Thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục trong thanhtra chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 30 - 34)

chức, cá nhân có thực hiện đúng chính sách, pháp luật của ngành hay không. Nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân làm sai hoặc làm chậm thì hướng dẫn sửa chữa và thực hiện đúng quy định. Mục đích của thanh tra là phát hiện, phát huy những nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử lý những vi phạm, bảo đảm để các cơ quan, tổ chức và cá nhân tuân thủ và chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy định của pháp luật. Thông qua công tác thanh tra tuyên truyền, giáo dục pháp luật của ngành, góp phần tích cực vào việc giúp các cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu đúng và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và đó cũng là một hoạt động bảo đảm tăng cường pháp chế cho ngành Nội vụ.

1.2. Thẩm quyền, nội dung, trình tự, thủ tục trong thanh tra chuyên ngành nội vụ ngành nội vụ

1.2.1. Thẩm quyền

Để bộ máy nhà nước hoạt động chính xác, nhịp nhàng và hiệu quả, nhà nước tiến hành “phân công lao động” giữa các bộ phận của bộ máy, nghĩa là phân định thẩm quyền. Thẩm quyền của cơ quan nhà nước bắt nguồn từ thẩm quyền của nhà nước, nên thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước không bao giờ được lớn hơn thẩm quyền của nhà nước. Mỗi loại cơ quan hành chính nhà nước được trao những chức năng và quyền hạn cụ thể. Tùy từng loại hình cụ thể có thể chia thẩm quyền thành thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng. Thẩm quyền chung được trao cho những tổ chức hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý trên quy mô rộng và nhiều mặt. Đó là những cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các chức năng vừa mang tính chất ngành, vừa mang tính chất lãnh thổ. Thẩm quyền riêng được trao cho các tổ chức hành

chính nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực cụ thể như Sở Nội vụ ở cấp tỉnh.

Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về: Tổ chức bộ máy; vị trí việc làm; biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập; cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ, công chức cấp xã; những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua - khen thưởng và công tác thanh niên. Do đó, thẩm quyền của Sở Nội vụ là thực hiện các chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung được giao nêu trên theo quy định.

Thanh tra chuyên ngành nội vụ với tư cách là một chức năng, một giai đoạn trong chu trình quản lý Nhà nước, một phương thức thực hiện việc kiểm soát hành chính nên gắn liền với tính chất, đặc điểm cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành. Trên cơ sở đó, cơ quan thanh tra của Sở Nội vụ có thẩm quyền thanh tra các nội dung quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực nội vụ mà nhà nước đã phân công cho ngành nội vụ thực hiện nhằm hướng các đối tượng đi đúng mục tiêu quản lý. Vì đối tượng thanh tra của ngành nội vụ là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cho nên, thẩm quyền chủ yếu của Thanh tra Sở Nội vụ khi tiến hành tổ chức và thực hiện các cuộc thanh tra được thể hiện qua các nội dung sau:

Thứ nhất, tham mưu cho lãnh đạo Sở xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và trình lãnh đạo phê duyệt kế hoạch theo quy định.

Thứ hai, thanh tra Sở Nội vụ tiến hành thanh tra trên cơ sở quyết định thanh của Giám đốc Sở Nội vụ.

Thứ ba, trong quá trình tiến hành thanh tra, Đoàn thanh tra được sử dụng các quyền: Yêu cầu đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; Yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo bằng văn bản, giải trình về những vấn đề liên quan đến nội dung thanh tra; kiến nghị đối tượng thanh tra hoặc cơ quan quản lý cấp trên của đối tượng thanh tra xử lý các hành vi, các nội dung vi phạm liên quan đến các công tác quản ý nhà nước về lĩnh vực nội vụ.

Thứ tư, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở Nội vụ và tổng kết, rút kinh nghiệm các cuộc thanh tra.

1.2.2. Nội dung thanh tra chuyên ngành nội vụ

Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ được thực hiện theo Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ. Nghị định này quy định 13 nội dung của thanh tra chuyên ngành nội vụ:

- Nội dung thanh tra hành chính, bao gồm thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định 90/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Nội vụ, chỉ bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ.

- Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp và quản lý biên chế nhà nước

phương, địa giới hành chính

- Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức

- Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức; đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; những việc cán bộ, công chức không được làm; quy tắc nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức

- Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tiền lương

- Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tổ chức hội và các tổ chức phi chính phủ

- Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ nhà nước - Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực cải cách hành chính nhà nước

- Nội dung thanh tra chuyên ngành trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

- Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công tác thanh niên - Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng - Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực tôn giáo.

1.2.3. Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, đối với tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ được thực hiện tại Chương 2, Thông Tư 90/TT-BNV ngày 10/12/2012 của Bộ Nội vụ Quy định quy trình, nội dung thanh tra về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức. Theo đó, trình tự thủ tục thanh tra chuyên ngành nội vụ được thực hiện gồm 03 phần chủ yếu trong đó các nội dung cụ thể như sau:

cuộc thanh tra cần khảo sát, nắm bắt tình hình đối tượng dự kiến để quyết định thanh tra. Sau đó ban hành Quyết định thanh tra, xây dựng và phê duyệt kế hoạch tiến hành thanh tra, chuẩn bị các nội dung để triển khai thanh tra.

Tiếp theo là giai đoạn tiến hành thanh tra bao gồm các bước: Công bố quyết định thanh tra, tiến hành thực hiện thanh tra trực tiếp tại cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra, trong quá trình thanh tra có thể sửa đổi, bổ sung kế hoạch hoặc thay đổi Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra nếu thấy cần thiết. Quá trình thực hiện thanh tra trực tiếp được ghi trong Nhật ký Đoàn thanh tra theo quy định và kết thúc việc thanh tra trực tiếp tại nơi được thanh tra.

Cuối cùng là giai đoạn kết thúc thanh tra: Trong giai đoạn này, các thành viên trong đoàn sẽ tổng hợp, báo cáo các nội dung được giao thực hiện trong khi thanh tra trực tiếp tại đơn vị. Trưởng đoàn Thanh tra có trách nhiệm tổng hợp chung kết quả thanh tra và xây dựng dự thảo kết luận thanh tra trình Giám đốc Sở xem xét cho ý kiến, quyết định đối với những đề xuất, kiến nghị trong dự thảo kết luận thanh tra. Ký, ban hành và công bố, công khai kết luận trực tiếp tại cơ quan, đơn vị của đối tượng thanh tra. Đoàn thanh tra họp rút kinh nghiệm và bàn giao, lưu trữ hồ sơ thanh tra theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 30 - 34)