Kinh nghiệm công tác tuyển chọn công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 41 - 50)

- Về trình tự tuyển chọn

1.5.Kinh nghiệm công tác tuyển chọn công chức

1.5.1. Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XII, về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của chiến lƣợc cán bộ, trong những năm qua, thành phố Đà Nẵng luôn quan tâm đổi mới công tác này. Để quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC), viên chức, Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBCC học tập, phấn đấu, rèn luyện và trƣởng thành, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách đột phá nhƣ: chính sách đãi ngộ đối với CBCC có trình độ cao tự nguyện đến làm việc lâu dài tại thành phố; chính sách đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ ở nƣớc ngoài theo Đề án 393 và đào tạo bậc đại học theo Đề án 47 cho học sinh các trƣờng phổ thông trung học (nay là Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gọi tắt là Đề án 922); chính sách nghỉ hƣu, thôi việc trƣớc tuổi; chính sách đào tạo, bồi dƣỡng... Nhìn chung, đội ngũ CBCC đã có những bƣớc phát triển về chất; việc sử dụng đội ngũ có tiến bộ nhƣ bố trí, tạo môi trƣờng làm việc, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác đƣợc tiến hành thƣờng xuyên; chú trọng chất lƣợng khi tuyển dụng cạnh tranh; kết hợp hài hòa giải pháp sử dụng, chú ý đến những nhân tố trẻ và có phẩm chất, năng lực. Hầu hết cán bộ lãnh đạo, quản lý của thành phố Đà Nẵng đƣợc đào tạo cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và đƣợc rèn luyện, trƣởng thành qua thực tiễn công tác.

Bên cạnh những nỗ lực trong việc đề ra các chính sách và giải pháp nhằm đảm bảo về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, đội ngũ cán bộ vẫn còn nhiều hạn chế

ứng đƣợc yêu cầu phát triển của thành phố trong thời kỳ mới; công tác cán bộ chậm đƣợc đổi mới, cơ chế đề bạt, bổ nhiệm nhìn chung vẫn mang tính khép kín, chƣa huy động đƣợc nguồn lực từ bên ngoài, công tác quản lý, sử dụng cán bộ chƣa có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các ngành, các địa phƣơng nên còn bị động, lúng túng, chƣa phát hiện kịp thời nhân tố mới, việc bổ nhiệm một vị trí chức vụ trên 2 nhiệm kỳ còn khá phổ biến… Trong khi đó, một lực lƣợng lớn công chức, viên chức trẻ đƣợc đào tạo cơ bản, năng động, sáng tạo, hội đủ các điều kiện, tiêu chuẩn để đảm nhận các chức vụ nhƣng thiếu cơ hội đƣợc tham gia vào bộ máy lãnh đạo, quản lý, dẫn đến hệ quả là cán bộ kế cận, dự nguồn thƣờng bị động, hụt hẫng.

Để khắc phục những hạn chế trên, xuất phát từ những thành công của mô hình tuyển chọn cán bộ làm công tác quản lý của một số nƣớc trên thế giới cũng nhƣ một số doanh nghiệp lớn trong nƣớc, để bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý thiếu hụt do nghỉ hƣu, thuyên chuyển công tác và tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ kế cận, dự nguồn có cơ hội, điều kiện phát triển, khuyến khích những ngƣời có tài năng và phẩm chất tốt tham gia vào công tác quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị nhà nƣớc, thành phố Đà Năng đã tiến hành nghiên cứu thi tuyển chức danh lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố Đà Nẵng.

Trên cơ sở chủ trƣơng của Bộ Nội vụ là khởi động và triển khai thí điểm mô hình thi tuyển công chức lãnh đạo. Cùng với một số địa phƣơng nhƣ Hải Phòng, Long An, Bình Dƣơng, Phú Thọ,... thành phố Đà Nẵng đã triển khai thực hiện thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo. Đề án “Thực hiện thí điểm thi tuyển giám đốc, phó giám đốc (tương đương) một số đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố Đà Nẵng” (Đề án)đƣợc ban hành năm 2006 là một bƣớc đột phá nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội

những giải pháp đột phá về công tác cán bộ để có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó sớm “xây dựng Đề án và triển khai thí điểm việc thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý các cơ quan nhà nƣớc và doanh nghiệp nhà nƣớc”.

