải tuân thủ, chấp hành, áp dụng các quy định pháp luật để giải quyết các nhu cầu hợp pháp của HKD sao cho các quyết định của mình phải đảm bảo đúng quy định pháp luật,

phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các HKD tham gia kinh doanh theo quy định pháp luật. Bên cạnh đó, cơ quan ĐKKD phải luôn tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp Nhân dân để kiến nghị cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quy định về kinh doanh không còn phù hợp với thực tiễn.

- Thực hiện pháp luật về quản lý thuế đối với HKD: Chủ thể thực hiện là cơ quan quản lý thuế và HKD, trên cơ sở các quy định pháp luật về quản lý thuế đối với HKD, cá nhân, nhóm cá nhân hoặc hộ gia đình phải có nghĩa vụ chấp hành các quy định về đăng ký thuế, thực hiện kê khai thuế đúng quy định, sử dụng hóa đơn tài chính đúng quy định, nộp thuế đúng và đầy đủ, không trốn thuế, có quyền phản ánh, kiến nghị hoặc tài phán hành chính đối với những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan thuế, công chức thực thi công vụ trong lĩnh vực thuế, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền về chính sách thuế để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ những quy định pháp luật về thuế không còn phù hợp với thực tiễn.

Đối với cơ quan quản lý thuế phải tuân thủ và thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về thuế trong việc quản lý HKD nhƣ: đăng ký, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ thuế, cƣỡng chế về thuế, quản lý thông tin về HKD, thanh kiểm tra về thuế, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định. Nếu cơ quan quản lý nhà nƣớc về thuế không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật về thuế, áp dụng thuế không đúng, lợi dụng chức vụ quyền hạn để bao che cho HKD trốn thuế, kê khai thuế trái quy định điều này sẽ ảnh hƣởng đến chất lƣợng thực hiện pháp luật về thuế sẽ là một trong các nguyên nhân kìm dẫn đến sự kìm hãm về đầu tƣ kinh doanh của HKD ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

- Thực hiện pháp luật về quản lý đầu tƣ đối với HKD

Pháp luật về đầu tƣ quy định HKD thực hiện đầu tƣ kinh doanh đối với những ngành nghề mà pháp luật không cấm, tại Luật Đầu tƣ năm 2014 quy

định cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình tham gia đăng ký, thành lập HKD chỉ đƣợc góp vốn, mua cổ phần với tƣ cách cá nhân không lấy tƣ cách tham gia đầu tƣ là HKD, cho nên cá nhân tham gia thành lập HKD phải tuân thủ nguyên tắc này. Việc đầu tƣ kinh doanh của HKD phải đƣợc quy định cụ thể, những ngành nghề nào đƣợc phép kinh doanh, ngành nghề nào không đƣợc phép kinh doanh, ngành nghề nào là kinh doanh có điều kiện, việc quy định nhƣ thế là cũng đảm bảo sự ổn định và trật tự xã hội. Các cơ quan nhà nƣớc, cá nhân đƣợc phân quyền, giao quyền trong quá trình thực hiện quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ cũng phải tuân thủ, chấp hành và áp dụng đúng các quy định pháp luật, theo đó các chủ thể này phải thực hiện đúng và đầy đủ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đƣợc giao để áp dụng đúng các quy định pháp luật liên quan, việc lạm quyền, lộng quyền, gây khó khăn phiền hà trong hoạt động đầu tƣ đối với HKD sẽ ảnh hƣởng đến việc hoạt động đầu tƣ đối với HKD theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện pháp luật về quản lý môi trƣờng đối với HKD, chủ thể của thực hiện pháp luật về môi trƣờng gồm cơ quan quản lý nhà nƣớc, cá nhân đƣợc phân quyền, giao quyền theo quy định pháp luật và HKD, cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trƣờng theo các nội dung tại Luật Bảo vệ môi trƣờng năm 2014, tuân thủ các quy định pháp luật về môi trƣờng, thi hành các nội dung đƣợc giao theo thẩm quyền nhƣ: triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc phạm vi quản lý của mình; giúp Chính phủ xây dựng, tổ chức thực hiện, hƣớng dẫn các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trƣờng theo kế hoạch bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc xác nhận; Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trƣờng của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Phối hợp với chủ đầu tƣ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trƣờng xảy ra trong

quá trình thực hiện dự án, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chỉ đạo việc thống kê nguồn thải, đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trƣờng của cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở này; có trách nhiệm ƣu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trƣờng đƣợc chứng nhận nhãn sinh thái theo quy định của pháp luật thông tin quảng bá các sản phẩm thân thiện với môi trƣờng; Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trƣờng.

