Kết quả huy động tiềngửi dân cư trong thời gian qua

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi dân cư tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh quảng trị (Trang 70 - 85)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Kết quả huy động tiềngửi dân cư trong thời gian qua

a. Quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư:

 Số dư huy động vốn cuối kỳ và số dư bình quân

Bảng 2.3: Số dư huy động tiền gửi dân cư cuối kỳ và bình quân

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Số dư huy động tiền gửi dân cư

Tốc độ tăng trưởng hàng năm(%)

Cuối kỳ Bình quân Cuối kỳ Bình quân

2015 458 404 4,79 10,56

2016 482 453 5,24 12,13

2017 539 518 11,83 14,35

(Nguồn: Phòng Kế toán nội bộ - MB Quảng Trị)

Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy, số dư huy động tiền gửi dân cư cuối kỳ của Chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, không xảy ra trường hợp số dư huy động của năm này giảm đi so với năm trước. Tuy số dư huy động tiền gửi dân cư cuối kỳ năm 2016 chỉ tăng 24 tỷ đồng (đạt 5,24%) so với cùng kỳ năm trước thì đến thời điểm này năm 2017, tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng đạt

11,83%.

 Về số lượng khách hàng

Bảng 2.4: Số lượng khách hàng tiền gửi dân cư của Chi nhánh

Năm Khách hàng Số lượng Tăng/Giảm (%) 2015 12.284 14,5 2016 14.926 21,5 2017 17.904 19,9

(Nguồn: Phòng Kế toán nội bộ - MB Quảng Trị)

Đến cuối năm 2016, Chi nhánh đã có gần 15 nghìn khách hàng, tăng 2.642 khách hàng so với năm 2015 tương đương với mức tăng 21,5%. Tuy tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng trong năm 2017 có giảm nhẹ, chỉ đạt mức 19,9% nhưng nếu xét về giá trị tuyệt đối, số lượng khách hàng tăng thêm năm này đều nhiều hơn năm trước, năm 2017 số lượng khách hàng tăng thêm là 2978, nhiều hơn 336 khách hàng so với năm 2016. Điều này cho thấy công tác phát triển khách hàng trong 3 năm vừa qua của Chi nhánh đạt kết quả tốt.

b. Thị phần huy động tiền gửi dân cư

Bảng 2.5: Thị phần huy động tiền gửi dân cư của MB Quảng Trị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015

So sánh 2017/2016 Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền Tốc độ tăng Số tiền Tốc độ tăng

1. BIDV 1.839 15,1% 1.998 13,7% 2.218 13,1% 159 8,6% 220 11,0% 2. VietinBank 1.558 12,8% 2.327 15,9% 2.021 12,0% 769 49,4% -306 -13,1% 3. Agribank 6.026 49,5% 6.589 45,0% 7.686 45,5% 563 9,3% 1,097 16,6% 4. Vietcombank 818 6,7% 1.123 7,7% 1.747 10,4% 305 37,3% 624 55,6% 5. Sacombank 1.132 9,3% 1.412 9,6% 1.830 10,8% 280 24,7% 418 29,6% 6.VPBank 347 2,8% 208 1,4% 378 2,2% -139 -40,1% 170 81,7% 7.MB 458 3,8% 482 3,3% 539 3,2% 24 5,2% 57 11,8% 8.Lienvietpostbank - 0,0% 496 3,4% 455 2,7% 496 - -41 -8,3% Tổng cộng 12.178 100.0% 14.635 100.0% 16.874 100.0% 2.457 20,2% 2.239 15,3%

Ở bảng 2.6 trên đây, ta thấy thị phần huy động tiền gửi dân cư của MB 

Quảng Trị chưa cao, thấp hơn hẳn so với các tổ chức tín dụng lâu đời khác như Agribank, BIDV, VietinBank… Thị phần này đang có xu hướng giảm nhẹ qua các năm mặc dù số tiền huy động vẫn liên tục tăng hàng năm. Cụ thể năm 2015, huy động tiền gửi dân cư của MB - Quảng Trị đạt 458 tỷ đồng chiếm 3,8% thị phần, đến năm 2016 đạt 482 tỷ đồng chiếm 3,3% thị phần. Sang đến năm 2017, thị phần giảm còn 3,2% mặc dù vốn huy động trong năm này được 539 tỷ đồng. Nguyên nhân là do các NHTM mở chi nhánh hoạt động trên địa bàn ngày càng nhiều, và đưa ra các chính sách huy động vốn hấp dẫn, nên một số khách hàng của MB  Quảng Trị rút tiền rồi gửi vào các Ngân hàng đó để hưởng nhiều ưu đãi hơn.

c. Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư

Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo kỳ hạn Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo kỳ hạn

