Nhận xét về tổ chức và hoạt động thanhtra chuyên ngành nội vụ tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 64)

vụ tại tỉnh Cao Bằng

2.3.1. Kết quả đạt được, nguyên nhân của kết quả

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017, tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ tỉnh Cao Bằng đã đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thanh tra nhưng từ năm 2012 thanh tra Sở Nội vụ tỉnh Cao Bằng đã bắt đầu tổ chức các cuộc thanh tra đầu tiên góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước ngành nội vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Bắt

đầu từ đây, hàng năm đều xây dựng và tổ chức được 02 đến 03 cuộc làm cho hoạt động thanh tra chuyên ngành của Sở càng đi vào nề nếp, các cuộc kiểm tra ngày càng tăng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của ngành. Số lượng các cuộc thanh tra tuy không tăng nhưng ổn định đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của ngành. Tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ tỉnh Cao Bằng luôn đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo các văn bản hướng dẫn về thanh tra và thanh tra chuyên ngành.

Thứ hai, qua công tác thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và nhiều hạn chế, thiếu sót của các chủ thể tham gia thực hiện công tác nội vụ, qua đó xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật, những sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ, công chức, viên chức, hướng dẫn và chấn chỉnh các cá nhân, tổ chức thực hiện đúng các quy định của pháp luật về công tác nội vụ. Kết quả thanh tra, kiểm tra công tác nội vụ của tỉnh Cao Bằng đã góp phần phòng ngừa, răn đe và có hiệu quả. Có thể nói các cơ quan, tổ chức sau khi được thanh tra đã có ý thức và quan tâm, thực hiện tốt hơn đến công tác nội vụ tại cơ quan, đơn vị.

Thứ ba, kết quả thanh tra đạt được tương đối toàn diện về các mặt của công tác nội vụ như: công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; chế độ chính sách cho công chức, viên chức; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tiêu chuẩn ngạch công chức; chuyển đổi vị trí công tác; quản lý hồ sơ công chức, viên chức; công tác thi đua khen thưởng; công tác văn thư lưu trữ và công tác giải quyết thủ tục hành chính.

Để có được kết quả nêu trên, có thể đánh giá dựa trên những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

Một là, hệ thống các văn bản pháp luật về công tác thanh tra ngày càng được hoàn chỉnh nhất là sau khi Nghị định số 90/2012/NĐ-CP ngày 05/11/2012 của Chính phủ ra đời là kim chỉ nam cho tổ chức và hoạt động thanh tra của ngành nội vụ. Các văn bản liên quan đến các nội dung thuộc lĩnh

vực nội vụ cũng được quan tâm và ban hành phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện cho công tác thanh tra, kiểm tra có cơ sở, căn cứ khoa học để hướng dẫn, chỉ ra những vi phạm mà tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, kiểm tra chưa thực hiện theo đúng quy định.

Hai là, kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm được xây dựng theo hướng dẫn công tác thanh tra của Bộ Nội vụ. Số lượng, nội dung kế hoạch thanh, kiểm tra ban hành phù hợp với tình hình thực tiễn của Sở, có tính khoa học, khả thi, do đó hàng năm đều thực hiện đảm bảo đúng tiến độ.

Thứ ba, đội ngũ công chức chuyên trách thanh tra và các cộng tác viên thanh tra có tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ, có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để đảm nhiệm nhiệm vụ được giao. Hiện nay, 100% công chức, viên chức Sở Nội vụ tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc đều có trình độ chuyên môn đại học trở lên, hàng năm đều được đánh giá, phân loại hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

2.3.2. Hạn chế bất cập và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế, bất cập

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2017, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực nội vụ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tích cực vào việc cải cách hành chính nhà nước, hoàn thiện thể chế liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành nội vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ tỉnh Cao Bằng vẫn còn tồn tại hạn chế, thể hiện ở một số nội dung sau:

Một là, hạn chế trong việc triển khai nội dung và tổ chức thanh tra Theo hướng dẫn tại Nghị định số 90/NĐ-CP ngày 05/11/2012 của Chính phủ quy định các nội dung thanh tra chuyên ngành nội vụ bao gồm 13 lĩnh vực, tuy nhiên hoạt động thanh tra trong thời gian qua vẫn còn tình trạng

