Khái niệm thực thi chính sách tiết kiệm điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 32 - 38)

Thực thi chính sách là một giai đoạn trong quy trình chính sách công. Sau khi chính sách đã được chuẩn bị; được hoạch định; được phê duyệt, bước tiếp theo là thực thi chính sách.

Thực thi chính sách có thể được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. Từ quan niệm chung cho rằng: Thực thi chính sách công là quá trình đưa chính sách công vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách công và tổ chức thực hiện chúng

nhằm hiện thực hoá mục tiêu chính sách công [Chương 3; tr.97 sách “Hoạch

định và Thực thi chính sách công” – TS Lê Như Thanh – TS Lê Văn Hòa].

Trên cơ sở đó có thể hiểu: Thực thi chính sách tiết kiệm điện là một giai đoạn của quy trình chính sách tiết kiệm điện; theo đó các chủ thể có thẩm quyền thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách tiết kiệm điện và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hoá mục tiêu chính sách tiết kiệm điện.

Thực thi chính sách công là một giai đoạn rất quan trọng của chu trình chính sách công, vai trò của thực thi chính sách công rất quan trọng trong chu trình chính sách công: Vai trò của thực thi chính sách công là từng bước thực hiện hóa mục tiêu chính sách công, khẳng định tính đúng đắn, giúp cho chính

sách công ngày càng hoàn thiện [Chương 3; tr.98 sách “Hoạch định và Thực

thi chính sách công” – TS Lê Như Thanh – TS Lê Văn Hòa].

Như vậy, thực thi chính sách là nhằm triển khai những hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chính sách. Đây được coi là bước quan trọng và thách thức, khó nhất của quy trình chính sách. Ban hành chính sách khó do thiếu sự đồng thuận của nhiều bên có liên quan, nhưng lại chưa ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích. Nhưng thực hiện chính sách khó hơn nhiều vì sẽ tác động đến lợi ích.

Về phương diện lý thuyết, các bước trong quy trình chính sách phải được thực thi. Và hầu như các nhà lý thuyết thừa nhận, chính sách ban hành sẽ được thực thi. Tuy nhiên, trên thực tế của khu vực công, rất nhiều chính sách được ban hành, nhưng khả năng thực hiện luôn thách thức. Đặc biệt các nhóm lợi ích đều lựa chọn và do đó không úng hộ cách thực hiện chính sách.

Có thể khi thực thi chính sách cụ thể, có thể tạo nên sự căng thẳng của xã hội trên lĩnh vực cụ thể. Thực hiện chính sách năng lượng hay chính sách tiết kiệm năng lượng cũng tương tự cả về lý luận và thực tiễn. Ai cũng đồng thuận về sử dụng năng lượng bao gồm điện năng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. Nhưng khi thực hiện, lại cần có sự đồng thuận và không thể để cho ai bị thiệt hơn người khác.

Triển khai chính sách tiết kiệm điện tức là tác động để làm thay đổi hành vi của tất cả các bên có liên quan đến thị trường điện năng:

- Chính phủ chủ thể điều tiết thị trường năng lượng/ điện năng;

- Nhà sản xuất, cung cấp năng lượng/ điện năng;

- Nhà cung cấp các thiết bị sử dụng năng lượng/điện năng;

- Người tiêu dùng năng lượng.

- Những người có liên quan.

Triền khai thực hiện chính sách tiết kiệm điện năng, tức là làm cho các chủ thể trên thay đổi hành vi sử dụng năng lượng theo định hướng hiệu quả. Thay đổi hành vi phải bắt đầu như là yếu tố đầu tiên của thực hiện chính sách tiết kiệm thông qua nhiều hoạt động khác nhau. Đây là một quá trình phức tạp, khó và chịu nhiều yếu tố. Không có mô hình tuyệt đối cách thực thi để tác động bởi các cơ quan nhà nước làm thay đổi hành vi sử dụng điện bao gồm cả nhà sản xuất, cung cấp điện; người sản xuất các thiết bị sử dụng điện và người sử dụng.