Đối với HKD phải tuân thủ các quy định về điều cấm đối với pháp luật về môi trƣờng; đồng thời chấp hành các quy định về môi trƣờng nhƣ: Thu gom và xử lý nƣớc thải theo quy định của pháp luật; Thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải rắn; Có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế việc phát tán bụi, khí thải độc hại và tác động xấu khác đến môi trƣờng xung quanh; Phải có kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trƣờng cho toàn bộ quá trình thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và tiến hành cải tạo, phục hồi môi trƣờng trong quá trình thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; ký quỹ phục hồi môi trƣờng theo quy định; Khoáng sản có tính chất độc hại phải đƣợc lƣu giữ, vận chuyển bằng thiết bị chuyên dụng, đƣợc che chắn tránh phát tán ra môi trƣờng; Việc sử dụng máy móc, thiết bị có tác động xấu đến môi trƣờng, hóa chất độc hại trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản phải chịu sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng; có trách nhiệm giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải và thu hồi năng lƣợng từ chất thải; có trách nhiệm giảm thiểu và xử lý chất thải trƣớc khi xả thải vào lƣu vực sông theo quy định của pháp luật; khi HKD kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trƣờng tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 78 của Luật này; Phân bón, sản phẩm xử lý môi trƣờng chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải đƣợc xử lý theo quy định về quản lý chất thải; Khu chăn nuôi tập trung phải có

phƣơng án bảo vệ môi trƣờng và đáp ứng yêu cầu bảo đảm vệ sinh môi trƣờng đối với khu dân cƣ; sử dụng pháp luật để đề xuất, kiến nghị đến cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quy định pháp luật về môi trƣờng không còn phù hợp.

- Thực hiện pháp luật về quản lý lao động đối với HKD, chủ thể là cơ quan quản lý nhà nƣớc về lao động đối với HKD và chủ HKD là ngƣời sử dụng lao động; nội dung về thực hiện pháp luật luật đối với HKD là các hoạt động thanh tra, kiểm tra, bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng cho ngƣời lao động, thực hiện tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho ngƣời lao động, quy định về chế độ tiền lƣơng cho ngƣời lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế độ nghỉ thai sản, nghỉ do bị bệnh,…v.v. Các chủ thể quản lý gồm cơ quan nhà nƣớc và HKD phải căn cứ các quy định pháp luật hiện hành về lao động và các quy định khác có liên quan chấp hành, sử dụng, áp dụng pháp luật về lao động theo quy định hiện hành để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, ngƣời sử dụng lao động

- Thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với HKD, chủ thể gồm cá nhân đƣợc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và cá nhân là chủ HKD bị xử phạt vi phạm hành chính; nội dung quy định chung về xử phạt vi phạm hành chính đƣợc quy định tại Luật này, cụ thể: có hai hình thức xử phạt đó là hình thức xử phạt chính (phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tuy theo mức độ vi phạm của HKD) và hình thức xử phạt bổ sung (thu hồi giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh có thời hạn, tịch thu tang vật phƣơng tiện vi phạm hành chính, trục xuất), ngoài ra HKD còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả (buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm hành chính gây ra, buộc tháo dỡ công trình xây dựng sai phép, không phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép, buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả do ô nhiễm môi trƣờng gây ra,…v.v); thẩm quyền xử phạt

hành chính) và hành vi vi phạm hành chính (hành vi vi phạm hành chính đƣợc Chính phủ quy định chi tiết tại các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nƣớc theo ngành, lĩnh vƣc), hình thức áp dụng việc xử phạt là văn bản có tên gọi là quyết định xử phạt vi phạm hành chính; chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính là HKD có quyền sử dụng pháp luật để thực hiện các quyền tài phán về hành chính nhƣ: khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính để đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

1.3.3. Các y u tố tác động đ n thực hiện pháp luật quản lý hộ kinh doanh

Thứ nhất, các yếu tố khách quan

- Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế đây là yếu tố có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của các HKD.

