THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TẠI BAN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu tư tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đà nẵng (Trang 42 - 69)

7. Tổng quan tài liệu

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT VỐN ĐẦU TƯ TẠI BAN

QLDA

Kiểm soát trong công tác lựa chọn nhà thầu

a. Căn cứ kiểm soát

Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ, Kế hoạch đấu thầu, Hồ sơ mời thầu, các văn bản

chuyên ngành, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

b. Trách nhiệm kiểm soát: Tổ chuyên gia c. Quy trình kiểm soát

Quy trình xét chọn đơn vị trúng thầu được tiến hành theo các bước sau đây:

Sơ đồ 2.2. Quy trình lựa chọn nhà thầu

Ngoài một số công trình đặc thù áp dụng hình thức chỉ định thầu thì hiện nay các công trình XDCB chủ yếu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi. Đây là hình thức đấu thầu mang tính cạnh tranh nhất, số lượng nhà thầu tham gia không hạn chế. Bên mời thầu có trách nhiệm thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.

Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh cao, Chủ đầu

Chỉ tiêu giá cả

Không hợp lệ

Xem xét hồ sơ của các đơn vị dự thầu

Xem xét tính hợp lệ của HSDT Yêu cầu làm rõ nội dung HSDT (nếu có) Sửa chữa các sai sót

(nếu có) Đánh giá và so sánh các hồ sơ dự thầu Lựa chọn đơn vị trúng thầu Chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng

Chỉ tiêu thời gian hoàn thành công trình

Loại

Không sửa chữa

Loại

Không làm rõ

tư có nhiều cơ hội để lựa chọn trong các đơn vị dự thầu nhà thầu phù hợp nhất, đảm bảo sự cạnh tranh công bằng giữa các nhà thầu, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực.

Các nhà thầu thi công là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự thành công của các dự án xây dựng. Nếu các chủ đầu tư lựa chọn được các nhà thầu thi công có đủ năng lực phù hợp với dự án của họ, dự án sẽ được hoàn thành với chất lượng cao, hiệu quả trong công tác đấu thầu chính là hiệu quả trong công tác sử dụng vốn.

Để xét trình độ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm của nhà thầu thì chủ đầu tư cần nghiên cứu kĩ lưỡng hồ sơ năng lực của đơn vị đấu thầu, những công trình/dự án mà họ đã làm trong quá khứ cùng với biện pháp kỹ thuật thi công công trình mà họ đã sử dụng, chất lượng nhân lực mà nhà thầu sử dụng,… tất cả những yếu tố đó sẽ giúp chủ đầu tư có cái nhìn cụ thể hơn về nhà thầu để đánh giá được mức độ phù hợp với yêu cầu kĩ thuật của công trình, dự án đang đấu thầu.

Quy trình xét thầu tại Ban QLDA được thực hiện theo đúng trình tự quy định trong Luật Đấu thầu.

Hồ sơ mời thầu được tổ chuyên gia soát xét kỹ về nội dung vì sai sót trong hồ sơ mời thầu có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung dự thầu và chất lượng công trình khi thực hiện. Tổ chuyên gia được chia làm hai nhóm một nhóm có chịu trách nhiệm lập hồ sơ mời thầu, một nhóm có trách nhiệm kiểm tra trước khi trình phê duyệt.

Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong tổ chuyên gia xét thầu, mỗi thành viên chịu trách nhiệm về kết quả công việc được giao để thực hiện các công việc:

- Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu.

biện pháp thi công.

- Kiểm tra sự hiện hữu của các thiết bị thi công.

- Kiểm tra sự trung thực về số lượng kỹ thuật, cán bộ chủ chốt, công nhân thi công qua các bảng lương gần nhất, hợp đồng lao động.

- Kiểm tra thông tin về các công trình đã thi công và các công trình đang thi công dở dang để xét khả năng, năng lực thi công của nhà thầu.