Để thay đổi hành vi, các chủ thể trên phải cảm nhận được những lợi ích mà họ có thể nhận được.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, quá trình thực hiện chính sách tiết kiệm điện làm thay đổi hành vi, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng không tích cực cần phải quan tâm. Theo Michael Sony and Nandakumar Mekoth qua điều tra từ nhiều chủ thể rút ra một số yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện chính sách tiết kiệm năng lượng.

Trước hết, con người khó thay đổi hành vi nếu không nhận được những lợi ích. Do đó, cần có cơ chế thưởng (không phải là phạt) và những cách tiếp cận mang tính động viên để các bên có liên quan thay đổi hành vi. Nghiên cứu chỉ ra thiếu cơ chế thưởng, động viên làm cho việc tiết kiệm năng lượng nói chung và điện nói riêng gặp khó khăn hơn. Mối quan hệ giữa giá điện với thay đổi hành vi tiêu dùng điện; tính chính trị của giá điện; trợ cấp của giá điện; thiết bị điện đều có thể ảnh hưởng đến thay đổi hành vi.

Hai là, cung cấp thông tin cho tất cả các bên có liên quan đến các biện

pháp gắn liền với tiết kiệm năng lượng nói chung và điện năng nói riêng. Thiếu thông tin về các cách xử lý, biện pháp tiết kiệm điện có thể làm cho những ai có liên quan sẽ không duy trì các biện pháp tiết kiệm điện. Thiếu thông tin hay thông tin không đầy đủ sẽ không giúp các chủ thể nêu trên lựa chọn giải pháp hợp lý, phù hợp tiết kiệm điện. Một trong những loại thông tin cần quan tâm để cung cấp đầy đủ là các biện pháp tiết kiệm điện cũng như cách xử lý về tiết kiệm điện.

Mặt khác, thông tin về các biện pháp tiết kiệm điện mang tính phổ cập, cho tất cả mọi người vì sử dụng năng lượng cũng như điện năng là chung cho tất cả. Do đó, cần hạn tìm cách để truyền tải, phổ biến thông tin đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, dễ nhớ. Nếu không chuyển tải được thông tin đó, sử dụng mang tính “chuyên sâu kỹ thuật” sẽ ít tác động thay đổi hành vi. Đèn LED và đèn truyển thống nếu không đơn giản thông tin sẽ làm cho ít người quan tâm.

Ba là, tiết kiệm điện gắn liền với cả ba chủ thể có liên quan. Cần quan

tâm đến sự giao lưu, giao tiếp giữa các chủ thể đó. Nhà nước thông qua hệ thống thông tin đại chúng, để giúp các nhà sản xuất năng lượng; sản xuất các thiết bị sử dụng năng lượng cũng như người sự dụng tiếp cận lẫn nhau. Đây cũng là biện pháp đang hạn chế của nhiều quốc gia trong thực hiện giải pháp (chính sách) tiết kiệm điện.

Bốn là, các nhà sản xuất điện, đặc biệt là cách nhà sản xuất các thiết bị sử dụng điện và nhà nước cần quan tâm sử dụng những công nghệ tiên tiến nhưng thân thiện với chính ngay người sử dụng nó. Đây là một trong những vấn đề cơ bản có thể thay đổi cách ứng xử (hành vi) người sử dụng điện bằng sử dụng các thiết bị mà họ cảm nhận thân thiện, đem lại lợi ích cho họ.

Sử dụng các thiết bị công nghệ mới nhưng đang ở giai đoạn thử nghiệm có thể là lý do tạo cho sự „rủi ro” và khách hàng sẽ không sử dụng. Cần có biện pháp để hạn chế rủi ro này cho người sử dụng và Nhà nước cần hỗ trợ.