Sau 03 năm triển khai Đề án (2006 - 2009), bên cạnh việc theo dõi thực hiện thi tuyển tại các đơn vị, Sở Nội vụ Đà Nẵng đã tiến hành khảo sát thực tế đối với CBCC là cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác tổ chức, công chức, viên chức thi tuyển và các công chức tại các đơn vị. Kết quả khảo sát cho thấy: dù mới thí điểm nhƣng đây là mô hình đƣợc đánh giá cao trong công tác bổ nhiệm cán bộ, đã nhận đƣợc sự quan tâm, hƣởng ứng của nhiều địa phƣơng, đơn vị nhƣ: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông Vận tải, UBND quận Thanh Khê... Theo số liệu khảo sát, có 106/135 ngƣời, chiếm 78,5% cho rằng cần mở rộng việc thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cấp cao hơn. Đối với những đối tƣợng tham gia dự thi, có đến 70,4% trả lời sẽ tiếp tục tham gia thi tuyển nếu tổ chức thi tuyển chức danh ở cấp bậc cao hơn.

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP, ngày 08/11/2011 của Chính phủ về Chƣơng trình tổng thể cải cách hành chính nhà nƣớc giai đoạn 2011-2020, trong đó có nêu: “Thực hiện thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ trƣởng và tƣơng đƣơng (ở trung ƣơng), giám đốc sở và tƣơng đƣơng (ở địa phƣơng) trở xuống”. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XX, nhiệm kỳ 2010-2015, nêu rõ: “Mở rộng việc thực hiện chủ trương thi tuyển để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo, quản lý các cơ quan nhà nước, nhất là cấp trưởng, trong đó, có thí điểm thi tuyển lãnh đạo cấp sở”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX nhiệm kỳ 2010 - 2015, trên cơ sở chủ trƣơng của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và phát huy những kết quả đã đạt đƣợc ở giai đoạn thí điểm, Sở Nội

ngày 02/8/2012 về thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện. Đây là văn bản pháp lý để các cơ quan, đơn vị thực hiện.

Điểm mới đáng chú ý của Quyết định nêu trên là mở rộng cả đối tƣợng lẫn số lƣợng chức danh dự thi. Việc thi tuyển cán bộ lãnh đạo đƣợc mở rộng từ đơn vị sự nghiệp đến cơ quan hành chính.

Về chức danh thi tuyển, đối với cơ quan hành chính sẽ tổ chức thi tuyển phó giám đốc sở và tƣơng tƣơng; chi cục trƣởng, phó chi cục trƣởng; trƣởng phòng, phó trƣởng phòng và tƣơng đƣơng thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện và trong cơ quan, đơn vị thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện; đối với đơn vị sự nghiệp thì thi tuyển ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu, trƣởng phòng, phó trƣởng phòng và tƣơng đƣơng các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố và thuộc sở, ban, ngành, UBND quận, huyện.

Không chỉ có CBCC, viên chức và những ngƣời làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố Đà Nẵng hay đối tƣợng thu hút, đối tƣợng đào tạo theo Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao của thành phố, đối tƣợng dự thi còn đƣợc mở rộng đến các cơ quan, đơn vị không thuộc thành phố Đà Nẵng, ngƣời đang công tác tại các đơn vị, tổ chức ngoài cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nƣớc. Nhƣ vậy, cùng với chính sách đào tạo, thu hút nguồn nhân lực chất lƣợng cao, việc mở rộng đối tƣợng dự thi tuyển cán bộ lãnh đạo càng khẳng định sự trân trọng của thành phố Đà Nẵng trong việc thu hút, trọng dụng ngƣời tài.

