7. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Đặc điểm công chức lãnh đạo quản lý
Công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện là một bộ phận công chức hành chính; vì vậy, mang những đặc điểm chung của đội ngũ công chức hành chính nhƣ sau:
- Là chủ thể của nền công vụ, đội ngũ công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc là hạt nhân cơ bản của nền công vụ, là chủ thể thực sự tiến hành các công vụ cụ thể và chũng chính là yếu tố đảm bảo cho nền công vụ hoạt động, vận hạnh có hiệu lực, hiệu quả.
- Là lực lƣợng lao động chuyên nghiệp, có tính chuyên môn hóa cao. Tính chuyên nghiệp của công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc đƣợ quy định bởi địa vị pháp lý và đƣợc thể hiện qua hai yếu tố: Thời gian, thâm niên công tác và trình độ năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ hành chính.
- Là đội ngũ tƣơng đối ổn định, mang tính kế thừa, nhƣng luôn đòi hỏi không ngừng nâng cao về chất lƣợng. Đội ngũ công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc hoạt động ổn định, ít chịu biến động nhằn duy trì tính ổn định, liên tục của nền hành chính.
- Hoạt động của công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc diễn ra thƣờng xuyên, liên tục. Các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý nhà nƣớc đều liên quan hằng ngày và trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống của tất cả mọi ngƣời dân, đòi hỏi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc và đội ngũ công chức lãnh quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc phải
luôn hoạt động thƣờng xuyên để đảm bảo việc thực hiện các yêu cầu của ngƣời dân.
- Đội ngũ công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc phải am hiểu, tôn trọng luật pháp và thông lệ quốc tế. Trong điều kiện mở cửa hội nhập quốc tế hiện nay, đội ngũ công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc phải có trí thức, am hiểu và tôn trọng luật pháp, thông lệ quốc tế.
Công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có đầy đủ những đặc điểm của công chức nói chung. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, công chức lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện có một số đặc điểm riêng, đó là:
Một là, trách nhiệm của công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc mang tính xã hội sâu sắc. Trƣớc hết, về mặt trách nhiệm, công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc có trách nhiệm với toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc điểm này gắn liền với một nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đó là: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
(Khoản 1, 2, Điều 2 [58]. Đồng thời Hiến pháp năm 2013 bổ sung và phát triển nguyên tắc: Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (Khoản 1, 2, Điều 2 [58]. Điều này thể hiện rằng,
tất cả những ngƣời làm việc trong bộ máy nhà nƣớc đều phải có trách nhiệm với nhân dân và đất nƣớc.
Hai là, trách nhiệm của công tác lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc là thiết chế trách nhiệm cá nhân. Trên thực tế, trong hoạt động của lĩnh vực công, càng tập trung bao nhiêu và càng làm việc tập thể với nguyên tắc đa số để ban hành quyết định bao nhiêu, thì càng tạo cơ sở nhiều hơn cho sự ỷ lại và không chịu trách nhiệm cá nhân bấy nhiêu. Do đó, cần có sự đề cao trách nhiệm cá nhân của ngƣời đứng đầu; mặc khác, mọi vấn đề đƣợc quyết định một cách nhanh chóng, tinh thần trách nhiệm đƣợc đặt cao trong mỗi quyết sách sẽ tránh đƣợc phần lớn tranh luận, bàn cãi, gây ra quá nhiều ý kiến trái chiều và không thể giải quyết đƣợc vấn đề.
Thứ ba, trách nhiệm của công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc mang tính bao quát cao. Công chức lãnh đạo quản lý các cơ quan hành chính nhà nƣớc có trách nhiệm đối với hai nhóm chủ thể cơ bản, đó chính là trách nhiệm đối với nội bộ và trách nhiệm đối với xã hội.
Trách nhiệm đối với nội bộ là trách nhiệm đối với hệ thống các cơ quan nhà nƣớc gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tƣ pháp. Khi một nhiệm vụ không đƣợc hoàn thành, nó sẽ ảnh hƣởng đến hoạt động của các cơ quan hành chính liên quan, bởi hệ thống các cơ quan hành chính nƣớc ta là một thể thống nhất, khi có hành động nào đó làm sai trái sẽ ảnh hƣởng tới các công việc của các cơ quan khác trong tổng thể hệ thống hành chính.
Trƣớc hết trách nhiệm xã hội là sự mệnh cơ bản của nhà nƣớc. Vì vậy, trách nhiệm xã hội của ngƣời đứng đầu đƣợc hiểu là sự cam kết ứng xử của ngƣời đứng đầu phù hợp với lợi ích của xã hội trong các hoạt động liên quan đến lợi ích của ngƣời dân, của xã hội, vì sự phát triển bền vững, tốt đẹp của xã hội. Đây là hoạt động trách nhiệm có ảnh hƣởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân và mỗi cá nhân trong hoạt động hành chính nhà nƣớc.