Các yếu tố tác động đến thanhtra chuyên ngành nội vụ ở cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 34 - 43)

1.3.1. Chính sách pháp luật luật về công chức, công vụ và thanh tra

Chính sách pháp luật là cơ sở pháp lý để thực hiện hoạt động thanh tra ngành nội vụ, là hệ thống các văn bản pháp luật về lĩnh vực nội vụ. Đó là tổng hợp các quy tắc, quy định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực nội vụ, nó có tính chất bắt buộc phải thực hiện nhằm thiết lập trật tự cho các nhiệm vụ của ngành tổ chức, góp phần duy trì sự ổn định và phát triển bộ máy hành chính nhà nước. Đây là cơ sở quan trọng đầu tiên nhằm hướng tới các hành vi của chủ thể có liên quan đến lĩnh vực nội vụ được diễn ra trong một khuôn khổ mà chủ thể

quản lý nhà nước mong muốn. Chính vì vậy, việc ban hành các chính sách pháp luật đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu đổi mới về hoạt động quản lý nhà nước là yêu cầu cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Có thể thấy, các chính sách pháp luật liên quan đến công tác thanh tra ngành nội vụ được thể hiện ở các nội dung sau:

Thứ nhất, chính sách pháp luật về công chức, công vụ chính là cơ sở pháp lý để xem xét, đánh giá và xử lý đối với các loại vi phạm công vụ, công chức. Đây cũng là cơ sở để tiến hành hoạt động thanh tra.

Hệ thống chính sách pháp luật về công chức, công vụ quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ, công vụ như Luật cán bộ, công chức; Luật viên chức và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành. Cụ thể, trong Luật cán bộ, công chức quy định: Trong thi hành công vụ, cán bộ, công chức có nghĩa vụ thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; Có ý thức tổ chức kỷ luật; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước; Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao; Chấp hành quyết định của cấp trên. Ngoài ra, công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị còn phải thực hiện các nghĩa vụ: Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của cán bộ, công chức; Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;

Liên quan đến đạo đức công vụ, cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ và phải tuân thủ các quy định về văn hóa giao tiếp ở công sở và văn hóa giao tiếp với nhân dân như: phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc; không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Đồng thời, để đảm bảo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm việc hiệu quả trong từng điều kiện cụ thể hoặc những lĩnh vực đặc thù trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước, Chính phủ ban hành những chính sách phù hợp để tạo sự công bằng trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy hành chính. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều chính sách luật, văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền được ban hành nhưng trong quá trình thực thi đã có một số văn bản bộc lộ những vấn đề bất cập trong việc thi hành, áp dụng luật vào thực tiễn làm giảm hiệu quả của văn bản Luật, hiệu quả chính sách không đạt được như mục tiêu đề ra. Trong hệ thống chính sách pháp luật của ngành nội vụ cũng có một số văn bản luật có nội dung không phù hợp với thực tế của tỉnh Cao Bằng, không giải quyết được vấn đề đặt ra trong nội dung chính sách. Ví dụ: tại Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, trong đó quy định chính sách ưu tiên trong tuyển dụng công chức đối với người dân tộc thiểu số là “ được cộng 20 điểm vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển”. Thực tế, việc cộng điểm ưu tiên cho thí sinh dự tuyển là người dân tộc thiểu số đối với tỉnh Cao Bằng là không phù hợp vì tỉnh Cao Bằng là tỉnh miền núi, có trên 95% là người dân tộc thiểu số, trong đó có 75,4% là người dân tộc Tày, Nùng. Nếu tính cộng điểm ưu tiên cho tất cả các thí sinh là người dân tộc thiểu số thì kết

quả đạt được không sẽ không đúng với mục tiêu đề ra về chính sách ưu tiên vì mỗi kỳ thi tuyển công chức đều có từ 80 đến 96% số thí sinh dự thi là người dân tộc thiểu số. Như vậy, nếu thực hiện chính chính sách ưu tiên theo quy định đối với tỉnh Cao Bằng thì sẽ không đạt được hiệu quả.

Thứ hai, pháp luật về thanh tra nói chung và thanh tra, kiểm tra ngành nội vụ ngành nội vụ nói riêng cũng là một bộ phận quan trọng của pháp luật quản lý nhà nước về lĩnh vực nội vụ.

