Giải pháp cụ thể với địa bàn quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 81 - 91)

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận

Để thực hiện mục tiêu tiết kiệm điện đòi hỏi cả cộng đồng vào cuộc, tuy nhiên chủ thể trung tâm để tiếp nhận và hưởng ứng tích cực phải là các hộ dân được hưởng thụ chương trình tiết kiệm điện; từ đó họ phải có những biện pháp để sử dụng tiết kiệm điện.

Đẩy mạnh tuyên truyền và phổ biến đến mọi người dân về tầm quan trọng, hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường to lớn của việc sử dụng năng lượng điện tiết kiệm trong quá trình phát triển bền vững, để thay đổi hành vi sử dụng điện của người dân.

Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân; hướng dẫn cán bộ, nhân dân trong công tác tiết kiệm điện. Xây dựng phương án, chương trình tuyên truyền tiết kiệm điện đến các trường học, tổ dân phố, các khu chung cư trên địa bàn quận. Phối hợp chặt chẽ với Công ty điện lực để thực hiện tuyên truyền đến các hộ sử dụng điện, các cơ quan doanh nghiệp trên địa bàn quận.

Đối với Công ty điện lực Nam Từ Liêm cần tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác tuyên truyền. Việc xây dựng đội ngũ tuyên truyền này hết sức quan trọng, họ vừa mang tính chất tư vấn, vừa mang tính chất định hướng, góp phần tạo thuận lợi và thu hút sự tham đầu tư cho phát triển điện mặt trời.

Phổ biến rộng rãi, quán triệt đầy đủ từ trong nội bộ các ngành, các cấp và ngoài cộng đồng xã hội, nhất là các công ty, doanh nghiệp, hộ sử dụng điện về quan điểm chỉ đạo, nội dung chương trình tiết kiệm điện và các chế độ chính sách về tiết kiệm điện. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng thực hiện các chuyên mục thông tin tuyên truyền, phản ảnh các hoạt động tiết kiệm điện, các gương điển hình, mô hình hiệu quả...để nâng cao ý thức vượt khó tự vươn lên, ý thức tiết kiệm, tính cần cù trong lao động, học tập, chống tư tưởng tự ti mặc cảm, ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước và cộng đồng.

Phát huy và tăng cường vai trò, trách nhiệm của MTTQ, các đoàn thể nhân dân, đặc biệt là cấp cơ sở; trách nhiệm của đảng viên, bí thư chi bộ, trưởng ấp, giáo viên, những người có uy tín trong cộng đồng... trong việc vận động nhân dân thực hiện chính sách tiết kiệm điện, vận động những hộ gia đình, các công ty, các doanh nghiệp có đủ sức thực hiện nhưng không làm không thực hiện tiết kiệm. Khuyến khích các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là tổ chức Đoàn Thanh niên, học sinh, tổ dân phố, ban quản trị, quản lý các tòa nhà tuyên truyền, phổ biến kiến thức văn hóa, nếp sống mới, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, sử dụng tiết kiệm điện, chống rác thải nhựa...

Xây dựng các kế hoạch tuyên truyền, phổ biến kiến thức về công tác tiết kiệm điện, nâng cao nhận thức về tiết kiệm điện, làm cho mọi người dân hiểu được mục đích, ý nghĩa, nội dung các chính sách của Đảng, Nhà nước về tiết kiệm điện. Đặc biệt tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của hộ dân sử dụng điện, các cơ quan, doanh nghiệp, người sử dụng tiết kiệm điện thoát khỏi tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chế độ, chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước, xây dựng ý thức sử dụng tiết kiệm không phải chỉ tiết kiệm điệm mà còn tiết kiệm những nguồn lực khác.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người lao động về việc tiết kiệm chống lãng phí từ những việc nhỏ nhất.

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền qua các loại hình tuyên truyền miệng, tổ chức hội nghị, các buổi họp dân, sinh hoạt hội, đoàn thể, trực tiếp gặp gỡ tiếp xúc với các hộ dân. Phát huy vai trò tuyên truyền của những người có uy tín, lực lượng nòng cốt các đoàn thể. Đẩy mạnh tuyên truyền qua các khẩu hiệu, pa nô, áp phích, qua các tờ rơi, qua báo chí, phát thanh – truyền hình... Thường xuyên làm tốt công tác biểu dương điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện chính sách tiết kiệm. Bố trí kinh phí bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác tiết kiệm điện cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền tiết kiệm không những tiết kiệm điện mà còn tiết kiệm các công tác khác cấp quận, cấp phường và tổ dân phố, các đoàn thể. Kết hợp giữa tuyên truyền và hướng dẫn hộ sử dụng điện, người sử dụng điện triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tiết kiệm điện.

