nghiên cứu đồng thời ba loại hàng hóa:
• Hàng hóa e2c: hàng hóa chuyển từ ngoài thành phố vào trong thành phố; • Hàng hóa c2e: hàng chuyển từ trong thành phố ra ngoài thành phố;
• Hàng hóa c2c: hàng hóa nhận từ khách hàng và giao cho khách hàng trong thành phố. Để nghiên cứu vấn đề định vị và định tuyến ở hậu cần đô thị một mức, luận án nghiên cứu và xây dựng thuật toán ALNS để giải quyết bài toán MTT-PDTWS. Mở rộng bài toán MTT- PDTWS cho mô hình hậu cần đô thị hai mức, luận án xây dựng bài toán mới “Giao và nhận đa
loại hàng hóa, đa tuyến ở hai mức với khung thời gian và đồng bộ”.
3.2. BÀI TOÁN GIAO VÀ NHẬN ĐA LOẠI HÀNG HÓA, ĐA TUYẾN VỚI KHUNG THỜI GIAN VÀ ĐỒNG BỘ KHUNG THỜI GIAN VÀ ĐỒNG BỘ
3.2.1. Phát biểu bài toán
Bài toán MTT-PDTWS sử dụng một đội xe tải nhỏ để vận tải các loại hàng hóa. Mỗi xe tải nhỏ có trọng tải Q, xuất phát từ một kho đỗ xe g và thực hiện các lộ trình giao và nhận hàng hóa với các loại hàng hóa khác nhau: hàng hóa e2c, hàng hóa c2e và hàng hóa c2c. Tính chất phụ thuộc thời gian của bài toán được mô hình hóa thông qua tính chất của yêu cầu vận tải và các khung thời gian giao và nhận hàng hóa.
Đối với loại hàng hóa e2c, hàng hóa sẽ được tập trung tại điểm trung chuyển và được xe tải nhỏ đến nhận và giao đến khách hàng. Ngược lại, xe tải nhỏ sẽ nhận các hàng hóa c2e từ khách hàng và chuyển đến các điểm trung chuyển. Trong mô hình bài toán MTT-PDTWS, mỗi điểm trung chuyển 𝑠 ∈ 𝑆 được quy định:
• Xe tải nhỏ không được phép chờ tại điểm trung chuyển;
• Khung thời gian hoạt động [𝑡(𝑠) − 𝜂, 𝑡(𝑠)]: quy định thời điểm sớm nhất và trễ nhất cho phép xe tải nhỏ đến điểm trung chuyển. Trong trường hợp xe tải nhỏ đến trước thời điểm 𝑡(𝑠) − 𝜂, xe tải nhỏ có thể đỗ tạm thời tại một trạm chờ 𝑤 ∈ 𝑊 trước khi di chuyển đến điểm trung chuyển s. Xe tải nhỏ không được phép đến điểm trung chuyển s sau thời điểm 𝑡(𝑠).
59
● Nhận hàng hóa e2c từ các điểm trung chuyển tại các khung thời gian khác nhau; ● Giao hàng hóa c2e đến một trong các điểm trung chuyển đăng ký trước;
● Nhận và giao hàng hóa c2c đến khách hàng khác.
Mỗi khách hàng được phép yêu cầu một hoặc nhiều dịch vụ vận tải hàng hóa nêu trên. Để đơn giản khi mô hình hóa, mỗi yêu cầu dịch vụ vận tải hàng hóa cụ thể nêu trên được xem là một yêu cầu vận tải hàng hóa của bài toán.
Các yêu cầu giao hàng hóa e2c được biểu diễn bởi tập hợp 𝐶𝐷. Mỗi yêu cầu 𝑑 ∈ 𝐶𝐷 bao gồm các các thông tin:
• Thông tin khách hàng nhận hàng và khung thời gian cho phép nhận hàng; • Điểm trung chuyển tập trung hàng hóa e2c tương ứng.
Tương tự, tập hợp 𝐶𝑃 là tập hợp của các yêu cầu nhận hàng hóa c2e từ khách hàng và chuyển đến điểm trung chuyển. Mỗi yêu cầu nhận hàng hóa c2e, 𝑝 ∈ 𝐶𝑃, bao gồm các thông tin:
• Thông tin khách hàng để lấy hàng và khung thời gian cho phép lấy hàng;
• Danh sách các điểm trung chuyển (𝑆𝑝) được phép chuyển hàng đến sau khi lấy hàng. Đối với hàng hóa c2e, việc lựa chọn một điểm trung chuyển thích hợp trong danh sách điểm trung chuyển đăng ký trước là một quyết định của bài toán.
