Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của huyện Sơn Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 52 - 55)

- Về trình tự tuyển chọn

2.1.Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế-xã hội của huyện Sơn Hòa

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Sơn Hòa là huyện miền núi của tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa khoảng 50 km về hƣớng Tây, là vùng căn cứ địa cách mạng của tỉnh Phú Yên trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 950,33 km2, trong đó, đồi núi chiếm hơn 80% diện tích; địạ hình dốc từ Tây sang Đông, phía Đông giáp với huyện Phú Hòa và Tây Hòa; phía Nam giáp với huyện Sông Hinh, phía Bắc giáp với huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên; phía Tây giáp với huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Huyện Sơn Hòa có 14 đơn vị hành chính cấp xã gồm: Thị trấn Củng Sơn, và 14 xã: Suối Bạc, Sơn Hà, Sơn Nguyên, Sơn Xuân, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Hội, Cà Lúi, Phƣớc Tân, Sơn Phƣớc, Suối Trai, Ea Chà Rang và Krông Pa. Huyện Sơn Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hƣởng của khí hậu cận đại dƣơng, nhiệt độ trung bình năm là 26,80C, tổng lƣợng mƣa trong năm từ 1757- 1800mm, số giờ nắng bình quân năm 7488 giờ, độ ẩm bình quân 77%.

Theo thống kê đến cuối năm 2019, diện tích tự hiện của toàn huyện là 950,33km2. Địa hình gồm núi, cao nguyên; rừng và đất rừng chiếm ¾ diện tích đất tự nhiên; dân số của toàn huyện là 59.497 ngƣời; mật độ dân số là 63 ngƣời/km2. Trên địa bàn huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống; trong đó, đông nhất là dân tộc Kinh chiếm 62,14% dân số toàn huyện; ngoài ra còn có một số

dân tộc thiểu số khác nhƣ; dân tộc Êđê chiếm 12,46%; Chăm H’roi chiếm 22,38%; Ba Na chiếm 2,02%, còn lại là các dân tộc khác.

2.1.2. Tình hình kinh tế- xã hội của huyện Sơn Hòa

Nhìn chung, tình hình kinh tế-xã hội của huyện trong những năm qua tiếp tục phát triển theo chiều hƣớng tích cực và tƣơng đối toàn diện. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp; cơ sở hạ tầng đƣợc tiếp tục đầu tƣ xây dựng; lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến; đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc ổn định và giữ vững; cải cách hành chính bƣớc đầu thu đƣợc những kết quả tốt.

- Về kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân tăng hằng năm từ 11 đến 13%. Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trển địa bàn huyện giai đoạn 2016- 2020 ƣớc đạt 251,9 tỷ đồng; tốc độ tăng thu hằng năm 8,3%. Diện tích gieo trồng cây hàng năm bình quân tăng từ 1.000 ha đến 2.500 ha; ổn định diện tích lúa hàng năm là 2.400 ha nhằm đảm bảo tự cân đối lƣơng thực; ổn định diện tích mía hàng năm là 8.500 ha, sản lƣợng mía thu hoạch trên 700 ngàn tấn phục vụ cho nhà máy chế biến công nghiệp.

Trên địa bàn huyện có Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đã hoàn thành đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2009 và 34 công trình thủy lợi, phục vụ tƣới tiêu cho cây trồng, chăn nuôi và dân sinh.

Đã hình thành Cụm Công nghiệp Ba Bản và hiện nay có một số doanh nghiệp đang đầu tƣ xây dựng các nhà máy. Ngoài ra còn có một số nhà máy chế biến công nghiệp đang hoạt động nhƣ nhà máy Đƣờng của Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, nhà máy Đá Granit, nhà máy Cồn, Rƣợu của Công ty TNHH Rƣợu Vạn Phát…

- Công tác đảm bảo an ninh xã hội và các lĩnh vực khác đƣợc huyện triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời; Giải quyết việc làm bình quân hằng năm 3.752 ngƣời, vƣợt kế hoạch đề ra; tỷ lệ lao động qua đào tạo 44,39%; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 24,96% năm 2016 xuống còn 10,5% năm 2019. Chất lƣơng giáo dục, đào tạo từng bƣớc đƣợc nâng lên; công tác khám, chữa bệnh và phòng chống các loại dịch bệnh đƣợc tập trung chỉ đạo.

- Công tác quốc phòng, an ninh tiếp tục đƣợc giữ vững ổn định; nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân đƣợc xây dựng vững chắc.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế chƣa tƣơng xúng với tiềm năng và lợi thế của huyện. Một số chỉ tiêu chủ yếu nhƣ: tổng giá trị sản xuất trên địa bàn, tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất toàn xã hội trên địa bàn, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng, công tác xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới, đào tạo nghề chƣa đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Kinh tế của huyện có tăng trƣởng nhƣng chƣa có bƣớc đột phá, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng có tốc độ tăng trƣởng thấp. Thu hút nguồn vốn đầu tƣ ngoài huyện còn ít. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông, lâm nghiệp còn chậm, chƣa mang lại hiệu quả, chƣa tạo ra sự chuyển biến về năng suất và chất lƣợng; các cơ sở công nghiệp chế biên nông sản chƣa gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu, tình trạng “đƣợc mùa mất giá” vẫn còn xảy ra. Chất lƣợng tăng trƣởng và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chƣa cao, nhất là sản phẩm nông nghiệp. Tình trạng phá rừng làm nƣơng rẫy, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản và khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra. Công tác quản lý sử dụng đất đai có mặt chƣa chặt chẽ; công tác vệ sinh môi trƣờng ở một số địa phƣơng chƣa đƣợc quan tâm. Kết quả thực hiện các tiêu chí nông thôn mới còn thấp, vẫn còn xã đạt dƣới 10 tiêu chí, nhất là các tiêu chí cần có sự đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách. Chất lƣợng giáo dục và đào tạo, nhất là ở

các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn có mặt hạn chế, trình độ dân trí còn thấp so với mặt bằng chung của tỉnh. Kết quả giảm nghèo đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận nhƣng chƣa thật sự bền vững, tỷ lệ nhóm đối tƣợng không có khả năng thoát nghèo cao; một bộ phận lao động nông thôn chƣa có việc làm và thiếu việc làm ổn định. Công tác cải cách hành chính chƣa phát huy đƣợc hiệu quả tối đa. Mặt khác, Sơn Hòa là một huyện miền núi còn nghèo, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi; đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Những hạn chế nêu trên đang là lực cản đối với sự phát triển, làm hạn chế việc thu hút đầu tƣ, khai thác các tiềm năng, lợi thế của địa phƣơng. Để phát huy tối đa lợi thế của địa phƣơng; đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội huyện Sơn Hòa cần có những giải pháp đồng bộ để khắc phục những hạn chế.

Chính những điều kiện kinh tế - xã hội nhƣ vậy, đã tác động không nhỏ đến chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và công tác tuyển chọn, bổ nhiệm công chức lãnh đạo quản lý cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 52 - 55)