Thứ hai, ban hành các chính sách tổ chức thực thi tiết kiệm điện

Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội cần nghiên cứu đề xuất lên UBND thành phố Hà Nội ban hành một số chính sách tổ chức thực thi tiết kiệm điện trên địa bàn như sau:

Một là, ban hành các chính sách về nghiên cứu, sản xuất thiết bị sử dụng tiết kiệm điện.

Để tạo thuận lợi và khuyến khích các cơ sở nghiên cứu khoa học, các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và sản xuất thiết bị sử dụng tiết kiệm năng lượng , nhằm thay thế các thiết bị nhập khẩu và giảm giá thành thiết bị, Nhà nước cần có những chính sách dưới đây:

- Các chính sách đầu tư và khuyến khích đầu tư vào việc nghiên cứu khoa học và công nghệ thiết bị điện và việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất thiết bị điện trong nước.

- Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất thiết bị tiêu thụ điện tiết kiệm trong nước, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các dự án điện để từng bước giảm giá điện của các dự án điện.

- Các chính sách hỗ trợ vốn, tín dụng, thuế, đất đai... cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất các phương tiện, thiết bị sử dụng tiết kiệm điện như:

+ Các doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện được hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi.

+ Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án nghiên cứu, sản xuất thiết bị tiết kiệm điện.

+ Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước đối với các dự án sản xuất thiết bị tiết kiệm điện.

+ Miễn, giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với các dự án sản xuất thiết bị tiết kiệm điện.

Hai là, ban hành các chính sách khuyến khích các hộ gia đình và tổ chức sử dụng tiết kiệm điện.

Để khuyến khích các hộ gia đình và các tổ chức sử dụng năng lượng điện tiết kiệm, đặc biệt là các hộ gia đình và tổ chức ở những khu vực tập chung đông dân cư, Nhà nước cần có những chính sách sau:

- Bổ sung chính sách mua bán điện, quy đổi điện đối với các hộ gia đình

lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời có tích tụ dư thừa.

- Ban hành quy định chỉ số an toàn điện và chỉ tiêu năng lượng cho các công trình xây dựng (Chỉ số “xanh”) với các tiêu chí cụ thể để khuyến khích sử dụng năng lượng sạch.

- Các chính sách hỗ trợ vốn cho các tổ chức, hộ gia đình đầu tư vào các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời.

Ba là, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác thực thi chính sách tiết kiện điện trên địa bàn quận

Phải nhìn nhận một thực tế công tác tiết kiệm điện của nước ta nói chung và quận Nam Từ Liêm chưa đạt được hiệu quả cao có nguyên nhân từ công tác quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các chương trình, chương trình tiết kiệm điện chưa được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ; dân chủ ở cơ sở chưa thực sự phát huy rộng rãi nên các hiện tượng sử dụng điện lãng phí vẫn còn xảy ra.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình tiết kiệm điện tại cơ sở, kịp thời chỉ đạo, khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, đảm bảo các chính sách, dự án tác động tích cực đến đời sống của hộ sử dụng điện.

Xây dựng hệ thống giám sát đánh giá các tác động xã hội đối với người sử dụng điện. Để đánh giá chính xác toàn diện việc thực hiện chính sách, chương trình phải có cơ chế kiểm tra, giám sát rõ ràng, minh bạch tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia giám sát; có các chỉ số đánh giá giám sát cụ thể và có thể định lượng được. Tránh tình trạng đánh giá kết quả chính sách chung chung như hiện nay, công tác báo cáo thống kê kịp thời và đầy đủ, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng báo cáo. Gắn trách nhiệm cụ thể của các cấp quản lý và hiệu quả thực hiện.

Chính quyền quận Nam Từ Liêm cần chung tay góp sức với các Công ty điện lực để thực hiện chính sách tiết kiệm điện. Đồng thời hướng dẫn kiến thức quản lý, bảo trì các công trình đã được xây dựng để phục vụ cho lợi ích dân sinh. Bên cạnh đó, đưa ra các tiêu chí cụ thể về kết quả làm cơ sở cho việc rà soát, đánh giá các dự án đã và sẽ triển khai, so sánh chúng với nhau để rút những kinh nghiệm. Xây dựng cơ chế giám sát đánh giá bao gồm đánh giá của cơ quan nhà nước thường xuyên, theo định kỳ; giám sát của HĐND, của

các tổ chức, đoàn thể xã hội; xây dựng cơ chế phối hợp chia sẻ thông tin giữa các cơ quan, định kỳ đánh giá... Gắn kết quả thực hiện qua đánh giá với việc thưởng phạt rõ ràng.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của HĐND, MTTQ, các đoàn thể và Ban Chỉ đạo chương trình các cấp; tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền thực thi chính sách tiết kiệm điện.

Tiểu kết chƣơng 3

Công cuộc Tiết kiệm điện ở nước ta hiện nay đang có những cơ hội thuận lợi cho việc thực hiện những mục tiêu mới đặt ra; song bên cạnh đó, nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Để hướng tới đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và các khu vực quan trọng đòi hỏi trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nghĩa vụ, bổn phận của chính người dân.