Ngoài ra, yêu cầu nhận và giao hàng hóa c2c được biểu diễn bởi tập hợp (𝑝̅, 𝑞̅) ∈ 𝑅 . Trong đó, tập hợp các yêu cầu nhận hàng hóa c2c, 𝑝̅ ∈ 𝐶𝑐2𝑐𝑝 , và yêu cầu giao hàng hóa c2c, 𝑞̅ ∈ 𝐶𝑐2𝑐𝑞 . Tổng quát, mỗi yêu cầu vận tải của khách hàng 𝑖 ∈ {𝐶𝐷∪ 𝐶𝑃∪ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 ∪ 𝐶𝑐2𝑐𝐷 } sẽ được đại diện bởi bộ thông tin (𝑖, 𝑞𝑖, 𝛿(𝑖), [𝑒𝑖, 𝑙𝑖]) với:
● 𝑞𝑖 > 0: số lượng hàng hóa yêu cầu nhận hoặc yêu cầu giao. Với (𝑝̅, 𝑞̅) ∈ 𝑅 thì 𝑞𝑝̅ = −𝑞𝑑̅;
● [𝑒𝑖, ℓ𝑖]: khung thời gian cho phép nhận hoặc giao hàng;
● 𝛿(𝑖): thời gian thực hiện nhận hoặc lấy hàng hóa.
Có thể thấy rằng, mỗi điểm trung chuyển s có thể phục vụ một số lượng hàng hóa chuyển ra ngoài thành phố 𝐶𝑠𝑃 ∈ 𝐶𝑃 hoặc chuyển vào thành phố 𝐶𝑠𝐷 ∈ 𝐶𝐷 hoặc cả hai. Tại mỗi điểm trung chuyển s, khoảng thời gian tương ứng để bốc và dỡ hàng hóa của một xe tải nhỏ là ∅(𝑠) và ∅′(𝑠). Để đơn giản hóa, thời gian bốc và dỡ hàng này không phụ thuộc vào số lượng hàng. Để thuận tiện cho việc phát biểu bài toán, các định nghĩa sau được sử dụng:
• Một lộ trình c2c: là một lộ trình của một xe tải nhỏ nhận và giao hàng hóa c2c theo trình tự vào sau ra trước (LIFO). Tức là, hàng hóa c2c nào mà xe tải nhận sau thì sẽ được xe
60
tải thực hiện giao trước, nhờ đó lái xe không cần phải dỡ các hàng hóa c2c khác ra khỏi xe tải tại điểm giao hàng;
• Một lộ trình c2e: là một lộ trình của một xe tải nhỏ nhận hàng hóa c2e từ các khách hàng và chuyển đến một điểm trung chuyển được phép;
• Một lộ trình e2c: là một lộ trình của một xe tải nhỏ lấy hàng hóa e2c từ một điểm trung chuyển và giao hàng cho các khách hàng;
• Một hành trình của một xe tải nhỏ: là các lộ trình được ghép nối từ các lộ trình c2e, lộ trình e2c và lộ trình c2c theo thứ tự bất kỳ, với điểm bắt đầu và kết thúc hành trình tại kho đỗ xe g. Hành trình của một xe tải nhỏ tuân thủ chiến lược Pseudo-Backhaul [79], tức là xe tải nhỏ phải hoàn thành lộ trình vận tải đang thực hiện trước khi bắt đầu thực hiện lộ trình vận tải tiếp theo.
Hình 3.1 minh họa tất cả các trường hợp bốc và dỡ hàng có thể xảy ra của xe tải nhỏ tại điểm trung chuyển s với đường nét đứt thể hiện xe tải nhỏ không tải. Hình 3.1a và 3.1b miêu tả trường hợp một xe tải nhỏ chỉ thực hiện dỡ hàng hóa c2e tại điểm trung chuyển và rời đi không tải. Điểm khác nhau giữa hai trường hợp trong hình này là trước khi đến điểm trung chuyển, xe tải nhỏ trong hình 1b chờ tại trạm chờ 𝑤1 để có thể đến điểm trung chuyển s trong khung thời gian hoạt động [𝑡(𝑠) − 𝜂, 𝑡(𝑠)]. Hình 3.1c minh họa trường họa một xe tải nhỏ không tải đến điểm trung chuyển s. Sau đó, thực hiện bốc hàng hóa e2c và thực hiện lộ trình giao hàng hóa e2c
ngay sau khi rời điểm trung chuyển. Hình 3.1d và 3.1e minh họa trường hợp xe tải nhỏ thực hiện tuần tự cả hai quá trình: dỡ hàng hóa c2e và bốc hàng hóa e2c tại điểm trung chuyển s. Trong trường hợp này, xe tải nhỏ phải hoàn thành quá trình dỡ hàng hóa c2e trước khi tiến hành bốc hàng hóa e2c.