ĐVT: Tỷ đồng

Kỳ hạn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tốc độ tăng Số tiền Tốc độ tăng 1. Tiền gửi không kỳ hạn 64 13,90% 74 15,35% 81 15,08% 10 16,22% 7 9,46% 2. Tiền gửi dưới 12 tháng 279 61,02% 290 60,10% 329 61,02% 11 3,94% 39 13,46% 3. Tiền gửi trên

12 tháng 115 25,08% 118 24,56% 129 23,90% 3 2,61% 11 9,29%

Tổng cộng 458 100% 482 100% 539 100% 24 5,31% 57 11,83%

(Nguồn: Phòng Kế toán nội bộ - MB Quảng Trị)

Xét về cơ cấu trong tổng nguồn vốn tiền gửi dân cư thì tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 60% so với tổng

tiền gửi trong dân cư, còn tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng thấp hơn.

Cụ thể trong năm 2015, tiền gửi không kỳ hạn là 64 tỷ đồng chiếm 13,90%; Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 279 tỷ đồng chiếm 61,02%; Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 115 tỷ đồng chiếm 25,08%. Năm 2016, tiền gửi không kỳ hạn là 74 tỷ đồng chiếm 15,35%, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 290 tỷ đồng chiếm 60,10%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng là 118 tỷ đồng chiếm 24,56%. Đến năm 2017, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng là 329 tỷ đồng chiếm 61,02%, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lần lượt là 81 tỷ đồng và 129 tỷ đồng, tương đương với 15,08% và 23,90%.

Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện sự biến động tiền gửi trong dân cư theo kỳ hạn

Mỗi ngân hàng đều chia ra các kỳ hạn khi nhận tiền gửi và cho vay. Tính tất yếu của kỳ hạn là kỳ hạn càng ngắn thì lãi suất càng thấp. Việc tỉ trọng của tiền gửi dưới 12 tháng luôn ở mức cao là do trong thời gian này, Hội sở đã điều chỉnh lãi suất tiền gửi bám sát với diễn biến thị trường, tạo được mức lãi suất hấp dẫn thu hút được nhiều khách hàng. Mặt khác, đối tượng gửi loại này là người dân có mức thu nhập tương đối không ổn định và chưa xác đinh được nhu cầu chi tiêu trong tương lai như mua ôtô, mua nhà, cho con đi du học…,

0 50 100 150 200 250 300 350

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

64 74 81

279 290

329

115 118 129

Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi dưới 12 tháng

nên họ gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn để hưởng lãi suất và dễ dàng rút tiền khi cần. Đối tượng này ở thành phố cũng tương đối cao nên tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn là đương nhiên. Hơn nữa, tâm lý của người gửi tiền chưa quen với việc gửi các kỳ hạn dài, bởi tình hình kinh tế ngày càng biến động chưa đi vào ổn định.

Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng vẫn chiếm tỷ trọng cao so với tiền gửi không kỳ hạn. Trong năm 2015 thì tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đạt 115 tỷ đồng chỉ chiếm 25,08% thì đến năm 2017 tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng đã tăng lên 129 tỷ đồng chiếm 23,90% tổng nguồn vốn huy động dân cư huy động được. Việc tình hình kinh tế bước đầu ổn định, chỉ số giá tiêu dùng không có nhiều biến động… Đồng thời với tâm lý muốn gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn dài để phòng tránh việc lãi suất giảm của không ít bộ phận dân cư khiến số tiền gửi vào với kỳ hạn trên 1 năm vẫn ở mức cao. Đây là một tín hiệu tốt đối với Chi nhánh vì đây là một trong những nguồn vốn dài hạn, cần thiết cho Chi nhánh sử dụng để cho vay dài hạn.

Bên cạnh đó, cùng với việc gia tăng sử dụng các công cụ thanh toán qua ngân hàng của người dân, lượng tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng cũng có sự gia tăng có đáng kể. Tuy tỷ trọng còn khiêm tốn trong tổng mức huy động nhưng thống kê cho thấy thì mức huy động tiền gửi dân cư không kỳ hạn tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2015, tiền gửi dân cư không kỳ hạn đạt 64 tỷ đồng chiếm 13,90%, đến năm 2017 thì tiền gửi dân cư không kỳ hạn đạt 81 tỷ đồng chiếm 15,08%.

Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo loại tiền

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo loại tiền

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền % Số tiền % 1. VNĐ 442 96,44% 464 96,28% 518 96,02% 22 4,98 54 11,64 2. USD 16 3,56% 18 3,72% 21 3,98% 2 12,5 3 16,67 Tổng cộng 458 100,0% 482 100% 539 100,0% 24 5,24 57 11,83

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân MB Quảng Trị)

Qua bảng 2.7 ta thấy: Nguồn tiền gửi của Chi nhánh chủ yếu là VNĐ. Còn nguồn vốn huy động bằng USD quy đổi ra VNĐ chỉ chiếm tỷ trọng rất thấp, khiêm tốn. Cơ cấu nguồn tiền gửi bằng VNĐ qua 3 năm như sau: Năm 2015, tiền gửi bằng VNĐ là 442 tỷ đồng, chiếm 96,44% tổng nguồn tiền gửi dân cư. Năm 2016, nguồn này đạt 464 tỷ đồng, tăng 22 tỷ đồng, hay tăng 4,98% so với năm 2015, chiếm 96,28%. Đến năm 2017, nguồn này tiếp tục tăng 54 tỷ đồng, hay tăng 11,64% so với năm 2016, đạt 518 tỷ đồng chiếm 96,02%.

Đối với USD tăng qua 3 năm: năm 2015 là 16 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên thành 18 tỷ đồng, sang đến năm 2017 đạt mức 21 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng hay tăng 16,67% so với năm 2016, chiếm 3,98% trong tổng nguồn tiền gửi trong dân cư. Để thấy rõ hơn sự biến động của tiền gửi trong dân cư theo loại tiền, ta có thể nhìn vào hình vẽ sau:

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng tiền gửi dân trong dân cư theo loại tiền

Ta thấy tỷ trọng tiền gửi tiết kiện bằng VNĐ có xu hướng tăng về lượng và ổn định về tỷ trọng qua các năm, điều này chứng tỏ nguồn huy động bằng VNĐ là quan trọng. Nguồn huy động tiền gửi bằng nội tệ đóng một vai trò rất thiết yếu đối với Chi nhánh, nó giúp cho Chi nhánh yên tâm hơn, không lo sợ sự biến động về tỷ giá. Do đó, Chi nhánh cần có nhiều chính sách hơn nữa để thu hút tối đa được lượng tiền gửi này trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù, nguồn huy động vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động. Nhưng qua 3 năm, thì nguồn tiền gửi bằng USD có xu hướng tăng, đây cũng là kết quả đáng mừng, tạo tiền đề tốt cho Ngân hàng thu hút nguồn ngoại tệ nhiều hơn trong những năm tới. Nguồn này chỉ có ở những người dân có thân nhân ở nước ngoài hoặc bán hàng xuất khẩu mới có thu nhập ngoại tệ. Thế nhưng, đối tượng này hiện nay tại địa bàn chưa nhiều. Bên cạnh đó, trong điều kiện lo ngại lạm phát có thể quay trở lại, nên không ít người chuyển sang tích trữ USD, đầu cơ ngoại tệ, đây cũng chính là cơ hội để Chi nhánh có thể hút nguồn vốn bằng ngoại tệ nhiều hơn. Trong thời gian tới, Chi nhánh cần có nhiều biện pháp tích cực để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn bằng ngoại tệ, giúp cho Chi nhánh đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng đa dạng về loại tiền của nền kinh tế. Muốn vậy, Ngân hàng phải thường xuyên

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

442 464 518

16 18 21

VNĐ USD

tiếp cận, tư vấn khách hàng là những cá nhân có nguồn thu nhập bằng ngoại tệ. Bên cạnh đó Ngân hàng cần có chính sách ưu đãi cho đối tượng này.

Cơ cấu nguồn vốn huy động tiền gửi dân cư theo loại hình sản phẩm Bảng 2.8: Tình hình huy động tiền gửi dân cư theo sản phẩm

ĐVT: Tỷ đồng

Kỳ hạn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền % Số tiền % TK thông thường 303 66,16 277 57,57 277 51,32 -26 -8,58 0 0,00 TK bậc thang 25 5,45 37 7,66 63 11,72 12 48 26 70,27 TK dự thưởng 21 4,64 20 4,06 41 7,68 -1 -4,76 21 105 Chứng chỉ tiền gửi 45 9,85 74 15,35 77 14,20 29 64,44 3 4,05

Tiền gửi thanh

toán 64 13,9 74 15,36 81 15,08 10 15,62 7 9,46

Tổng cộng 458 100 482 100 539 100 24 5,24 57 11,83

(Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân MBBANK Quảng Trị)

