NỘI DUNG KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN NSNN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu tư tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đà nẵng (Trang 32 - 38)

7. Tổng quan tài liệu

1.3. NỘI DUNG KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN NSNN

Ban QLDA với chức năng là chủ đầu tư và điều hành dự án việc kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN bao gồm các nội dung sau: kiểm soát công tác lựa chọn nhà thầu, kiểm soát việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành; kiểm soát việc tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư; kiểm soát việc nghiệm thu bàn giao, hoàn công, quyết toán.

Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu

Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu bao gồm: - Kiểm soát tính hợp lệ về tư cách nhà thầu;

- Kiểm soát việc đánh giá năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu bao gồm: + Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự về quy mô, tính chất kỹ thuật, điều kiện địa lý, địa chất, hiện trường (nếu có), kinh nghiệm hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính có liên quan đến việc thực hiện gói thầu;

+ Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu, số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;

+ Năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn, doanh thu, lợi nhuận, các hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu cần thiết khác để đánh giá năng lực tài chính của nhà thầu.

- Kiểm soát các tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật

+ Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công

+ Tiến độ thi công;

+ Biện pháp đảm bảo chất lượng

+ Uy tín của nhà thầu thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trước đó.

- Kiểm soát giá dự thầu.

Kiểm soát việc nghiệm thu khối lượng hoàn thành

a. Kiểm soát nghiệm thu chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế

Sau khi hồ sơ thiết kế xây dựng công trình được thẩm định, phê duyệt theo quy định, chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc đã thực hiện, sự phù hợp về quy cách, số lượng hồ sơ thiết kế so với quy định của hợp đồng và thông báo

chấp thuận nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu thiết kế nếu đạt yêu cầu.

b. Kiểm soát nghiệm thu chi phí xây lắp

Khi chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng cán bộ giám sát thi công xây dựng phải lập báo cáo về công tác giám sát thi công xây dựng công trình và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan đối với những nội dung trong báo cáo này. Nội dung chủ yếu của báo cáo bao gồm:

- Đánh giá sự phù hợp về năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng;

- Đánh giá về khối lượng, tiến độ công việc đã hoàn thành, công tác tổ chức thi công và đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Đánh giá công tác kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, cấu kiện, thiết bị lắp đặt vào công trình;

- Đánh giá về công tác tổ chức và kết quả kiểm định, quan trắc, thí nghiệm đối chứng (nếu có);

- Đánh giá về công tác tổ chức nghiệm thu công việc xây dựng, nghiệm thu giai đoạn (nếu có), điều kiện nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng;

- Các thay đổi thiết kế và việc thẩm định, phê duyệt thiết kế điều chỉnh trong quá trình thi công xây dựng (nếu có);

- Những tồn tại, khiếm khuyết về chất lượng, sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng công trình (nếu có) và đánh giá nguyên nhân, biện pháp, kết quả khắc phục theo quy định;

- Đánh giá về sự phù hợp của hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình, quy trình vận hành, quy trình bảo trì công trình xây dựng theo quy định;

- Đánh giá về sự tuân thủ các quy định của pháp luật về môi trường, pháp luật về phòng cháy chữa cháy và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Kết luận về điều kiện nghiệm thu (đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện nghiệm thu) hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng.

Kiểm soát hồ sơ tạm ứng, thanh toán

Kiểm soát trong khâu thanh toán vốn đầu tư là công việc phải thực hiện thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện dự án, vì vậy chủ đầu tư, nhà thầu và cơ quan cấp phát vốn phải phối hợp kiểm soát trong việc thanh toán, đảm bảo giải ngân vốn kịp thời, đúng tiến độ cho nhà thầu. Cụ thể:

Hồ sơ pháp lý liên quan đến dự án

- Hồ sơ gởi một lần bao gồm:

+ Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có) kèm theo dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế- kỹ thuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật.

+ Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;

+ Hợp đồng giữa Chủ đầu tư và nhà thầu hoặc nhà cung cấp và các tài liệu kèm theo hợp đồng như phụ lục hợp đồng, điều kiện riêng, điều kiện chung liên quan đến việc tạm ứng, thanh toán hợp đồng;

+ Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối với từng công việc, hạng mục công trình, công trình. Riêng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải gởi kèm theo phương án, dự toán bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; + Bảo lãnh tạm ứng (nếu có); - Hồ sơ gởi từng lần gồm có:

+ Bảng xác nhận giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng và ngoài hợp đồng.

Kiểm tra khối lượng nghiệm thu theo bản vẽ thiết kế và hồ sơ dự thầu so với khối lượng thực tế thi công đã được nghiệm thu theo từng giai đoạn thanh toán.

Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xây dựng công trình.

Kiểm tra việc tính toán bảng xác định khối lượng hoàn thành, bảng tính giá trị đề nghị thanh toán (khối lượng trong hợp đồng và khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng)

Xác định giá trị đề nghị thanh toán sau khi giảm trừ giá trị tạm ứng theo tỷ lệ được quy định trong hợp đồng.

Kiểm soát ở giai đoạn hoàn công, quyết toán

- Kiểm soát khối lượng thực tế tại hiện trường và khối lượng đề nghị quyết toán với khối lượng trong dự toán đã được phê duyệt.

- Kiểm soát tính đầy đủ và tuân thủ trình tự của hồ sơ hoàn công, quyết toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày cơ bản hệ thống cơ sở lý luận về công tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hành chính công và công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN ở góc nhìn của chủ đầu tư và đây cũng là đơn vị trực tiếp quản lý, điều hành giám sát công trình. Luận văn không đề cập đến việc quản lý, kiểm soát vốn đầu tư XDCB của cấp quyết định đầu tư và các cơ quan hành chính liên quan.

Với những lý luận cơ sở ở chương 1 sẽ là căn cứ để đánh giá thực trạng kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN tại Ban QLDA, từ đó đưa ra các biện pháp hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu tư, tìm ra nguyên nhân, khắc phục hạn chế gây thất thoát, lãng phí vốn NSNN và nhằm nâng cao hiệu quả của nguồn vốn đầu tư.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGUỒN VỐN NSNN TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu tư tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đà nẵng (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)