19 Hình 3.1. Minh họa các hoạt động của xe tải nhỏ tại điểm trung chuyển
Hình 3.2 minh họa một hành trình của một xe tải nhỏ xuất phát và kết thúc tại kho đỗ xe 𝑔. Hành trình này gồm 6 lộ trình qua 3 điểm trung chuyển 𝑠1, 𝑠2, 𝑠3 và trạm chờ 𝑤1. 𝐶𝑠1𝐷 = {𝑑1, 𝑑2, … , 𝑑5}, 𝐶𝑠2𝑃 = {𝑝1, 𝑝2, … , 𝑝5}, 𝐶𝑠2𝐷 = {𝑑6, 𝑑7, … , 𝑑11}, 𝐶𝑠3𝑃 = {𝑝6, 𝑝7, … , 𝑝10} và 𝐶𝑠3𝐷 =
61
{𝑑12, 𝑑13, … , 𝑑15} là tập hợp các yêu cầu chuyển hàng hóa vào hoặc chuyển hàng ra thành phố.
Các yêu cầu nhận và giao hàng hóa trong thành phố
(𝑝̅1, 𝑑̅1), (𝑝̅2, 𝑑̅2), (𝑝̅3, 𝑑̅3), (𝑝̅4, 𝑑̅4), (𝑝̅5, 𝑑̅5) ∈ 𝑅 với yêu cầu nhận hàng hóa c2c trong thành phố 𝑝̅1, … , 𝑝̅5 ∈ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 và yêu cầu giao hàng tương ứng 𝑑̅1, … , 𝑑̅5 ∈ 𝐶𝑐2𝑐𝐷 . Đường nét đứt minh họa xe không tải. Hành trình vận tải của xe tải nhỏ bao gồm 6 lộ trình {𝑟1, 𝑟2, … , 𝑟6} với 𝑟1 = {𝑠1, 𝑑1, 𝑑3, 𝑑4} và 𝑟2 = {𝑠2, 𝑑6, 𝑑7, 𝑑9, 𝑑8} là các lộ trình e2c; 𝑟3 = {𝑝1, 𝑝3, 𝑝4, 𝑤1, 𝑠2} và 𝑟4 = {𝑝6, 𝑝8, 𝑝7, 𝑠3} là các lộ trình c2e; 𝑟5 = {𝑝̅4, 𝑝̅3, 𝑑̅3, 𝑝̅5, 𝑑̅5, 𝑑̅4} và 𝑟6 = {𝑝̅1, 𝑝̅2, 𝑑̅2, 𝑑̅1} là các lộ trình c2c. Xe tải nhỏ xuất phát không tải từ kho đỗ xe g và di chuyển đến điểm trung chuyển 𝑠1 để bốc hàng hóa. Sau khoảng thời gian bốc hàng ∅(𝑠1), xe tải nhỏ rời điểm trung chuyển 𝑠1để bắt đầu giao hàng hóa (𝑑1, 𝑑3, 𝑑4) ∈ 𝐶𝑠1𝐷 và tiếp tục di chuyển không tải để nhận hàng hóa (𝑝1, 𝑝3, 𝑝4) ∈ 𝐶𝑠2𝑃. Sau khi nhận hàng hóa 𝑝4, xe tải nhỏ di chuyển đến và chờ tại trạm chờ 𝑤1 để có thể di chuyển đến điểm trung chuyển 𝑠2 trong khung thời gian hoạt động [𝑡(𝑠2) − 𝜂, 𝑡(𝑠2)]. Giả sử xe tải nhỏ đến điểm trung chuyển 𝑠2 tại thời điểm t thì sẽ hoàn thành việc dỡ hàng tại thời điểm 𝑡 + ∅′(𝑠2), và rời khỏi điểm trung chuyển tại thời điểm 𝑡 + ∅′(𝑠2) + ∅(𝑠2) sau khi bốc hàng hóa (𝑑6, 𝑑7, 𝑑9, 𝑑8) ∈ 𝐶𝑠2𝐷 trong khoảng thời gian ∅(𝑠2). Sau khi giao hàng 𝑑8, xe thực hiện các yêu cầu giao nhận trong thành phố (𝑝̅3, 𝑑̅3), (𝑝̅4, 𝑑̅4), (𝑝̅5, 𝑑̅5) theo nguyên tắc LIFO với thứ tự giao nhận hàng (𝑝̅4, 𝑝̅3, 𝑑̅3, 𝑝̅5, 𝑑̅5, 𝑑̅4). Sau đó, xe tải nhỏ di chuyển không tải để nhận các hàng hóa (𝑝6, 𝑝8, 𝑝7) ∈ 𝐶𝑠3𝑃 trước khi đến điểm trung chuyển 𝑠3. Tại điểm trung chuyển 𝑠3, quá trình dỡ hàng sẽ thực hiện trong khoảng thời gian ∅′(𝑠3). Trong lộ trình cuối cùng, xe tải nhỏ thực hiện nhận và giao hàng hóa c2c trong thành phố. Cụ thể nhận hàng hóa (𝑝̅1, 𝑝̅2) và giao hàng hóa (𝑑̅1, 𝑑̅2). Cuối cùng, xe tải nhỏ không tải trở về kho đỗ xe g.
