Những nhân tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách tiết kiệm điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 41 - 47)

Một là, chất lượng văn bản chính sách tiết kiệm điện

Xây dựng và ban hành chính sách là khâu thứ hai trong chu trình chính sách công. Đây là một khâu quan trọng quyết định chất lượng văn bản của chính sách công nói chung cũng như chính sách tiết kiệm điện nói riêng. Nếu làm tốt công tác hoạch định chính sách tiết kiệm điện sẽ tạo điều kiện thuận

lợi cho quá trình thực hiện. Ngược lại, nếu chính sách bị hoạch định chủ quan, bất hợp lý và không đầy đủ thì dù công tác tổ chức thực hiện có tốt đến mấy cũng sẽ gây cản trở, thậm chí có thể dẫn đến thất bại trong thực tế thực hiện chính sách.

Để có được hệ thống văn bản có chất lượng đòi hỏi những người tham gia xây dựng và ban hành chính sách phải có trình độ nhất định và sự hiểu biết về lĩnh vực chuyên ngành, do vậy đó phải là các chuyên gia, các nhà tư vấn...

Hai là, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ thực thi công tác tiết kiệm điện Năng lực của cơ quan chịu trách nhiệm thực thi chính sách tiết kiệm điện. Năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước có vai trò quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Năng lực thực thi của cán bộ, công chức là thước đo bao gồm nhiều tiêu chí phản ánh về đạo đức công vụ, về năng lực thiết kế tổ chức, năng lực thực tế, năng lực phân tích, dự báo để có thể chủ động ứng phó với những tình huống phát sinh trong tương lai. Như vậy, năng lực của cán bộ, công chức thực thi chính sách tiết kiệm điện giữ vị trí vô cùng quan trọng. Đây là yếu tố quyết định đến kết quả tổ chức thực thi chính sách. Nếu năng lực của cán bộ, công chức đảm nhiệm thực thi chính sách yếu kém sẽ đưa ra những kế hoạch dự kiến không sát thực tế, làm lãng phí nguồn lực huy động, giảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, thậm chí còn làm biến dạng chính sách trong quá trình thực hiện

Chính sách phụ thuộc vào bộ máy, đội ngũ cán bộ, cơ chế để thực hiện. Bộ máy càng gọn nhẹ với đội ngũ cán bộ chuyên sâu, cơ chế làm việc càng minh bạch, không chồng chéo, sự phối hợp giữa các bộ phận chặt chẽ thì việc triển khai chính sách bao giờ cũng thuận lợi và hiệu quả hơn. Thông thường, bộ phận chủ yếu và trực tiếp thực hiện chính sách là các cơ quan trong bộ máy hành pháp, EVN, các Công ty Điện lực. Nếu bộ máy hành pháp quan

liêu, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả và các cán bộ công chức thiếu năng lực, trách nhiệm thì sẽ gây khó khăn đến việc thực hiện chính sách và làm cho nó không phát huy được tác dụng trên thực tế, chệch hướng mục tiêu thậm chí đi ngược lại với mục tiêu của chính sách. Một chính sách hợp lý nhưng nếu bộ máy và cán bộ tổ chức thực thi kém năng lực và đạo đức thì cũng không thực hiện được hoặc thực hiện không hiệu quả.

Việc hỗ trợ cho các cơ quan, doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh và người sử dụng điện tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của Nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) thực thi nhiệm vụ.

Ba là, sự tham gia của người dân trong thực hiện chính sách tiết kiệm điện Chính sách tiết kiệm điện do Nhà nước khởi sướng, điều hành, tài trợ, khuyến khích, kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung... nhưng sự tham gia của bản thân người dân sử dụng điện lại tạo lên động lực thực hiện chính sách. Một chính sách có thể thành công hay không phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ, đồng tình của người dân. Nếu chính sách đó không đem lại lợi ích cho quốc gia, cho cộng đồng dân cư và cho xã hội hoặc nếu nhân dân chưa hiểu đúng ý đồ của nhà cầm quyền và lợi ích của chính sách đó đem lại thì họ sẽ không ủng hộ, dẫn đến chính sách đó thực hiện kém hiệu quả hoặc có thể không được thực hiện trên thực tế.