Tùy theo tính chất, quy mô của công trình Giám đốc Ban QLDA ra quyết định thành lập tổ chuyên gia và số lượng thành viên của tổ chuyên gia. Thông thường tổ chuyên gia xét các gói thầu tại Ban gồm 5 thành viên thuộc các phòng Kế hoạch, Tài chính – Kế toán và Điều hành-Giám sát trong đó tổ trưởng là thành viên thuộc phòng Kế hoạch và 04 tổ viên, Tổ trưởng chịu trách nhiệm chung trong công tác xét thầu, mỗi tổ viên được phân công xét thầu theo từng chỉ tiêu cụ thể: 01 thành viên xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, 01 thành viên xét các chỉ tiêu về chất lượng, 01 thành viên xét các chỉ tiêu về năng lực, 01 thành viên xét về chỉ tiêu giá cả. Mọi diễn biến của quá trình xét chọn đơn vị trúng thầu đều phải ghi vào biên bản và có chữ ký của các thành viên trong tổ chuyên gia.

Đối với các sai phạm do các thành viên tổ chuyên gia cố ý gây ra nhằm mục đích làm sai lệch kết quả đấu thầu tùy theo tính chất sai phạm sẽ bị xử lý bằng các hình thức kỷ luật.

d. Phương pháp xét thầu

Về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của nhà thầu

Mỗi công trình, dự án thi công xây dựng khác nhau sẽ đòi hỏi trình độ, kỹ thuật thi công và kinh nghiệm khác nhau. Để đảm bảo công trình được thi công đúng như thiết kế đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho Chủ đầu tư nói riêng và cộng đồng nói chung thì với mỗi một công trình, dự án cần phải lựa chọn nhà thầu có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm phù hợp với độ phức tạp khác nhau của từng công trình, dự án cụ thể. Đây là một trong những tiêu chí

quan trọng đầu tiên khi lựa chọn đơn vị nhận thầu thi công xây dựng công trình.

Về tiến độ thi công công trình

Mỗi giải pháp thi công khác nhau và năng lực nhà thầu khác nhau sẽ dẫn đến tiến độ thi công công trình của các đơn vị tham gia dự thầu sẽ không giống nhau. Do đó khi xét thầu ngoài việc căn cứ vào trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm của nhà thầu tổ chuyên gia cần phải cân nhắc đến tiến độ thi công phù hợp để đảm bảo chất lượng công trình và mang lại hiệu quả kinh tế khi đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

Về giá cả

Khi lựa chọn nhà thầu không thể lựa chọn dựa vào mức giá rẻ nhất mà phải lựa chọn nhà thầu đưa ra mức giá phù hợp, đảm bảo chất lượng công trình. Tổ chuyên gia phải căn cứ vào biện pháp thi công mà các nhà thầu đưa ra, số lượng cũng như chất lượng nguyên vật liệu, nhân công, ca máy… được sử dụng cho thi công công trình để lựa chọn mức giá phù hợp đảm bảo hiệu quả đầu tư và chất lượng công trình.

e. Rủi ro trong kiểm soát lựa chọn nhà thầu

- Kết quả đấu thầu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tổ chuyên gia xét thầu. Việc xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu, do nhận thức, hiểu biết về quy chế đấu thầu của tổ chuyên gia chưa đúng, chưa đầy đủ nên đã hủy một số hồ sơ dự thầu hợp lệ hoặc chấp nhận hồ sơ dự thầu không hợp lệ.

- Lợi dụng việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu không đầy đủ, thiếu cụ thể để loại bỏ các nhà thầu không mong muốn và tạo cơ hội thắng thầu cho các nhà thầu có chủ định. Áp dụng một cách tùy tiện các quy định về điều kiện tiên quyết để đánh giá hồ sơ dự thầu dẫn đến việc xem đó là lý do để gạt bỏ nhà thầu và tạo điều kiện cho các nhà thầu không đủ tiêu chuẩn.

- Do hình thức đấu thầu rộng rãi không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia nên có cả các nhà thầu không đủ năng lực vẫn dự thầu, việc xét thầu có quy định

thời gian cụ thể tuy nhiên do có quá nhiều nhà thầu dự thầu nên tổ chuyên gia phải thực hiện đánh giá sơ tuyển của tất cả các nhà thầu, loại các nhà thầu không đủ các tiêu chí yêu cầu trong hồ sơ mời thầu việc này làm mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng đánh giá các nhà thầu còn lại.