Chủ trƣơng thi tuyển chức danh lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng có nhiều điểm mới nhƣng không xa rời nguyên tắc: Đảng lãnh đạo và trực tiếp quản lý cán bộ. Do đó, về trình tự tổ chức thi tuyển, từ việc xác định số lƣợng, đối tƣợng dự

nhiệm ngƣời đƣợc trúng tuyển... đều tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự kiểm tra, giám sát của các đoàn thể, đặc biệt việc xét chọn những ngƣời đạt kết quả cao để đề nghị bổ nhiệm vào chức danh cần tuyển đƣợc cấp ủy Đảng và thủ trƣởng đơn vị thống nhất cao. Phƣơng pháp tổ chức này đã thể hiện rõ quan điểm trong công tác thi tuyển cán bộ là: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và ngƣời đứng đầu tổ chức trong hệ thống chính trị thông qua cơ chế thi tuyển cán bộ.

Kết quả: Năm 2006, sau khi ban hành Đề án thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, trƣờng THPT Phan Châu Trinh là đơn vị đầu tiên thí điểm thi tuyển chức danh Phó Hiệu trƣởng. Kỳ thi tuyển đã diễn ra thành công tốt đẹp và nhận đƣợc sự hoan nghênh, cổ vũ của các cấp, các ngành và dƣ luận xã hội. Trên cơ sở đó, Sở Nội vụ tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông Vận tải xây dựng kế hoạch trình UBND thành phố phê duyệt để tổ chức thi tuyển Hiệu trƣởng trƣờng THPT Thái Phiên và thi tuyển cán bộ quản lý các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Giao thông Vận tải...

Trong năm đầu tiên tổ chức thực hiện thí điểm đã có 02 đơn vị tổ chức thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý với 11 ứng viên đăng ký dự tuyển vào 04 chức danh. Tuy con số còn khá khiêm tốn, nhƣng là một tín hiệu đáng mừng với một chủ trƣơng mới, một cách làm mới. Sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và ủng hộ tổ chức thi tuyển của các đơn vị, sự đồng tình của công chức, viên chức cho thấy đây là một hƣớng đi đúng đắn. Cơ chế thi tuyển đã mở ra cơ hội cho những ngƣời có thực tài, nhất là công chức, viên chức trẻ chứng tỏ năng lực, gánh vách trọng trách và dần dần cải thiện chất lƣợng nhân sự trong khu vực công. Đây cũng là điều kiện tốt để nữ công chức, viên chức có thể cạnh tranh bình đẳng với các đồng nghiệp nam và khẳng định vai trò của mình trong xã hội.

Từ những bƣớc đi đầu tiên, đến nay, qua 08 năm thành phố Đà Nẵng triển khai thực hiện Đề án (2006 - 2014), đã có 45 lƣợt cơ quan, đơn vị tổ chức thi tuyển; trong đó có 19 lƣợt sở, ban, ngành và 26 lƣợt UBND quận, huyện. Đặc biệt trong năm 2013, thành phố Đà Nẵng tổ chức thi tuyển chức danh Phó Viện trƣởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội thuộc UBND thành phố (chức danh tƣơng đƣơng phó giám đốc sở thuộc diện Ban Thƣờng vụ Thành ủy quản lý). Đã có 415 ứng viên dự thi và 131 ứng viên trúng tuyển; trong đó có 01 ứng viên trúng tuyển ở vị trí cấp trƣởng và 16 vị trí cấp phó phòng ở cơ quan hành chính; 31 vị trí cấp trƣởng và 83 vị trí cấp phó ở đơn vị sự nghiệp. Bình quân có trên 03 ứng viên dự thi cho một vị trí chức danh; riêng vị trí Phó Hiệu trƣởng một trƣờng tiểu học thuộc quận Thanh Khê có đến 15 ứng viên dự thi; vị trí Trƣởng phòng Kỹ thuật của Công ty quản lý, sửa chữa công trình giao thông (thuộc Sở Giao thông Vận tải), Trƣởng phòng Tổng hợp của Chi cục Tiêu chuẩn Đo lƣờng chất lƣợng (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ) có đến 05 - 06 ứng viên dự thi.