Các hộ dân có nhiều phương thức và nhiều tư cách khi tham gia chính sách tiết kiệm điện. Trước hết, họ tham gia với tư cách đối tượng thụ hưởng, thực thi chính sách; họ còn tham gia với tư cách cung cấp thông tin về kết quả chính sách, thông tin về tác động của công cụ chính sách... Những thông tin do người sử dụng đem lại có ý nghĩa quan trọng trong hoạch định, thực thi và

đánh giá chính sách tiết kiệm điện, bởi đây là các thông tin gốc, phản ánh trung thực tình hình thực tế.

Yếu tố có tính quyết định nhất là chính sách đó tác động như thế nào đến lợi ích của các hộ nhân dân sử dụng điện, sự tương quan giữa những người được hưởng lợi và những người không được hưởng thụ do việc thực hiện chính sách này. Nếu chính sách tiết kiệm điện đáp ứng được yêu cầu cụ thể của từng vùng, từng địa phương, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sinh hoạt sẽ được các cơ quan, doanh nghiệp và người dân ở đấy đón nhận, tham gia nhiệt tình vào công cuộc

Chính sách tiết kiệm điện, như vậy chính sách sẽ được ủng hộ, duy trì và phát triển. Còn ngược lại, nếu chính sách không đem lại lợi ích cho người dân, thậm chí đi ngược lại với lợi ích của nhân dân nó có thể khiến lòng tin của nhân dân vào chính quyền thuyên giảm, cao hơn có thể dẫn đến nảy sinh những điểm nóng xã hội.

Người sử dụng điện cũng có thể tự tổ chức thành các nhóm, tập thể hỗ trợ nhau cùng nhau thực hiện tiết kiệm điện, trong đó có những cơ quan, đơn vị, các tổ chức xã hội, các hộ sử dụng điện tiết kiện thành công chuyển giao kinh nghiệm cho người chưa thành công. Các tổ chức được hình thành từ thấp đến cao, từ nhân rộng các mô hình điển hình, từ các câu lạc bộ nhỏ trong xóm, thôn đến hình thức cao hơn là hiệp hội ngành nghề đa dạng theo hình thức tương trợ lẫn nhau. Nếu người sử dụng điện có ý thức và đủ năng lực tổ chức ra các mô hình hoạt động như vậy thì sự tương tác giữa Nhà nước, đơn vị cung cấp điện và người sử dụng điện trong từng lĩnh vực cùng nhau hoạt động để tiết kiệm điện dễ dàng và có hiệu quả hơn.

Xét cho cùng, nhân dân chính là người thụ hưởng những lợi ích của chính sách công, đặc biệt người dân sử dụng điện trong xã hội được thụ hưởng những lợi ích do thực hiện chính sách tiết kiệm điện đem lại, nên vấn

đề nâng cao nhận thức cho người dân để họ tham gia nhiệt tình vào công cuộc tiết kiệm điện và làm giảm chi phí sinh hoạt hang ngày, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là một quá trình đầy khó khăn mà các cấp chính quyền cần cố gắng nhiều hơn bằng những hành động thiết thực. Nói cách khác, chính bản thân những người dân sử dụng điện cũng phải suy nghĩ làm thế nào câu được “con cá” khi chính quyền đã trao cho họ cái “cần câu”.

Nhận thức của người tiêu dùng về tiết kiệm điện. Đại đa số người tiêu dùng điện đều có tư tưởng điện được làm từ nước, cứ ngăn sông làm nhà máy thủy điện là sản xuất được điện nên sử dụng thoải mái không phải lo nghĩ về nguồn tài nguyên để sản xuất điện. Các hộ tiêu thụ điện cũng luôn có tưu tưởng mình dùng bao nhiêu trả tiền bấy nhiêu không phải tiết kiệm. Nhận thức về tiết kiệm điện của đại bộ phận người dân còn nhiều bất cập để được sự ủng hộ của người dân đối với một quyết định chính sách tiết kiệm điện là một nhân tố quan trọng đối với sự thực thi chính sách đó thành công. Thực tiễn cho thấy, nhiều chính sách công không nhận được sự ủng hộ của người dân đã không đi vào đời sống xã hội sau nhiều năm triển khai thực hiện.