bỏ trống một số nội dung trong khi thực hiện như: lĩnh vực quản lý nhà nước về công tác tôn giáo vẫn chưa được đưa vào nội dung kế hoạch thanh tra hàng năm. Qua số liệu tổng hợp công tác thanh tra nêu trên cho thấy số lượng các cuộc thanh tra quá ít, trung bình chỉ có 02 cuộc thanh tra trong 01 năm trong khi số lượng đối tượng thanh tra là các cơ quan, đơn vị đầu mối lớn là 19 Sở, ban, ngành và 13 huyện, thành phố, chưa tính đến số lượng các cơ quan, đơn vị trực thuộc là các đơn vị sự nghiệp và các tổ chức Hội. Như vậy, nếu chỉ tính số lượng cơ quan, đơn vị đầu mối lớn thì hơn 8 năm nữa mới thanh tra hết một lượt tổng số 32 cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp trong toàn tỉnh và trung bình sau 15 năm một cơ quan đơn vị mới được tiếp tục thanh tra công tác nội vụ. Trong khi đó niên độ thanh tra thường xuyên là 2 đến 3 năm điều đó có nghĩa sẽ có hơn 12 năm bị bỏ trống, các đối tượng thanh tra sẽ không phải chịu sự tác động của công tác thanh tra, giám sát. Điều này cho thấy hiệu quả công tác thanh tra đem lại sẽ không cao, sẽ chậm phát hiện những sai phạm trong lĩnh vực nội vụ làm giảm chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác nội vụ.

Đối với việc tổ chức và hoạt động thanh tra trong thời gian qua cũng thể hiện việc đổi mới nội dung, cách thức, phương pháp thanh tra còn chậm, chủ yếu thực hiện theo phương pháp truyền thống là thanh tra theo kế hoạch hàng năm, các hình thức thanh tra đột xuất, thanh tra theo chuyên đề chưa được triển khai thực hiện. Kết quả thanh tra chưa chỉ ra được nhiều sai phạm cụ thể, chưa làm rõ được trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sai phạm nên chất lượng các kiến nghị thanh tra còn hạn chế. Kết luận thanh tra còn chung chung, hiệu lực pháp lý của kết luận thanh tra chưa cao, chủ yếu sử dụng biện pháp nhắc nhở, kiến nghị hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản hoặc hành vi sai phạm nên nhiều đối tượng thanh tra chưa nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra.

Hai là, văn bản hướng dẫn một số nội dung trong lĩnh vực nội vụ vẫn còn nhiều bất cập trong khi thực hiện

Việc tổ chức và hoạt động thanh tra ngành nội vụ liên quan đến rất nhiều luật, văn bản hướng dẫn chuyên ngành, tuy nhiên, trong quá trình áp dụng còn nhiều quy định chưa rõ ràng, chưa thống nhất gây khó khăn cho cơ quan, tổ chức khi thực hiện và khó khăn cho công tác thanh tra, kiểm tra, cụ thể như:

- Đối với công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý, theo quy định tại Điều 8 Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19 tháng 02 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo chưa quy định cụ thể đối với những trường hợp trong thời hạn 5 năm được luân chuyển, điều động bổ nhiệm 2 đến 3 vị trí có chức vụ tương đương thì thời gian bổ nhiệm lại tính từ thời gian bổ nhiệm chức vụ lần đầu hay thời gian bổ nhiệm chức vụ lần 2, lần 3; hoặc trong quy định về lấy phiếu tín nhiệm của tập thể cán bộ chủ chốt không xác định rõ thành phần cán bộ chủ chốt, do đó, mỗi cơ quan có thể xác định phạm vi cán bộ chủ chốt khác nhau; việc lấy phiếu tín nhiệm đã thể hiện tính tích cực, dân chủ, phát huy trí tuệ và sức mạnh tập thể nhằm hạn chế những biểu hiện độc đoán, chuyên quyền của lãnh đạo, tuy nhiên nhiều khi kết quả của việc thăm dò tín nhiệm chưa phản ánh đúng sự tín nhiệm về năng lực và phẩm chất đạo đức của người được lấy phiếu do chịu sự chi phối bởi các mối quan hệ cá nhân.

- Việc thực hiện nâng ngạch cho công chức cũng là một vấn đề cần quan tâm trong công tác nội vụ. Cụ thể, đối với công chức cấp xã đang giữ ngạch cán sự, theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP quy định: "Công chức cấp xã đã được xếp lương theo một

trong các ngạch công chức hành chính quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới." Như vậy, công chức cấp xã đang giữ ngạch cán sự, khi có bằng đại học sẽ được xếp vào ngạch chuyên viên (mã ngạch 01.003) tại thời điểm được cấp bằng. Tuy nhiên, đối với công chức cấp huyện và công chức các sở, ban, ngành thì vẫn phải thi nâng ngạch từ cán sự lên ngạch chuyên viên. Những công chức này ngoài việc có bằng tốt nghiệp đại học phải có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ Quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý công chức. Như vậy, cùng được xếp ngạch chuyên viên sau khi nâng ngạch và được hưởng lương bậc 1, hệ số 2,34 nhưng công chức cấp xã được xếp ngạch ngay kể từ ngày có bằng đại học trong khi công chức cấp huyện và cấp sở phải tự học tập, đào tạo bồi dưỡng để đảm bảo đủ các điều kiện tiêu chuẩn mới được tham gia dự thi và chờ khi có cuộc thi mới được đăng ký dự thi. Có những trường hợp công chức giữ ngạch cán sự, chuyên viên cao đẳng (mã số 01a.003) dù đã có bằng đại học và chờ 5 năm mới có đợt thi nâng ngạch lên chuyên viên nhưng khi thi lại bị trượt, tuy nhiên trong thực hiện nhiệm vụ những trường hợp này lại là người có năng lực, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đây là một trong những bất cập trong quy định về quản lý cán bộ công chức, chưa có sự công bằng trong việc thực hiện chế độ gây ảnh hưởng tâm lý cho công chức.