Kết quả rõ nhất qua thi tuyển là đòi hỏi ứng viên tham gia dự tuyển phải thâm nhập thực tế để tìm hiểu tình hình hoạt động của đơn vị, nắm bắt những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, phát hiện những tồn tại, hạn chế; qua đó phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng, xây dựng phƣơng án, chƣơng trình hoạt động, xác định nhiệm vụ, quy mô, sản phẩm, dịch vụ; đề ra các giải pháp và định hƣớng phát triển đơn vị. Việc thâm nhập, nắm bắt tình hình hoạt động của đơn vị còn có tác dụng giúp cho ngƣời trúng tuyển sau khi nhận nhiệm vụ có điều kiện chỉ đạo, triển khai ngay các hoạt động. Đây là việc làm mới, góp phần khắc phục tình trạng cán bộ từ các cơ quan, đơn vị này đƣợc cấp có thẩm quyền điều động, bổ nhiệm chức vụ tại đơn vị khác phải mất thời gian củng cố, ổn định tổ chức bộ máy, phải thâm nhập, tìm hiểu tình hình mới có thể tổ chức, chỉ đạo các hoạt

Việc thi tuyển cán bộ lãnh đạo đã tạo ra động lực thúc đẩy CBCC, viên chức tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, điều hành nhằm đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn để tham gia; động viên, khuyến khích CBCC, viên chức có tuổi đời trẻ, có trình độ và năng lực; cán bộ trong diện quy hoạch; huy động, khơi dậy nguồn lực từ bên ngoài đăng ký dự tuyển; khắc phục tình trạng đề bạt, bổ nhiệm cán bộ khép kín trong từng cơ quan, đơn vị. Thi tuyển chức danh lãnh đạo đã góp phần vào việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX là: “Tôn vinh thích đáng những cán bộ có tài, có công, mạnh dạn đề bạt vƣợt cấp đối với những cán bộ trẻ có triển vọng, khuyến khích những cán bộ có sáng kiến, thay thế những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu công việc”.

Thành phố Đà Nẵng đã và đang triển khai thực hiện nhiều chính sách, giải pháp mang tính đột phá trong công tác cán bộ nhằm tạo nguồn cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên”; góp phần quyết định sự thành bại của quá trình xây dựng thành phố Đà Nẵng giàu đẹp, an nình, văn minh, hiện đại, trở thành một trong những thành phố đáng sống của cả nƣớc.

1.5.2 Kinh nghiệm của Quảng Ninh

Quảng Ninh là địa phƣơng đầu tiên của cả nƣớc tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo cấp sở, tỉnh Quảng Ninh đã mở ra bƣớc đột phá. Sau một năm thí điểm thi tuyển, những cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở mới đƣợc bổ nhiệm đã từng bƣớc phát huy năng lực, trí tuệ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của toàn tỉnh.

Ban Thƣờng vụ tỉnh Quảng Ninh quyết định thí điểm thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở, ngay lập tức chủ trƣơng này đã đƣợc cán bộ, đảng viên đồng thuận hƣởng ứng đánh giá cao.

Các ứng viên tham gia cuộc thi không chỉ là cán bộ, công chức mà còn đƣợc mở rộng nguồn từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, phù hợp chủ trƣơng quy hoạch "động" và "mở" để thu hút những ngƣời thật sự có tài năng từ bên ngoài bổ sung cho nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý vào cơ quan hành chính nhà nƣớc. Tiêu chí tuyển chọn ứng viên dự thi không câu nệ về bằng cấp thuần túy, không tuần tự về vị trí chức vụ, không khép kín trong nguồn quy hoạch tại chỗ. Tỉnh khuyến khích mọi nguồn cán bộ, từ trong và ngoài tỉnh đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí chức danh cần bổ nhiệm.

Cuộc thi đƣợc tổ chức theo nguyên tắc cạnh tranh, mọi thí sinh đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm, qua thẩm định đều có cơ hội, điều kiện nhƣ nhau để thể hiện tốt nhất khả năng, ý tƣởng sáng tạo của mình. Tất cả các cuộc thi tuyển đều đƣợc bảo đảm các nguyên tắc, phƣơng châm: Dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công tâm và bảo đảm sự lãnh đạo của Ðảng.

Trong năm 2013, đã có 45 hồ sơ đăng ký dự thi vào tám vị trí chức danh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tuyển chọn công chức lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện sơn hòa, tỉnh phú yên (Trang 41 - 50)