- Trong quy định đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp chưa có các tiêu chuẩn và phương pháp phù hợp để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu dự thầu nên việc đánh giá còn mang tính chủ quan.

- Tổ chuyên gia chỉ căn cứ trên các thông tin được cung cấp trong hồ sơ dự thầu mà không có sự kiểm chứng thực tế nên đã có một số trường hợp hồ sơ dự thầu không trung thực. Hồ sơ dự thầu được lập đáp ứng được yêu cầu hồ sơ mời thầu tuy nhiên thực tế thi công lại không đúng theo hồ sơ dự thầu về năng lực tài chính, con người, máy móc thiết bị, biện pháp tổ chức thi công dẫn đến công trình chậm tiến độ, không đạt chất lượng cụ thể:

+ Hợp đồng được ký kết với đối tác nhưng thực tế không thực hiện. + Nhân sự trong hồ sơ dự thầu không phải người của đơn vị.

+ Thiết bị thi công không thuộc quyền sở hữu của đơn vị.

+ Tình hình tài chính thực tế không đúng như trong hồ sơ dự thầu.

- Trong công tác lựa chọn nhà thầu vẫn còn một số trường hợp tổ chuyên gia chưa đánh giá chính xác năng lực của nhà thầu dẫn đến nhiều nhà thầu tư vấn và nhà thầu xây lắp trúng thầu nhưng năng lực không đáp ứng được yêu cầu của công trình. Trong một số trường hợp nếu gặp nhà thầu mới, chỉ đánh giá qua hồ sơ dự thầu thì chưa khẳng định được năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu.

- Các nhà thầu thông đồng với nhau khi tham gia đấu thầu nhằm khống chế giá trúng thầu cho đơn vị được thoả thuận thắng thầu đưa đến phá giá trong đấu thầu.

- Nhà thầu chấp nhận thua lỗ bỏ giá thấp với mục đích giải quyết công ăn việc làm cho công nhân hoặc với mục đích lấy các hợp đồng trúng thầu làm căn

cứ ký được hợp đồng vay hoặc yêu cầu ngân hàng tăng hạn mức vay để giải quyết các áp lực về tài chính trước mắt mà không lường hết được hậu quả khi triển khai thi công. Với giá thầu thấp, năng lực tài chính không đảm bảo nhà thầu chỉ trông chờ vào khoản tiền tạm ứng, thanh toán khối lượng của chủ đầu tư điều này đã làm cho việc triển khai thi công kéo dài, gặp nhiều khó khăn làm thất thoát và giảm hiệu quả của vốn đầu tư. Tuy nhiên bên cạnh đó một số nhà thầu đã khai thác được một số yếu tố có lợi từ trong quy chế đấu thầu như áp dụng hình thức hợp đồng điều chỉnh giá nên bỏ giá thấp để trúng thầu, sau đó áp dụng các quy định để đề nghị điều chỉnh giá điều này làm cho giá quyết toán tăng lên nhiều lần so với giá trúng thầu ban đầu gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Bên cạnh lơ ̣i ích giảm giá thành công trình và tiết kiê ̣m cho ngân sách, viê ̣c các nhà thầu trúng thầu với giá khá thấp cũng gây hê ̣ lu ̣y khó khăn cho nhà thầu trong việc thực hiê ̣n hơ ̣p đồ ng. Vì vâ ̣y, cần có biê ̣n pháp tăng cường công tác kiểm soát, giám sát chất lươ ̣ng, tiến đô ̣ để công trình được thi công hoàn thành đảm bảo yêu cầu.

- Tính bảo mật trong đấu thầu chưa cao.

Kiểm soát nghiệm thu khối lượng hoàn thành

a. Công tác kiểm soát nghiệm thu chi phí chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế

Căn cứ kiểm soát

- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư.

- Quyết định phê duyệt nhiệm vụ khảo sát và đề cương khảo sát, bản vẽ khảo sát.

