Khái quát hệ thống cơ quan hành chính thực thi công vụ và hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 43 - 51)

hoạt động công vụ ở tỉnh Cao Bằng

2.1.1 Khái quát hệ thống cơ quan hành chính thực thi công vụ tại tỉnh Cao Bằng

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía bắc, hai mặt bắc và đông bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài hơn 333km, phía tây, tây nam giáp hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía nam giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn. Tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.724,72 km2

, tổng số dân tại thời điểm năm 2011 là 515.000 người, mật độ dân số 77 người/km2

. Trên địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đông nhất là dân tộc Tày chiếm 42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay chiếm 1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%.

Với đặc trưng là một tỉnh miền núi, Cao Bằng có địa hình phức tạp, dân cư thưa thớt, ít tập trung, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi đó diện tích đất canh tác có hạn, phần lớn trồng cây lương thực, sản xuất mang tính chất độc canh. Bên cạnh đó, mạng lưới giao thông vận tải của Cao Bằng kém phát triển. Loại hình vận tải duy nhất là đường bộ, tổng chiều dài không nhiều, mật độ đường thấp và chất lượng xấu. Do đặc điểm địa hình là tỉnh miền núi, dân cư sống rải rác không tập chung vì vậy trình độ dân trí so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp, đời sống của người dân chưa cao, nhận thức còn chậm, thụ động do quen với nếp sống tự cung tự cấp. Chính vì trình

độ dân trí thấp cho nên nguồn nhân lực cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh bị hạn chế, nhất là đối với nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Cũng như các địa phương khác, bộ máy hành chính nhà nước ở tỉnh Cao Bằng là cơ quan cấp dưới của cơ quan trung ương, có nhiệm vụ triển khai, tổ chức thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống. Tuy nhiên, do mỗi địa phương đều có đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa dân tộc... chính vì vậy, bộ máy chính quyền địa phương ở các tỉnh miền núi và biên giới sẽ có những đặc điểm khác so với các tỉnh đồng bằng trung du. Đối với tỉnh Cao Bằng là một tỉnh miền núi biên giới, do đó cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước cũng có khác với các tỉnh đồng bằng đó là có thêm Sở Ngoại vụ và Ban Dân tộc. Cụ thể, bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh Cao Bằng bao gồm:

- Cơ quan hành chính cấp tỉnh có Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và 18 sở, ban, ngành: Sở Nội vụ, Sở tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giao Thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch , Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Thanh tra tỉnh, Sở Ngoại vụ và Ban Dân tộc.

- Tổ chức các đơn vị hành chính địa phương gồm 13 huyện, thành phố và 199 xã, phường, thị trấn. Các huyện, thành phố trong toàn tỉnh gồm:

+ Ủy ban nhân dân thành phố Cao Bằng + Ủy ban nhân dân huyện Quảng Uyên + Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lạc + Ủy ban nhân dân huyện Bảo Lâm + Ủy ban nhân dân huyện Nguyên Bình + Ủy ban nhân dân huyện Hạ Lang

+ Ủy ban nhân dân huyện Thạch An + Ủy ban nhân dân huyện Trà Lĩnh + Ủy ban nhân dân huyện Hà Quảng + Ủy ban nhân dân huyện Trùng Khánh - Ủy ban nhân dân huyện Hòa An

- Ủy ban nhân dân huyện Thông Nông - Ủy ban nhân dân huyện Phục Hòa

Như vậy, với 19 sở, ban, ngành, 13 huyện, thành phố và 199 xã, phường, thị trấn, toàn tỉnh Cao Bằng có 22.534 cán bộ, công chức, viên chức (Báo cáo thống kê tính đến ngày 31/12/2017 của Sở Nội vụ) trong đó:

+ Cán bộ, công chức từ cấp huyện trở có 2.042 người; + Cán bộ, công chức cấp xã có 4.187 người;

+ Viên chức có 16.305 người.

Với số lượng 22.534 biên chế hiện có thì 6.229 cán bộ, công chức đang làm việc tại các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Hoạt động thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức này có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của cả bộ máy hành chính của tỉnh. Đây cũng chính là đối tượng thanh tra của ngành nội vụ.

