Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 68 - 74)

Về ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện. Cho dù các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành được một số văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Điện lực và quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch phát triển điện lực. Nhưng chưa ban hành được bộ tiêu chuẩn cho các thiết bị sử dụng tiết kiệm năng

lượng và thực hiện kiểm nghiệm chất lượng, hiệu suất của các thiết bị nhập khẩu, sản xuất trong nước để hạn chế lưu thông sản phẩm không đảm bảo chất lượng, định hướng cho người dân sử dụng tiết kiệm năng lượng. Hơn nữa, cũng chưa ban hành được các quy định về an toàn điện mặt trời và chỉ tiêu năng lượng cho các công trình xây dựng (Chỉ số “xanh”) để khuyến khích sử dụng năng lượng mặt trời.

Về quy hoạch phát triển lưới điện. Tuy Thủ tướng Chính phủ đã ban hành được 02 Quyết định về phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực 67 quốc gia, trong đó có quy hoạch phát triển điện. Nhưng hai văn bản này chỉ có tính định hướng và các địa phương chưa ban hành được các quy hoạch chi tiết. Do đó, phần lớn các dự án điện chưa nằm trong quy hoạch của địa phương. Điều này dẫn đến hệ quả là các chủ đầu tư phải mất rất nhiều thời gian hoàn thiện hồ sơ và thủ tục xin bổ sung quy hoạch.

Về công tác tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm. Công tác tuyên truyền về lợi ích về môi trường của việc sử dụng các thiết bị năng lượng tiết kiệm chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, ứng dụng tiết kiệm năng lượng điện chưa được phổ biến rộng khắp mọi nơi.

Tính đến hiện nay Hà Nội đã trải qua nhiều năm thực hiện chính sách tiết kiệm điện, chính sách đã đi vào cuộc sống của người dân và phát huy hiệu quả góp phần giải quyết sự thiếu điện sinh hoạt và sử dụng, góp phần ổn định xã hội thành phố. Nguồn cung cấp điện được đảm bảo, điều này góp phần tạo nên một diện mạo mới cho thành phố. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện chính sách còn gặp nhiều khó khăn, bất cấp, còn tồn tại nhiều thiếu sót, hạn chế trong khâu triển khai thông qua các giải pháp công cụ thực hiện chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn Quận Nam Từ Liêm:

Tính đến nay chưa có một chương trình tổng thể để thực hiện chính sách tiết kiệm điện, tất cả mới thực hiện tự phát của các đơn vị đặc biệt của Công ty Điện lực đóng trên địa bàn.

Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội, Công ty Điện lực Nam Từ Liêm triển khai chương trình tuyên truyền tiết kiệm điện đến tầng tổ dân phố, các trường Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn quận.

Vì không có chương trình tổng thể nên thực tế các doanh nghiệp đã không thực hiện hoặc thực hiện nửa vời không nhất quán thống nhất, có tiết kiệm được hay không tiết kiệm cũng không đánh giá được.

Trình độ văn hoá, sử hiểu biết và ý thức của các hộ sử dụng điện là một trong những tiêu chí phản ánh chất lượng và tình trạng thực hiện tiết kiêm của mỗi địa phương, gia đình và xã hội. Sự hiểu biết biểu hiện chủ yếu ở trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật. Chất lượng là yếu tố cực kỳ quan trọng để nâng cao khả năng thực hiện chính sách của các hộ sử dụng điện.

Sự đô thị hóa nhanh chóng của khu vực quận Nam Từ Liêm ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện chương trình tiết kiệm điện. Các khu chung cư, khu đô thị phát triển nhanh chóng với tiềm lực của các chủ đầu tư xây dựng các dịch vụ phục vụ dân cư trong khu đô thị của mình với tư tưởng khách hàng là số 1 nên họ không đặt nặng việc tiết kiệm điện và sử dụng điện hiệu quả.

Các khu đô thị, khu chung cư để tiếp cận và tuyên truyền chương trình tiết kiệm điện không được thuận lợi, các nhà đầu tư không muốn các cơ quan đơn vị khác được tự do thực hiện các chương trình tuyên truyền của mình. Tất cả các công tác xã hội muốn thực hiện tại các khu đô thị, chung cư phải thông qua và được sự đồng ý của chủ đầu tư, ban quản lý…

Nguồn nhân lực để thực hiện công tác tuyên truyền tiếp kiện điện hạn chế. Hiện nay công tác tuyên truyền tiết kiệm điện chủ yếu các Công ty Điện Lực thực hiện không nhận được sự phối của các cơ quan đơn vị hành chính các cấp.

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư để thay thế nâng cấp trang thiết bị, công nghệ máy móc sản xuất. Từ đó làm ảnh hưởng sản xuất kinh doanh và các chi phí của doanh nghiệp.

Các cơ quan đơn vị hành chính chưa quan tâm đến công tác tiết kiệm điện, vẫn còn thờ ơ, phó mặc cho các đơn vị điện lực. Chưa có cơ chế, chính sách để hỗ trợ, khuyến khích các đơn vị thực hiện tiết giảm điện năng sử dụng.

