2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1 Mặt cắt qua thất
Ghi dưới bờ tự do của van hai lá. Theo chiều từ trước ra sau người ta có thể ghi được (Hình 2.1):
• Thành trước ngực
• Thành trước thất phải
• Buồng thất phải
• Vách liên thất cùng với vận động ra phía sau kì tâm thu
• Buồng thất trái
• Thành sau thất trái với vận động ra trước ở kỳ tâm thu
18
Hình 2.1: Các mặt cắt lấy các thông số thất trái. Bên trái: Mặt cắt dọc cạnh ức qua giữa dây chằng vuông góc với trục thất trái. Bên phải: Mặt cắt ngang cạnh ức qua tầng cơ nhú sử dụng thay thế trong trường hợp không lấy được mặt cắt
cạnh ức
Với mắt cắt này người ta có thể đo:
• Đường kính thất phải: bình thường 7-23mm. Ở tư thế nằm nghiêng trái đường kính này có thể tăng thành 9-26 cm
• Độ dày vách liên thất tâm trương: bình thường 6-11 mm
• Đường kính thất trái; tâm trương bình thường 38-56mm, tâm thu 22-40mm.
• Độ dày thành sau thất trái (Fs) bình thường: 28-42%
• Phân suất tống máu EF bình thường 60-80%
• Tỉ lệ chiều dày vách liên thất và thành sau thất trái tâm trương bình thường 0,9-1,3
• Biên dộ di động vách liên thất: 3-8 mm
19
Hình 2.2: Phương pháp đo các chiều dày đường kính trên siêu âm M-mode theo
hội siêu âm hoa kỳ A.S.E
Đường kính thất trái cuối tâm trương(Dd) được đo ở khởi đầu của phức bộ QRS, từ bờ dưới vách liên thất tới bờ trên của thành sau thất trái.
Đường kính thất trái cuối tâm thu (Ds) đo từ đỉnh vận động ra sau của vách liên thất tới bờ trên thành sau thất trái
Các thông số tâm trương được đo ở khở đầu của phức bộ QRS và tâm thu đo ở đỉnh vận động ra sau của vách liên thất.
Chiều dày vách liên thất cuối tâm trương (VLTd) được đo ở khởi đầu của phức bộ QRS từ bờ trên vách liên thất tới bờ dưới của vách,
Chiều dày thành sau thất trái cuối tâm trương (TSTTd) đo ở khởi đầu phức bộ QRS từ bờ trên thành sau tới lớp thượng tâm mạc thành sau
20 Chiều dày vách liên thất và thành sau thất trái cuối tâm thu đo chiều dày cực đại. Đường kính động mạch chủ (ĐMC) được đo cuối tâm trương tại khởi đầu của phức bộ QRS từ bờ trước thành trước đến bờ trước thành sau của động mạch chủ. Đường kính nhĩ trái (NT) cực đại cuối tâm thu đo từ bờ trước thành sau động mạch chủ tới đường nổi đậm thành sau nhĩ trái