2.1.2. Khái quát thực tiễn hoạt động công vụ của tỉnh Cao Bằng

Nói đến hiệu quả hoạt động của nhà nước, của chính phủ là nói đến hiệu quả hoạt động và cách thức vận hành của nền công vụ. Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước do công chức tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước, nhân dân và xã hội. Hoạt động công vụ liên quan đến hệ thống thể chế, đội ngũ cán bộ, công chức, hệ thống tổ chức bộ máy, công sở và các điều kiện thực thi công vụ. Đối với tỉnh Cao Bằng, hoạt động công vụ hiện nay được thực hiện bởi hệ thống bộ máy hành chính bao gồm với 18 sở,

ban, ngành, 13 huyện, thành phố và 199 xã, phường, thị trấn. Có 6.229 cán bộ, công chức là người đang trực tiếp thực hiện công vụ trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh. Tuy nhiên, do bị chi phối bởi các yếu tố địa lý tự nhiên, kinh tế, xã hội đặc thù như đã nêu trên, đội ngũ cán bộ, công chức tỉnh Cao Bằng có những thuận lợi và khó khăn nhất định trong thực thi nhiệm vụ công vụ, được thể hiện qua ưu điểm, kết quả thực hiện và những hạn chế trong thực thi nhiệm vụ, công vụ tại các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Cao Bằng.

2.1.2.1.Ưu điểm

Thứ nhất, về con người để thực thi nhiệm vụ, công vụ:

- Cơ cấu, cán bộ, công chức của tỉnh Cao Bằng có đủ đại diện của các dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh như Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô lô... Do đó, trong hệ thống các cơ quan hành chính của các địa phương trong tỉnh cũng đều tập hợp nhiều dân tộc anh em cùng thực hiện nhiệm vụ tại các sở, ban, ngành tạo thuận lợi cho việc trao đổi ngôn ngữ khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đối với người dân.

- Với tổng số 6.229 cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước, việc ''chấp hành" và "điều hành" trong thực thi công vụ của số cán bộ, công chức nêu trên được thực hiện khá hiệu quả, có chuyển biến tích cực theo hướng phục vụ chuyên nghiệp, năng động, có trách nhiệm.

- Để từng bước nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của hội nhập và sự phát triển khinh tế xã hội, Tỉnh ủy Cao Bằng ban hành Đề án số 03-ĐA/TU ngày 20/7/2012 về chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở giai đoạn 2012- 2015. Thực hiện Đề án của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tham mưu, thực hiện các giải pháp nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cơ sở như: tuyển chọn trí thức trẻ có trình độ đại học bố trí các chức danh công chức cấp xã; thực

hiện chính sách hỗ trợ nghỉ việc đối với cán bộ công chức cấp xã không đạt chuẩn; cử cán bộ, công chức cấp xã, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn (đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện đào tạo). Kết quả: chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có sự thay đổi đáng kể, đặc biệt là tỷ lệ công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn qua các năm đã tăng mạnh (10,37%). Năm 2011 có 85,53%, công chức cấp xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, năm 2012, tăng lên 89,50%; năm 2013 là 92,09% và năm 2014 là 95,90%. Đến nay, 100% cán bộ, công chức cấp xã đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đại học [33].

Thứ hai, các thủ tục hành chính quy định cách thức tiến hành các nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước và công tác chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh

- Hiện tại, trong tổng số 31 sở, ban,ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, có 1.610 thủ tục hành chính đang được thực hiện trên toàn tỉnh (trừ Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh), trong đó cấp Sở 1.120 thủ tục, cấp tỉnh, thành phố 123 thủ tục, cấp huyện 367 thủ tục; mức độ 3 có 818 thủ tục, mức độ 4 có168 thủ tục. Các thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị được công khai trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và niêm yết công khai tại nơi giải quyết TTHC.

- Ngày 31/12/2015 UBND tỉnh Cao Bằng đã ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về việc đẩy mạnh CCHC nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng; Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 07/10/2016 về việc tiếp tục đẩy mạnh CCHC và tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Cao Bằng và chỉ đạo thực hiện các nội dung nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, bãi bỏ hoặc đề xuất bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp;

- Bố trí, sắp xếp cán bộ có năng lực, có trách nhiệm trong hướng dân hồ sơ, tiếp nhận, xử lý các thủ tục hành chính đúng tiến độ quy định; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cơ quan Nhà nước và trong cung cấp dịch vụ công...Theo đó, các hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết ngày càng nhanh gọn, chất lượng, hiệu quả giải quyết hồ sơ được nâng cao rõ rệt qua công tác kiểm soát thủ tục hành chính. Việc thực hiện cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” tiếp tục được duy trì, mở rộng, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cấp tỉnh, cấp huyện được triển khai sâu rộng nhằm nâng cao chất lượng trong việc giải quyết thủ tục hành chính đối với cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức.