Theo bảng 2.8 ta thấy sản phẩm tiết kiệm thông thường luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các loại hình khác trên 50% tổng huy động tiền gửi trong dân cư, sau đó đến tiền gửi thanh toán, tiếp theo là chứng chỉ tiền gửi rồi đến là tiết kiệm bậc thang và cuối cùng là tiết kiệm dự thưởng. Cụ thể, trong năm 2015 thứ tự này là 66,16%; 13,9%; 9,85%; 5,45%; 4,64%; năm 2016 là 57,57%; 15,36%; 15,35%; 7,66%; 4,06% và năm 2017 là: 51,32%; 15,08%; 14,2%; 11,72%; 7,68%; Để thấy rõ hơn sự biến động của tiền gửi trong dân cư theo sản phẩm, ta có thể nhìn vào hình vẽ sau:

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện sự biến động tiền gửi dân cư theo sản phẩm

Hình thức tiết kiệm thông thường năm 2016 và 2017 giảm so với năm 2015, tiết kiệm dự thưởng năm 2016 giảm nhẹ so với năm 2015 nhưng tăng vào năm 2017, hình thức tiết kiệm bậc thang tăng đều qua các năm. Cụ thể: tiết kiệm thông thường năm 2016 giảm 26 tỷ đồng hay giảm 8,58% so với năm 2015, đạt 277 tỷ đồng; Sang năm 2017, lượng tiền gửi tiết kiệm thông thường vào chi nhánh cũng không có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm trước.

Tiết kiệm dự thưởng năm 2016 giảm nhẹ xuống còn 20 tỷ đồng, tương đương giảm 1 tỷ đồng, hay giảm 4,76% so với năm 2015, sang đến năm 2017, nguồn huy động này tăng mạnh đạt 41 tỷ đồng, hay tăng 105% so với năm 2016. Đó là do trong năm này, chi nhánh triển khai nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn nên lượng huy động được nhiều.

Trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017, nguồn huy động từ chứng chỉ tiền gửi tăng mạnh, tăng lên đến 77 tỷ đồng, tăng 32 tỷ đồng hay tăng 71,11%. Phát hành chứng chỉ tiền gửi đang ngày càng nở rộ do có nhiều ưu điểm so với tiết kiệm thông thường, đặc biệt về mặt dễ chuyển nhượng và lãi suất hấp dẫn. Nếu như trước đây phát hành khá khó khăn vì người gửi tiền

0 50 100 150 200 250 300 350 2015 2016 2017 303 277 277 25 37 63 21 20 41 45 74 77 64 74 81 TK thông thường TK bậc thang TK dự thưởng Chứng chỉ tiền gửi Tiền gửi thanh toán

chưa quen thì hiện nay nhiều nhà băng trong đó có MBBank đã tận dụng kênh huy động này và đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu huy động vốn.

Đối với tiền gửi thanh toán thì từ năm 2016, ngân hàng có nhiều chính sách phát triển nguồn huy động này nên lượng tiền gửi thanh toán tăng liên tục từ 64 tỷ đồng năm 2015 lên 81 tỷ đồng năm 2017 hay tăng 26,56%.

d. Chi phí huy động

Để mở rộng thị phần và huy động ngày càng nhiều nguồn vốn tiền gửi từ dân cư, các ngân hàng cạnh tranh về mọi mặt: công nghệ, chất lượng sản phẩm dịch vụ, hạ tầng cơ sở vật chất… Trong đó lãi suất huy động chính là công cụ quan trọng được các ngân hàng sử dụng nhằm thu hút khách hàng.

MBBank áp dụng quản lý vốn tập trung, toàn bộ nguồn vốn được quản lý tập trung tại Hội sở, Hội sở áp dụng cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP (Fund Transfer Pricing). Giá điều chuyển vốn nội bộ FTP là lãi suất mua vốn và bán vốn giữa Hội sở và Chi nhánh. Lãi suất mua vốn là mức lãi suất Hội sở trả cho Chi nhánh áp dụng cho các khoản mục thuộc phạm vi tính lãi điều chuyển vốn nằm bên Nợ. Lãi suất bán vốn là mức lãi suất Hội sở thu của Chi nhánh áp dụng cho các khoản mục thuộc phạm vi tính lãi điều chuyển vốn nằm bên Có. Thông qua việc mua bán vốn này, Chi nhánh hưởng các mức chênh lệch:

- Chênh lệch đối với cho vay (NIMCV = Lãi suất cho vay khách hàng - Lãi suất bán vốn của Hội sở.)

- Chênh lệch đối với huy động vốn (NIMHĐV= Lãi suất mua vốn của Hội sở - Lãi suất thực tế trả cho khách hàng.)

Hội sở xây dựng cơ chế mua bán vốn tập trung FTP đảm bảo nguyên tắc Chi nhánh luôn nhận được mức lợi nhuận dương khi thực hiện hai nghiệp vụ huy động và cho vay vốn. Các chênh lệch trên càng cao thì Chi nhánh càng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi dân cư tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội chi nhánh quảng trị (Trang 70 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)