- Quyết định phê duyệt dự án

- Hợp đồng tư vấn và các văn bản pháp lý kèm theo - Các quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật ❖Trách nhiệm kiểm soát: Phòng Kế hoạch

Phương pháp kiểm soát

Cán bộ chuẩn bị đầu tư đối chiếu công việc tư vấn thực hiện, xem xét sự phù hợp với chủ trương đầu tư đã được phê duyệt, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình thiết kế để làm căn cứ nghiệm thu. Đối với các công việc có sai sót Chủ đầu tư có yêu cầu bằng văn bản đến đơn vị tư vấn yêu cầu điều chỉnh, sau khi có biên bản do Chủ đầu tư xác nhận đã chỉnh sửa hồ sơ thì mới thực hiện lập hồ sơ nghiệm thu thanh toán.

Kiểm soát từng công việc theo thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công, đồng thời đánh giá tính hợp lý của khối lượng thiết kế so với yêu cầu kỹ thuật, công nghệ…Qua đó đánh giá được những thất thoát, lãng phí do khâu thiết kế gây ra như tính sai khối lượng, thiết kế sai dẫn đến phải phá bỏ khối lượng đã thi công và làm lại theo thiết kế điều chỉnh bổ sung. Điều này sẽ làm tăng giá trị công trình gây lãng phí, thất thoát vốn nhà nước.

Nội dung kiểm soát

Đối với công tác chuẩn bị đầu tư và các công việc chuẩn bị trước khi triển khai thi công của từng công trình được giao cho từng cán bộ chuẩn bị đầu tư chịu trách nhiệm từ công tác chuẩn bị hồ sơ trình duyệt, nghiệm thu hoàn thành và quyết toán chi phí.

Đối với công tác khảo sát gồm 02 giai đoạn bao gồm khảo sát bước lập dự án và khảo sát bước thiết kế bản vẽ thi công. Căn cứ vào đề cương khảo sát cán bộ chuẩn bị đầu tư có trách nhiệm giám sát công tác khảo sát tại hiện trường và ký xác nhận vào nhật ký khảo sát. Nhật ký khảo sát sẽ được dùng làm căn cứ để nghiệm thu, thanh toán và quyết toán chi phí khảo sát.

Chủ đầu tư kiểm tra khối lượng công việc khảo sát xây dựng đã thực hiện, xem xét sự phù hợp về quy cách, số lượng và nội dung của báo cáo khảo sát so với quy định của nhiệm vụ khảo sát xây dựng, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt và quy định của hợp đồng xây dựng; thông báo

chấp thuận nghiệm thu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng bằng văn bản đến nhà thầu khảo sát nếu đạt yêu cầu.

Dựa vào kết quả khảo sát tư vấn lập dự án đầu tư hoặc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán công trình.

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản thì giai đoạn chuẩn bị đầu tư là giai đoạn quan trọng, chất lượng hồ sơ thiết kế ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Hồ sơ thiết kế được lập không đúng quy trình, quy phạm, có khác biệt lớn so với thực tế về địa chất, địa hình, khí hậu, đặc điểm về tài nguyên, nguồn nhân lực … dẫn đến công trình không thể triển khai, phải điều chỉnh thiết kế làm kéo dài thời gian thi công, gia tăng chi phí công trình gây thất thoát, lãng phí vốn đầu tư.

Rủi ro trong quá trình kiểm soát

- Các văn bản pháp quy ban hành còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ và chưa rõ ràng, dẫn tới việc hiểu để vận dụng có khác nhau. Quy chế quản lý đầu tư chưa tiêu chuẩn hóa từng chỉ tiêu cho từng loại công việc tư vấn.

- Cách tính định mức chi phí tư vấn đầu tư xây dựng còn nhiều bất cập. Việc trả tiền thiết kế theo tỷ lệ phần trăm so với giá trị dự toán được duyệt mà chưa có sự gắn kết với hiệu quả dự án.

- Khối lượng công việc giai đoạn chuẩn bị đầu tư được thực hiện trước khi dự án được triển khai thi công nên khi nghiệm thu khó để phát hiện ra các sai sót trong hồ sơ thiết kế.

- Trách nhiệm của cán bộ chuẩn bị đầu tư trong việc nghiệm thu chi phí

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát vốn đầu tư tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đà nẵng (Trang 42 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)