Chính sách, pháp luật về thanh tra ngành nội vụ bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Hệ thống chính sách pháp luật về chuyên ngành Nội vụ những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, công tác xây dựng pháp luật đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về lĩnh vực ngành. Trên cơ sở các Nghị quyết của Đảng, các chính sách pháp luật về thanh tra đã từng bước được thể chế hoá trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, hệ thống pháp luật đã được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Điều này cho thấy cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra hay những quy định pháp luật về thanh tra nói riêng và chính sách pháp luật nói chung đóng vai trò quan trọng và là yếu tố tác động trực tiếp, có ảnh hướng lớn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra. Pháp luật hiện nay đang trong thời kỳ chuyển đổi, vẫn còn những quy định chưa phù hợp với thực tiễn, những quy định pháp luật chưa chặt chẽ, chưa thật đồng bộ và đầy đủ nhất là đối với các chính sách pháp luật chuyên ngành và ngành Nội vụ cũng không phải là ngoại lệ. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và đưa chính sách pháp luật đi vào cuộc sống là nhiệm vụ của các cấp, cách ngành trong giai đoạn hiện nay.

1.3.2. Tổ chức bộ máy cơ quan có chức năng thanh tra và chất lượng đội ngũ thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

Là một chức năng thiết yếu của hoạt động quản lý nhà nước, do vậy xét về cơ cấu tổ chức thì thanh tra ngành nội vụ cũng là một bộ phận của bộ máy quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý có mối quan hệ chi phối tới hoạt động thanh tra. Tại Điều 23 Luật Thanh tra năm 2010 quy định về tổ chức của Thanh tra Sở, trong đó quy định Thanh tra Sở có Chánh thanh tra, Phó chánh thanh tra và thanh tra viên. Tùy theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực, tổ chức bộ máy của cơ quan thanh tra cấp Sở sẽ có số lượng biên chế nhiều hoặc ít, trong văn bản Luật không nêu rõ số lượng biên chế thanh tra viên.

Tại các Sở Nội vụ số công chức thanh tra viên được giao chỉ trong khoản từ 03-05 biên chế (trừ các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh số lượng biên chế sẽ lớn hơn), trong khi đó ngoài chức năng, nhiệm vụ về thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Sở Nội vụ còn được giao thêm việc thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế của Sở. Với số lượng biên chế như vậy, nếu tổ chức bộ máy thanh tra nội vụ của Sở được tổ chức hợp lý, tinh gọn có sự phân công quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, quy định sự phối hợp nhịp nhàng sẽ là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện tốt hoạt động thanh tra và ngược lại. Đây là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra. Chính vì vậy bộ máy tổ chức thanh tra chuyên ngành nội vụ phải được xây dựng hợp lý về số lượng, có sự phân công rõ ràng về vai trò, vị trí, nhiệm vụ của từng thành viên trong cơ quan thanh tra để tạo sự chủ động, linh hoạt và nâng cao tính trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động thanh tra ngành.

Bác Hồ lúc sinh thời đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém'’. Trong công tác thanh tra thì đội ngũ cán bộ, công chức ngành thanh tra là một bộ

phận quan trọng của nền hành chính nhà nước nói chung và của ngành thanh tra nói riêng. Chính vì vậy, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức có tính chất quyết định chất lượng của nền hành chính và hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Cho nên để nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra, đòi hỏi đội ngũ công chức thanh tra phải có kiến thức, kỹ năng, lý luận cơ bản về nội dung, lĩnh vực chuyên môn; nắm chắc chuyên môn và có tầm nhìn xa, trông rộng; được trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động trong thực thi nhiệm vụ thanh tra; đảm bảo sự liêm chính trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ được giao; thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức làm thanh tra.