- Khả năng chi trả của người tiêu dùng. Giá thành điện của ta so với thu nhập của người dân Việt Nam thấp cho nên ý thức về việc thực hiện tiết kiệm điện trong đời sống hàng ngày bị hạn chế. Thực tế hiện nay, đơn giá bình quân cho các gia đình sử dụng điện là 2.014đ/kWh.

1.2.5. Nguồn lực cho việc thực thi chính sách tiết kiệm điện

Để triển khai một chính sách có hiệu quả, cơ quan được giao nhiệm vụ phải có đủ nguồn tài chính, nhân lực, vật lực cho việc triển khai. Hay nói cách khác, yếu tố nguồn lực có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thực hiện chính sách và kết quả của nó. Nguồn lực để thực hiện một chính sách ở đây chính là nguồn lực lao động, nguồn lực khoa học công nghệ, nguồn lực vốn và nguồn lực tài nguyên thiên nhiên. Trong đó:

Một là, nguồn lực lao động: là bộ phận dân số trong độ tuổi có khả năng lao động được pháp luật quy định. Đây là yếu tố cơ bản "đầu vào" của quá trình sản xuất, quyết định việc tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát triển các nguồn lực khác của quá trình thực hiện một chính sách. Đây cũng là nhân tố quan trọng của nền kinh tế, trực tiếp điều tiết quan hệ gắn bó với chủ thể do con người tạo ra.

Hai là, nguồn lực khoa học và công nghệ: thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua tác động của nó đến tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Khoa học và công nghệ phát triển làm thay đổi lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại, quy mô sản xuất, ngành nghề, sản phẩm; mở rộng khả năng tiếp cận thị trường; giảm bớt sự cách biệt giữa các vùng, miền. Khoa học và công nghệ phát triển giúp cho các cơ quan, doanh nghiệp, các hộ sử dụng điện sử dụng các thiết bị hiện đại hơn, tiết kiệm điện hơn làm tăng năng suất, giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành, tăng chất lượng sản phẩm; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người; bảo vệ môi trường sinh thái.

Ba là, nguồn lực vốn: không chỉ bảo đảm cung cấp các yếu tố đầu vào của thiết bị sử dụng điện tiết kiệm, mà còn có khả năng cân đối, khả năng lưu thông, tiêu thụ sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất. Do đó, có ý nghĩa quan trọng đối với triển khai thực hiện một chính sách. Tăng vốn, mở rộng sản xuất nghiên cứu, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động, có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội - đặc biệt là các vấn đề của một chính sách đề ra.

Bốn là, nguồn lực tài nguyên thiên nhiên: là nguồn của cải vật chất nguyên khai, được hình thành, tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, sử dụng thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Đây cũng là yếu tố cơ bản, nền tảng để thực hiện chính sách nói chung và chính sách tiết kiệm điện nói riêng.

Như vậy, nguồn lực chính là yếu tố đầu vào cần thiết của một chính sách, nếu không có hoặc không đủ các nguồn lực thực hiện thì một chính sách dù được hoạch định tốt đến mấy cũng không thể đi vào thực tiễn cuộc sống, không thể mang lại những hiệu quả tốt. Có thể nhận thấy người sử dụng điện không tiết kiệm thường là các cơ quan sử dụng tiền ngân sách nhà nước, các tập đoàn lớn và những người có kinh tế trong xã hội vì họ không phải suy nghĩ về kinh tế nên việc thực hiện tiết kiệm điện là một vấn đề đang được quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách tiết kiệm điện trên địa bàn quận nam từ liêm thành phố hà nội (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)