62
3.2.2. Mô hình bài toán
Bài toán MTT-PDTWS được định nghĩa trên đồ thị 𝐺 = (𝑉, 𝐸). 𝑉 là tập hợp các đỉnh trên đồ thị và bao gồm các tập con 𝑉 = {𝑔 ∪ 𝐶𝐷∪ 𝐶𝑃∪ 𝐶𝑐2𝑐𝐷 ∪ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 ∪ 𝑆 ∪ 𝑊}. 𝐸 = {(𝑔, 𝑗): 𝑗 ∈ 𝐶𝑃∪ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 ∪ 𝑆} ∪ {(𝑠, 𝑗): 𝑠 ∈ 𝑆, 𝑗 ∈ 𝑔 ∪ 𝐶𝐷∪ 𝐶𝑃 ∪ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 ∪ 𝑆 ∪ 𝑊} ∪ {(𝑝, 𝑗): 𝑝 ∈ 𝐶𝑃, 𝑗 ∈ 𝐶𝑃∪ 𝑆 ∪ 𝑊} ∪ {(𝑑, 𝑗): 𝑑 ∈ 𝐶𝐷, 𝑗 ∈ 𝐶𝐷 ∪ 𝐶𝑃∪ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 ∪ 𝑆 ∪ 𝑊 ∪ 𝑔} ∪ {(𝑝, 𝑗): 𝑝 ∈ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 , 𝑗 ∈ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 ∪ 𝐶𝑐2𝑐𝐷 } ∪ {(𝑑, 𝑗): 𝑑 ∈ 𝐶𝑐2𝑐𝐷 , 𝑗 ∈ 𝐶𝑐2𝑐𝐷 ∪ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 ∪ 𝐶𝑃 ∪ 𝑆 ∪ 𝑊 ∪ 𝑔} ∪ {(𝑤, 𝑠): 𝑤 ∈ 𝑊, 𝑠 ∈ 𝑆. Có thể thấy, tập cạnh 𝐸 không bao gồm các kết nối:
- Từ 𝑔 đến các điểm nhận hàng hóa c2e, điểm giao hàng hóa c2c và các điểm trạm chờ; - Từ điểm trung chuyển đến các điểm giao hàng hóa c2c;
- Từ điểm nhận hàng hóa c2e đến 𝑔, điểm giao hàng hóa e2c, điểm giao và nhận hàng hóa c2c;
- Từ điểm giao hàng hóa e2c đến điểm giao hàng hóa c2c;
- Từ điểm nhận hàng hóa c2c đến 𝑔, điểm nhận hàng hóa c2e, điểm giao hàng hóa e2c, điểm trạm chờ và điểm trung chuyển;
- Từ điểm giao hàng hóa c2c đến điểm giao hàng hóa e2c;
- Từ điểm trạm chờ đến 𝑔, điểm nhận hàng hóa c2e, điểm giao hàng hóa e2c, điểm giao và nhận hàng hóa c2c và điểm trạm chờ.