1.3.3. Điều kiện kinh tế, xã hội địa phương

Kinh tế, xã hội là một trong những yếu tố tác động đến tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ ở cấp tỉnh, vì các nội dung thanh tra chủ yếu đều liên quan đến con người. Khi môi trường kinh tế, xã hội phát triển sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách người cán bộ, đảng viên, với những biểu hiện như: tính quyết đoán, năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để mỗi cán bộ, đảng viên rèn luyện, hoàn thiện về phẩm chất đạo đức, lối sống.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực nó cũng tạo ra nhiều tác động tiêu cực đến nhân cách của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa sẽ làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn xã hội; dễ nảy sinh tham nhũng, tội phạm, bạo lực; kích thích chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý… nhất là tình trạng quan liêu, tham nhũng, hối lộ, sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một số cán bộ có chức, có quyền. Bên cạnh đó nếu địa phương có điều kiện kinh tế, xã hội chậm phát triển cũng sẽ làm cho con người nơi đó trở nên thụ động, có tư tưởng an phận không có ý chí vươn lên, thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện, giảm sút ý chí chiến đấu, nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

1.3.4. Ý thức pháp luật của đối tượng thanh tra

Ý thức pháp luật, đó là trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về pháp luật, trong đó có cả cán bộ nhân viên nhà nước, tổ chức Đảng, các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là của cán bộ, công chức các cơ quan có chức năng trực tiếp thi hành, áp dụng và bảo vệ pháp luật. Ý thức pháp luật còn là thái độ đối với pháp luật, ý thức tôn trọng hay coi thường pháp luật, đó là thái độ với những hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm. Cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước là những người trực tiếp thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước phải được cán bộ, công chức triển khai thì mới có thể đi vào trong đời sống xã hội được. Vì vậy, đội ngũ cán bộ, công chức phải được trang bị kiến thức, hiểu biết pháp luật và có ý thức pháp luật ở trình độ cao để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức phải nắm vững không chỉ kiến thức pháp luật chung, mà còn phải nắm vững kiến thức pháp luật liên quan đến chuyên môn để trước hết là chấp hành pháp luật; sau đó, có thể vận dụng pháp luật vào thực tế trong quá trình giải quyết công việc và tiếp xúc, làm việc với nhân dân.

Tuy nhiên, ý thức pháp luật bị tác động bởi điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục do đó ở mỗi vùng miền, điều kiện kinh tế, văn hóa khác nhau thì ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức cũng sẽ khác nhau. Ngoài ra, ý thức giáo dục còn được thể hiện qua trình độ chuyên môn, nhận thức và tầm hiểu biết của của mỗi cán bộ, công chức. Cao Bằng là một tỉnh miền núi với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, cùng sự tác động của các phong tục, tập quán, lề thói, nếp sống của nhiều dân tộc cùng sinh sống, do đó ý thức pháp luật của cán bộ công chức không đồng đều. Nếu đem so sánh thì ý thức pháp luật của cán bộ, công chức cấp tỉnh sẽ cao hơn cấp huyện và cấp

xã. Điều đó được thể hiện ở việc chấp hành, thực thi pháp luật, trong giải quyết công việc chuyên môn cũng như trong cuộc sống. Thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết công việc của cán bộ, công chức cũng còn một số bất cập. Ở một số cơ quan, đơn vị, vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức giải quyết công việc hàng ngày mà không quan tâm cập nhật chính sách, văn bản pháp luật mới dẫn đến khi giải quyết công việc không đảm bảo đúng quy định, vẫn có những quyết định được ban hành căn cứ vào các văn bản luật văn bản hướng dẫn đã hết hiệu lực thi hành. Nhiều cán bộ, công chức hiện đến thời điểm hiện tại vẫn chưa phân biệt được ai là cán bộ, ai là công chức, chưa nắm được chế độ chính sách của bản thân hoặc những việc cán bộ công chức không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức.

Do đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức được giao thực hiện các nội dung liên quan đến công tác nội vụ nói riêng và cán bộ, công chức, viên chức nói chung có ý thức pháp luật về chuyên ngành, nắm vững chuyên môn khi thực hiện nhiệm vụ thì công tác tổ chức cán bộ tại cơ quan, đơn vị đó sẽ đạt được hiệu quả, hạn chế được đơn thư khiếu nại, tố cáo và thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, khi cán bộ, công chức có ý thức pháp luật đồng nghĩa với ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, công vụ sẽ được nâng lên.

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ tại chương I, có thể rút ra một số kết luận sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 34 - 43)