- Đối với việc đánh giá công chức, được chuyển từ cách thức tự kiểm điểm và bình bầu sang đánh giá trên 04 nội dung: chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính

trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc; năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác; chú trọng đến kết quả thực hiện được giao; sử dụng phương pháp đánh giá kết hợp giữa hình thức tự đánh giá của công chức, các góp ý của tập thể đơn vị công tác, và ý kiến của thủ trưởng đơn vị để xếp loại công chức hàng năm theo các mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và không hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, qua thực tiễn việc đánh giá công chức hiện nay cho thấy việc đánh giá chưa phản ánh sát thực về phẩm chất và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức. Các tiêu chí còn chung chung, áp dụng cho nhiều đối tượng, nhiều nhóm cán bộ, công chức, viên chức, chưa cụ thể hoá cho từng loại hoạt động công việc do chúng ta đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống danh mục vị trí việc làm. Khi đánh giá khó phân biệt được ranh giới giữa mức độ hoàn thành nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặc biệt là rất khó để xác định mức độ “hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”. Công tác đánh giá còn mang tính nội bộ, khép kín, thiếu sự đánh giá độc lập, các thành viên được tham gia cuộc họp đánh giá bao giờ cũng có số phiếu cao hơn những người không được tham gia cuộc họp. Hơn nữa, các kết quả đánh giá mức độ phân loại của mỗi công chức trong từng cơ quan, đơn vị lại có sự liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu, phản ánh đến mức độ hoàn thành nhiệm vụ, thành tích của bộ máy lãnh đạo cũng như tập thể tổ chức, cơ quan, đơn vị. Chính vì vậy quan điểm khi đánh giá vẫn mang tính duy tình, “dĩ hòa vi quý” giữ vai trò chủ đạo. Các tiêu chí còn định tính, cảm tính dẫn đến sự bất bình đẳng, chưa đảm bảo công bằng cho mỗi công chức. Vì thế, kết quả đánh giá còn chưa đảm bảo chính xác, khách quan, công tâm, chưa tạo cơ sở tin cậy cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Ba là, hạn chế về đội ngũ công chức thanh tra chuyên ngành và cộng tác viên thanh tra.

Qua kết quả tổ chức và thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành nội vụ cho thấy một khó khăn liên quan đến nguồn nhân lực thực hiện nhiệm vụ đó là số lượng và chất lượng công chức thanh tra chuyên ngành và công tác viên thanh tra.

- Về số lượng biên chế của thanh tra chuyên ngành nội vụ so với khối lượng công việc thực tiễn nhìn chung còn thiếu. Thanh tra chuyên ngành lĩnh vực nội vụ hoạt động trong địa bàn rộng, có số lượng đối tượng lớn nhưng số lượng công chức thực hiện nhiệm vụ tại Thanh tra Sở chưa đảm bảo đáp ứng được số lượng công việc phải thực hiện (04 người); có trường hợp công chức thanh tra được chuyển đến bộ phận thanh tra được 2 năm sau mới được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và gần một năm sau nữa mới được bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên. Còn đối với đội ngũ cộng tác viên của Sở đều là những công chức tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Sở phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và kiêm nghiệm nhiều công việc. Số lượng đội ngũ cộng tác viên thanh tra cũng không ổn định, khi phòng chuyên môn có nhiều công việc đột xuất thì sẽ phải tạm dừng tham gia đoàn thanh tra.

- Về chất lượng thanh tra viên chuyên ngành nội vụ và cộng tác viên thanh tra cũng còn hạn chế. Mặc dù công chức thanh tra đều có trình độ đại học trở lên nhưng một số công chức trong số này có chuyên ngành chưa phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực nội vụ. Chỉ có chuyên ngành Luật và hành chính là tương đối phù hợp. Công tác đào tạo cũng còn hạn chế, ít có cơ hội tham gia các lớp tập huấn hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ, đối với thanh tra viên còn được học lớp nghiệp vụ thanh tra cơ bản, nhưng đối với các cộng tác viên thanh tra thì chưa có công chức nào được tham gia lớp bồi dưỡng hay tập huấn về công tác thanh tra. Trong khi yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ của

công tác thanh tra đòi hỏi mỗi công chức phải có những kiến thức, kỹ năng tổng hợp về quản lý nhà nước, pháp luật, kinh nghiệm xử lý trong công tác thanh tra và đổi mới về phương pháp thanh tra...mới có thể đáp ứng được yêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 64)