Năm là, cần tạo ra một xã hội có ý thức mang tính xã hội theo chuẩn mực về tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm điện ở mọi nơi, mọi thành viên xã hội. Chiếu sáng công cộng là một ví dụ. Nếu chủ thể quản lý, cung cấp chiếu sáng công cộng thiếu chuẩn mực, ý thức tiết kiệm điện sẽ không quan tâm đúng như “chuẩn” về tắt- bật hệ thống chiếu sáng.

Những thiết bị tự động để kiểm soát tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm điện nếu người có liên quan đến nó không có ý thức để bảo vệ nó, hiệu quả hoạt động sẽ giảm.

Đây là chủ đề thách thức đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển khi mà ý thức của con người với cộng đồng, xã hội còn hạn chế; thiếu tuân thủ chuẩn mực pháp lý. Trong khi đó, biện pháp tiết kiệm điện thường lại mang tính “tự giác”.

Sáu là, những biện pháp, cách xử lý mang tính pháp luật đối với những

cách tiếp cận để tiết kiệm điện là một trong những cách cần quan tâm. Nói về chính sách tiết kiệm điện là nói về vĩ mô chung về khát vọng, mong muốn của chủ thể nhà nước về tiết kiệm điện. Nhưng khi triển khai thực hiện, đòi hỏi có những biện pháp, cách xử lý mang tính pháp lý.

Thông thường chính sách tiết kiệm điện được ban hành trong những đạo luật chung có liên quan đến năng lượng. Tuy nhiên tính hiệu lực của các đạo

luật đó về tiết kiệm điện không mạnh. Và hình như vẫn còn chưa có giải pháp, biện pháp để cùng xã hội thay đổi hành vi tiêu dùng điện năng. Và có thể thấy, ít chế tài sử phạt ai đó không thay bóng đèn thông thưởng, truyền thống bằng bóng đèn LED; ít chế tài có thể phạt về sử dụng loại xăng này thay thế loại xăng khác; ít chế tài về tỷ lệ điện từ các loại nguồn khác nhau như thế nào.

Con người khó thay đổi hành vi nếu thiếu những chế tài cụ thể như là sự „bắt buộc”. Tuy nhiên, trên lĩnh vực điện, đây là vấn đề thách thức của các nhà quản lý.

Câu hỏi đặt ra cho triển khai thực hiện chính sách tiết kiệm điện là: Tại sao người tiêu dùng điện chưa thực sự quan tâm đến thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng tiết kiệm điện?

-Nếu vì giá điện bao cấp hay giá điện không theo đúng giá thị trường, liệu có dễ dàng thay đổi hành vi tiết kiệm điện?

-Nếu giá thay đổi các thiết bị điện quá cao hoặc không được trợ cấp (bao cấp) liệu có thể thay đổi hành vi tiết kiệm điện?

-Nếu các nhà sản xuất thiết bị điện chuyển đổi công nghệ sản xuất, giá thành có thể cao hơn, Nhà nước có hỗ trợ (trợ cấp) hay không?

-Liệu mối quan hệ giữa yếu tố môi trường và tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm điện có trở thành chủ đề bắt buộc. Xử lý động cơ các loại và động cơ gây ô nhiềm là ví dụ. Sự đồng thuận sẽ như thế nào?

-Sử dụng truyển thông như thế nào về các quảng cáo; quảng bá cho biện pháp tiết kiệm điện?

-Liệu đã đến lúc quan tâm đến xử lý bằng kinh tế như xử lý rượu bia có liên quan đến sử dụng năng lượng và không áp dụng biện pháp tiết kiệm điện? -Định hình lại như thế nào vai trò của nhà nước trong lĩnh vực năng lượng nói chung và lĩnh vực điện nói riêng?

Mỗi quốc gia có những sự lựa chọn khác nhau cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng nói chung cũng như tiết kiệm điện nói riêng. Các giải pháp đó chính là đáp án của các câu hỏi nêu trên. [18]

Không có giải pháp (đáp án) chung cho mọi quốc gia. Và các quốc gia đang phát triển như Việt Nam cần có những cách tiếp cận (đáp án) của riêng mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)