Thứ ba, đối với cơ sở vật chất để thực thi nhiệm vụ: "Dịch vụ hành chính công - một cửa điện tử” được xây dựng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân tổ chức có nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính một cách nhanh chóng tại một địa chỉ truy cập duy nhất. Cung cấp thông tin một cách tự động và trực tuyến về tình trạng giải quyết hồ sơ, cấp phép. Người dân có thể thông qua mạng internet kiểm tra, giám sát về tình trạng giải quyết hồ sơ. Hệ thống cung cấp một nền tảng ứng dụng để từng bước cho phép các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng một cách xuyên suốt, nhất quán theo tinh thần “một cửa liên thông”. Từ tháng 4/2017 toàn tỉnh đã triển khai được 100% các đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện thực hiện dịch vụ hành chính công - một cửa điện tử.

Thứ tư, Thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn triển khai và thực hiện (ban hành Chỉ thị 12/CT- UBND ngày 07/10/2016; Kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 7/3/2017; Quyết định số 510/QĐ-UBND ngày 12/4/2017...) tạo sự chuyển biến rõ nét, nâng

cao chất lượng phục vụ nhân dân, tổ chức và doanh nghiệp của chính quyền các cấp, bảo đảm sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật; qua đó củng cố niềm tin của người dân vào sự lãnh đạo Đảng và bộ máy chính quyền các cấp. Theo đó, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, xã phường, thị trấn rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế, quy trình làm việc của cơ quan, đơn vị; quán triệt, triển khai đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công sở và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc; cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Đồng thời, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; đánh giá đúng kết quả, chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm cơ sở sắp xếp, điều chuyển, bố trí nhân sự phù hợp với vị trí việc làm để nâng cao hiệu quả hoạt động; kiên quyết thực hiện tinh giản số công chức, viên chức năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo đúng quy định của pháp luật. Các cá nhân cán bộ, công chức, viên chức căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được phân công, chủ động xử lý công việc thuộc thẩm quyền; tăng cường trách nhiệm trong phối hợp xử lý các nội dung có liên quan. Thực hiện nghiêm quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; có trách nhiệm nghiên cứu, trả lời các nội dung được lấy ý kiến; hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phải đầy đủ thủ tục, nội dung; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ của mình lên cấp trên.

2.1.2.2. Hạn chế

Bên cạnh những kết quả thực tiễn về hoạt động công vụ hiện nay của tỉnh Cao Bằng thì hoạt động công vụ của vẫn còn nhiều bất cập hạn chế trong hệ thống bộ máy các cơ quan nhà nước của tỉnh cũng như đội ngũ cán bộ, công chức đang thực hiện nhiệm vụ.

Một là, việc giải quyết các hồ sơ thủ tục hành chính mặc dù đã có nhiều cố gắng và khá nhiều kết quả, nhưng do nhiều nguyên nhân, công tác cải cách hành chính ở Cao Bằng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Do đó, còn nhiều trường hợp người dân, doanh nghiệp thấy mệt mỏi khi đến cơ quan công quyền để thực hiện thủ tục hành chính nhất là đối với cấp huyện và cấp xã. Nguyên nhân là do một số thủ tục hành chính còn rườm rà, người dân, doanh nghiệp phải tốn thời gian chờ đợi và đi lại nhiều lần, bên cạnh đó thái độ, phong cách làm việc của công chức tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính chưa được thân thiện, phong cách làm việc chưa được chuyên nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (Par index) của tỉnh Cao Bằng liên tục xếp thứ hạng nằm trong nhóm thấp nhất cả nước trong giai đoạn từ những năm 2014-2016.

Hai là, một số văn bản được ban hành mặc dù phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương nhưng đồng bộ, chưa phù hợp với hướng dẫn của các văn bản cấp trên.

Ba là, vẫn còn không ít cán bộ, công chức trong các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, nhất là công chức cấp xã làm việc với tinh thần trách nhiệm chưa chủ động, tích cực, thể hiện ở chỗ: Một số cán bộ, công chức bảo thủ trong cách nghĩ, cách làm, thiếu sự năng động, sáng tạo và đổi mới; cách làm việc quan liêu, hành chính hoá, không thạo việc, tác phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành nội vụ từ thực tiễn tỉnh cao bằng (Trang 43 - 51)