Trên cơ sở nội dung lý luận về chính sách và thực hiện chính sách phát triển điện mặt trời ở Chương 1, căn cứ vào kết quả phân tích và đánh giá thực trạng thực thi chính sách tiết kiệm điện ở Chương 2 và căn cứ vào các quan điểm, mục tiêu tiết kiệm điện, Chương 3 đã đưa ra nhiều đề xuất hoàn thiện thực thi chính sách tiết kiệm điện trong thời gian tới, gồm: Các chính sách về nghiên cứu, sản xuất thiết bị sư dụng tiết kiệm điện trong nước; Các chính sách phát triển các dự án điện ; Các chính sách khuyến khích các hộ gia đình và tổ chức sử dụng tiết kiệm điện. Đồng thời, Chương 3 cũng đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện thực hiện chính sách tiết kiệm điện, gồm: ban hành bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; đẩy mạnh công tác tiết kiệm điện; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, cộng đồng về phát triển và sử dụng tiết kiệm điện; cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực tiết kiệm điện; thành lập Quỹ hỗ trợ tài chính cho phát triển và sử dụng thiết bị tiết kiệm điện.

KẾT LUẬN

Với đề tài “Thực thi chính sách tiết kiệm điên trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội” qua nghiên cứu đã làm sáng tỏ các chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác tiết kiệm điện, công tác thực hiện chính sách tiết kiệm điện rất đa dạng và phức tạp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng điện là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, tâm lý của người dân. Vấn đề này trở nên nhạy cảm và phức tạp hơn khi Nhà nước tăng giá thành tiền điện để phát triển kinh tế, vì lợi ích quốc gia. Quy luật giá trị bắt đầu từ tác động vào tư tưởng của người dân có ý thức sử dụng điện tiết kiệm, hình thành nên sự so sánh, từ đó nảy sinh khiếu kiện của dân về mức sử dụng điện. Điều này lại càng được thể hiện rõ hơn khi có vô số vấn đề phức tạp phát sinh do chính sách và pháp luật của Nhà nước chưa bao quát hết các vấn đề của thực tiễn, còn nhiều kẻ hở, thậm chí là mâu thuẫn bất hợp lý. Chính sách về tiết kiệm điện, những văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước lại thay đổi quá nhanh không chỉ tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế giữa Nhà nước - người sử dụng mà còn tác động đến những vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Giải quyết như thế nào cho hợp lý trong việc sử dụng tiết kiệm điện để chỉnh chấp hành Pháp luật mới với những quy định cởi mở hơn? Hay cần cơ chế, biện pháp nào để khắc phục những thiếu sót, hạn chế mà các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền chưa thực hiện đúng tinh thần của các văn bản quy phạm pháp luật mới đã gây ra những thiệt hại không đáng có khi giải quyết quyền lợi cho người dân? Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng thực hiện chính sách tiết kiệm điện khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn cấp quận có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, người sử dụng điện và nhà cung cấp điện.

Thông qua chương 1,chương 2 luận văn đã tiến hành tổng hợp, hệ thống hóa các nội dung liên quan đến tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở khoa học về chính sách công và chính sách sách giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội và đề xuất phương pháp nghiên cứu thực hiện Luận văn. Dựa vào đó, tác giả đã tiến hành thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận Nam Từ Liêm. Theo đó, hiện nay, công tác thực hiện chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn Nam Từ Liêm còn nhiều bất cập, các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, sử dụng các thiết bị TKĐ về cơ bản vẫn chưa được thực hiện các doanh nghiệp vẫn tự mình thực hiện. Cuối cùng, căn cứ theo những nội dung kết luận ở chương 2, chương 3 của Luận văn, tác giả đã đưa ra một số giải pháp đảm bảo việc thực hiện chính sách tiết kiệm điện trong giai đoạn tới đó là các cơ quan chức năng cần tập trung mạnh vào những vấn đề về chính sách hỗ trợ đồng thời tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra việc áp dụng chính sách về TKĐ, công tác thực hiện TKĐ của các cơ quan địa phương cũng như của Công ty Điện lực Nam Từ Liêm nhằm thực hiện chính sách TKĐ đạt hiệu quả cao, đảm bảo tiến độ đã được UBND cấp huyện phê duyệt.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu Tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Cự, Lưu Đức Hải, Trần Thanh Lâm, Trần Văn Quy (2008), “Tiềm năng và phương hướng khai thác các dạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam”, Văn phòng Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam 2. Lê Vinh Danh (2001), Chính sách công của Hoa Kỳ - Giai đoạn 1935-

2001, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần IX của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4. Nguyễn Hữu Hải (2014), Chính sách công – Những vấn đề cơ bản, Nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 81 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)