Bộ máy hành chính từ quận đến phường chất lượng hoạt động còn thấp, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội vẫn còn tình trạng “Hành chính hoá”, khả năng tổ chức hoạt động các phong trào, nhất là các hoạt động giúp đỡ đoàn viên, hội viên tổ chức các phong trào hoạt động tuyên truyền về tiết kiệm điện, vệ sinh lao động, an toàn lao động, các chương trình về tệ nạn xã hội gần như không có. Vậy nên công tác thực hiện tiết kiệm điện trên địa bàn quận còn chậm không hiệu quả.

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế nêu trên do những nguyên nhân chủ quan và khách quan sau:

Về mặt chủ quan, một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến thực thi chính sách tiết kiệm điện là con người. Hiện nay một bộ phận không nhỏ người dân chưa ý thức được việc sử dụng điện tiết kiệm để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Nhà nước đưa ra chính sách tiết kiệm điện và giao cho Bộ Công thương, EVN thực hiện nhưng không xây dựng một chế tài để các đơn vị thực thực hiện. Bộ công thương, EVN mới triển khai được chính tiết kiệm điện bằng đầu tư công nghệ trong hệ thống phân phối điện để giảm tổn thất điện năng.

Các đơn vị chính quyền các cấp không chú trọng đến công tác tiết kiệm điện với suy nghĩ “tiết kiệm điện” là trách nhiệm của các Công ty điện.

Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ nguồn vốn kinh phí để nghiên cứu các sản phẩm thiết bị tiết kiệm điện.

Về mặt khách quan, mục tiêu và giải pháp phát triển điện năng không được xác định cụ thể và tách riêng, mà được đã được xác định chung với mục tiêu và giải pháp phát triển năng lượng tái tạo. Do đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành được các chính sách cụ thể phù hợp với đặc điểm sản xuất và sử dụng điện năng ở Việt Nam. Cụ thể:

Nhà nước chưa có các chính sách về ưu đãi tín dụng, đất đai, thuế, thu mua điện… Do đó, chưa thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nghiên cứu sản xuất, phân phối và tiêu dùng điện tiết kiệm.

Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi đầu tư vào nghiên cứu thiết bị tiêu thụ điện tiết kiệm. Do đó, không khuyến khích được các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ thiết bị điện tiết kiệm. Điều này dẫn đến phần lớn các thiết bị và công nghệ tiêu thụ điện tiết kiệm đều phải nhập khẩu và giá bán cao.

Một trong những thách thức lớn nhất đối với phát triển thiết bị điện tiết kiệm là biểu giá hiện hành chưa hấp dẫn các nhà đầu tư, suất đầu tư còn cao. Trong khi đó, Chính phủ chưa ban hành giá bán năng lượng điện sạch.

Về triển khai thực hiện chính sách: Công tác quy hoạch tuyên truyền công tác tiết kiệm điện còn kém do không có nhân lực chuyên trách thực hiện công tác tiết kiệm điện. Công tác tuyên truyền còn chưa sâu rộng, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, ít đổi mới. Chủ yếu tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Vì vậy, chương trình tiết kiệm điện chưa được phổ biến rộng khắp mọi nơi. Sự phối hợp triển khai chương trình tiết kiệm điện không cao, chương trình tiết kiệm điện hiện nay được thực hiện chủ yếu tại các Công ty điện lực thực hiện, các cơ quan hành chính trên địa bàn không phối hợp và thực hiện công tác tiết kiệm điện cùng các đơn vị điện lực.

Tiểu kết chƣơng 2

Chương 2 tác giả đã giới thiệu sơ bộ về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã tóm tắt được kết quả công tác thực hiện công tác tiết kiệm điện kể từ ngày thành lập quận đến hết năm 2018. Đã nêu được thực trạng bộ máy quản lý và tổ chức thực hiện chính sách TKĐ bao gồm chức năng bộ máy quản lý thực hiện, cơ cấu tổ chức, đội ngũ nhân lực thực hiện công tác tuyên truyền tiết kiệm điện. Thực trạng thực hiện chính sách, thực trạng về những yêu cầu cơ bản đối với tổ chức thực hiện chính sách, hệ thống tuyên truyền phổ biến chính sách, sự phân công phối hợp giữa các ban ngành trong UBND quận, thực trạng quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng thiết bị điện. Phần cuối chương 2 tác giả tổng kết đánh giá công tác thực hiện chính sách tiết kiệm điện, kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân việc đánh giá công tác thực hiện chính sách trên địa bàn quận. Từ các nội dung nêu trên, tác giả đã tổng hợp, có những đề xuất, kiến nghị tại chương 3 nhằm đưa ra giải pháp đảm bảo việc thực hiện chính sệnch tiết kiệm đi trên địa bàn quận.

CHƢƠNG 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIẾT KIỆM ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN

NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)