Quá trình hội nhập kinh tế, nhờ việc bãi bỏ các rào cản đối với các luồng lƣu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn đầu tƣ,…giá của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh sẽ có xu hƣớng giảm do giảm các chi phí cho nhập khẩu. Do vậy, tự do hóa thƣơng mại góp phần giảm chi phí và tăng năng lực cạnh tranh hàng hóa, dịch vụ của các HKD. Đồng thời, thƣơng mại tự do còn cho phép các HKD giảm các chi phí giao dịch, kinh doanh nhờ các nguyên tắc chung đƣợc thống nhất; hội nhập kinh tế quốc tế sẽ góp phần nâng cao sức cạnh tranh và hiệu qủa hoạt dộng sản xuất kinh doanh của HKD.

Trong tiến trình hội nhập, đối với HKD không có sự bảo hộ của Nhà nƣớc, sẽ làm gia tăng mạnh mẽ áp lực cạnh tranh từ bên ngoài, đây là thách thức lớn, nhƣng cũng là cơ hội để HKD tự vƣơn lên, là động lực để HKD buộc phải đổi mới quản lý, công nghệ, cải tiến sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh mới có thể tồn tại trên thị trƣờng. Ngoài ra, hội nhập quốc tế còn tạo nhiều cơ hội cho HKD tiếp cận khoa học - công nghệ kỹ thuật hiện đại, học hỏi những kinh nghiệm quản lý SXKD tiên tiến của các nƣớc, từ đó góp phần nâng cao năng lực quản trị SXKD.

Bên cạnh những cơ hội, vẫn còn những thách thức, khó khăn nhƣ các HKD sẽ phải chịu sự gia tăng sức ép cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu và các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài ngay tại thị trƣờng trong nƣớc.

- Quan điểm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà

nước:

Đây là yếu tố có tác động trực tiếp đến sự phát triển của các HKD.

Nhằm tạo điều kiện cho các HKD có cơ hội và điều kiện thuận lợi để phát triển thì Đảng, Nhà nƣớc phải có chủ trƣơng, đƣờng lối, cơ chế, chính sách phù hợp, quan tâm hỗ trợ cho HKD phát triển. Các chính sách, cơ chế cần hƣớng đến là tập trung tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho các HKD và ngƣời dân vì đây là một động lực quan trọng thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội.

Cơ chế, chính sách Nhà nƣớc với các quy định của Luật, văn bản dƣới Luật, các chính sách thuế, các chế độ ƣu đãi áp dụng tại địa phƣơng và cho từng mô hình là vấn đề bao trùm và ảnh hƣởng đến hầu hết vấn đề SXKD. Từ quy mô thị trƣờng, hỗ trợ, tạo điều kiện về tiếp cận vốn cho cơ sở SXKD, cơ chế chính sách hỗ trợ về đổi mới, ứng dụng phát triển KH-CN, mặt bằng SXKD, hạ tầng kỹ thuật đều chịu ảnh hƣởng từ cơ chế chính sách của cơ quan Nhà nƣớc.

Khi cơ chế chính sách của Nhà nƣớc thông thoáng, giảm thủ tục rƣờm rà sẽ là môi trƣờng thuận lợi thông thoáng giúp cho HKD có điều kiện, cơ hội phát triển cả về số lƣợng, chất lƣợng, quy mô và ngƣợc lại, sẽ là rào cản cho sự phát triển của các HKD.

- Điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý là điều kiện quan trọng để phát triển toàn diện và cân đối các loại hình HKD theo cơ cấu ngành nghề với xu hƣớng công nghiệp - dịch vụ.

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. là giá đỡ cho toàn bộ sự sống của con ngƣời và tƣ liệu sản xuất; là cơ sở mặt bằng để các HKD thuê và mở rộng quy mô sản xuất.

Các nguồn tài nguyên tại địa phƣơng đóng vai trò to lớn trong việc tạo nên nguồn nguyên liệu, nhiên liệu và năng lƣợng trong phát triển cơ cấu ngành nghề đa dạng, phong phú, đặc biệt là định hƣớng cho các HKD theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện pháp luật về quản lý hộ kinh doanh từ thực tiễn quận gò vấp, thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 54)