Và 𝑐𝑖𝑗 là chi phí di chuyển giữa 2 điểm và đồ thị miêu tả bài toán được tạo thành từ các điểm (𝑖, 𝑗) ∈ 𝐸. 𝐾 là tập hợp các xe tải nhỏ. Gọi F là chi phí cố định để sử dụng một xe tải nhỏ. Q là trọng tải của một xe tải nhỏ. Giả sử số lượng cạnh lớn nhất trong bất kỳ hành trình nào của xe tải nhỏ được định nghĩa là 𝜔và gọi 𝑈là tập hợp{1, . . , 𝜔}.
Các biến quyết định của bài toán được định nghĩa như sau:
• 𝑋𝑖𝑗𝑘𝑢 : nhận giá trị 1 nếu cạnh (𝑖, 𝑗) ∈ 𝐸 thuộc lộ trình của xe tải nhỏ 𝑘 và cạnh này có thứ tự thứ 𝑢 trong hành trình vận tải; nhận giá trị 0 trong trường hợp ngược lại;
• 𝑌𝑝𝑠: nhận giá trị 1 nếu hàng hóa c2e, 𝑝 ∈ 𝐶𝑃, được chỉ định cho điểm trung chuyển 𝑠 ∈ 𝑆𝑝; nhận giá trị 0 trong trường hợp ngược lại.
Các ràng buộc của bài toán:
● Mỗi xe tải nhỏ 𝑘 ∈ 𝐾 xuất phát và kết thúc hành trình tại kho đỗ xe g;
● Trong hành trình vận tải, xe tải nhỏ 𝑘 ∈ 𝐾 phải đến các điểm trung chuyển 𝑠 ∈ 𝑆 trong khung thời gian hoạt động của điểm trung chuyển [𝑡(𝑠) − 𝜂, 𝑡(𝑠)];
● Hàng hóa c2c thuộc lộ trình c2c của một xe tải nhỏ phải tuân thủ nguyên tắc LIFO. Hành trình của một xe tải nhỏ phải tuân thủ chiến lược Pseudo-Backhaul;
63
● Mỗi yêu cầu vận tải của khách hàng 𝑖 ∈ {𝐶𝑃∪ 𝐶𝐷 ∪ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 ∪ 𝐶𝑐2𝑐𝐷 } do một xe tải nhỏ 𝑘 ∈ 𝐾 phục vụ trong khung thời gian [𝑒𝑖, ℓ𝑖];
● Tổng trọng tải của hàng hóa đang vận chuyển trên xe tải nhỏ 𝑘 ∈ 𝐾 không được phép vượt quá trọng tải Q.
Mục tiêu của bài toán là tối thiểu hóa tổng chi phí bao gồm: chi phí di chuyển của đội xe tải nhỏ và chi phí cố định sử dụng xe tải nhỏ. Cụ thể: ∑ ∑ 𝑐𝑖𝑗 (𝑖,𝑗)∈𝐸 𝑘∈𝐾 ∑ 𝑋𝑖𝑗𝑘𝑢 𝑢∈𝑈 + 𝐹 ∑(∑ 𝑋𝑔𝑠𝑘1 𝑠∈𝑆 + ∑ 𝑋𝑔𝑝𝑘1 𝑝∈𝐶𝑃 + ∑ 𝑋𝑔𝑐𝑘1 𝑐∈𝐶𝑐2𝑐𝑃 ) 𝑘∈𝐾 (1)
Bên cạnh các ràng buộc trên của bài toán, ràng buộc của các biến quyết định 𝑋𝑖𝑗𝑘𝑢 và 𝑌𝑝𝑠 được thể hiện như sau:
• Mỗi yêu cầu nhận hoặc giao hàng chỉ được phục vụ duy nhất một lần: ∑ ∑ ∑ 𝑋𝑖𝑗𝑘𝑢 𝑗∈𝐸 𝑢∈𝑈 𝑘∈𝐾 = 1 ∀𝑖 ∈ {𝐶𝑃 ∪ 𝐶𝐷∪ 𝐶𝑐2𝑐𝑃 ∪ 𝐶𝑐2𝑐𝐷 } (2) • Ràng buộc về luồng vận tải:
∑ ∑ 𝑋𝑠𝑗𝑘𝑢 𝑗∈𝑉 ≤ 𝑢∈𝑈 1 ∀𝑠 ∈ 𝑆, 𝑘 ∈ 𝐾 (3) ∑ ∑ 𝑋𝑗𝑖𝑘𝑢 𝑗∈𝑉 = 𝑢∈𝑈 ∑ ∑ 𝑋𝑖𝑗𝑘𝑢 𝑗∈𝑉 𝑢∈𝑈 ∀𝑖 ∈ {𝑉\𝑔}, 𝑘 ∈ 𝐾 (4) • Xe tải nhỏ xuất phát và kết thúc tại kho đỗ xe g:
∑ 𝑋𝑔𝑖𝑘1 𝑖∈{𝑉\𝑔} = ∑ ∑ 𝑋𝑖𝑔𝑘𝑢 𝑖∈{𝑉\𝑔} ∀𝑘 ∈ 𝐾 𝑢∈𝑈 (5)
• Mỗi yêu cầu nhận hàng c2e chỉ được thực hiện bởi một điểm trung chuyển cho phép: ∑ 𝑌𝑝𝑠
𝑠∈𝑆𝑝
= 1 ∀𝑝 ∈ 𝐶𝑃
(6) • Tất cả yêu cầu nhận hàng c2e thuộc cùng một lộ trình phải được thực hiện bởi cùng một
điểm trung chuyển cho phép: ∑ ∑ 𝑋𝑝𝑠𝑘𝑢 𝑢∈𝑈 ≤ 𝑘∈𝐾 𝑌𝑝𝑠 ∀𝑝 ∈ 𝐶𝑃, 𝑠 ∈ 𝑆 (7) 𝑋𝑝𝑤𝑘𝑢 + 𝑌𝑝𝑠 ≤ 𝑋𝑤𝑠𝑘𝑢+1 + 1 ∀𝑝 ∈ 𝐶𝑃, 𝑠 ∈ 𝑆𝑝, 𝑤 ∈ 𝑊, 𝑢 ∈ 𝑈, 𝑘 ∈ 𝐾 (8) ∑ ∑ 𝑋𝑝𝑝′𝑘 𝑢 𝑢∈𝑈 + 𝑘∈𝐾 𝑌𝑝𝑠 ≤ 𝑌𝑝′𝑠+ 1 ∀𝑝, 𝑝′ ∈ 𝐶𝑃, 𝑝 ≠ 𝑝′, 𝑠 ∈ 𝑆𝑝 (9)
64
3.3. BÀI TOÁN GIAO VÀ NHẬN ĐA LOẠI HÀNG HÓA, ĐA TUYẾN Ở HAI MỨC VỚI KHUNG THỜI GIAN VÀ ĐỒNG BỘ HAI MỨC VỚI KHUNG THỜI GIAN VÀ ĐỒNG BỘ
Mô hình vận tải được giới thiệu trong bài toán 2E-MTT-PDTWS là mô hình hậu cần đô thị hai mức do hai đội xe vận tải có trọng tải khác nhau thực hiện. Hàng hóa sẽ được vận tải như sau:
● Hàng hóa e2c được xe tải lớn vận tải từ trung tâm phân phối CDC đến điểm trung chuyển. Sau đó, xe tải nhỏ nhận hàng hóa e2c và giao tới các khách hàng;
● Hàng hóa c2e được xe tải nhỏ nhận từ các khách hàng và chuyển đến điểm trung chuyển. Sau đó, xe tải lớn nhận hàng hóa c2e và vận tải về trung tâm phân phối CDC;
● Hàng hóa c2c được xe tải nhỏ nhận từ khách hàng và giao đến khách hàng tương ứng. Tuân thủ mô hình hậu cần đô thị hai mức, mô hình bài toán 2E-MTT-PDTWS không xem xét việc giao và nhận hàng hóa trực tiếp giữa trung tâm phân phối CDC và khách hàng. Tất cả hàng hóa e2c hoặc hàng hóa c2e phải thực hiện đồng bộ tại các điểm trung chuyển giữa các xe tải lớn và các xe tải nhỏ. Mỗi điểm trung chuyển 𝑠 ∈ 𝑆 được quy định khung thời gian hoạt động [ 𝑡(𝑠) − 𝜂, 𝑡(𝑠)]. Khung thời gian này quy định thời điểm sớm nhất và trễ nhất cho phép xe vận tải đến điểm trung chuyển. Trong trường hợp xe tải đến trước thời điểm 𝑡(𝑠) − 𝜂, xe tải có thể đỗ tạm thời tại một trạm chờ trước khi di chuyển đến điểm trung chuyển s. Xe tải không được phép đến điểm trung chuyển s sau thời điểm 𝑡(𝑠). Xe vận tải khi đến điểm trung chuyển phải thực hiện bốc, dỡ hàng ngay và không được phép chờ tại điểm trung chuyển.