Siêu âm tim hai chiều (2D-mode)

Một phần của tài liệu Xử lí hình ảnh siêu âm tim 3d (Trang 37 - 41)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.2Siêu âm tim hai chiều (2D-mode)

Kỹ thuật này cho phép thăm khám tim theo hai bình diện. Do ở thời gian thực (tần số hình 30/s) nên phương thức này cho hình ảnh giải phẫu vận động tim theo mặt phẳng định trước. Chùm tia siêu âm truyền theo đầu dò quét cấu trúc tim ở góc nhọn (30-900) cho hình ảnh hai chiều theo góc quạt. Hình ảnh góc quạt được thực hiện theo hai kỹ thuật: cơ học và điện tử

Quét cơ học: Hình ảnh hai chiều tạo ra từ sự xoay cơ học hay là vận động tới lui của một hay nhiều tinh thể thạch anh. Để có được hình ảnh M-mode phải tắt quét hình quạt. Hiện nay các máy thế hệ mới không còn sử dụng đầu dò kiểu này nữa.

Quét điện tử: Hình ảnh siêu âm 2D hình thành từ hoạt hóa điện cao tốc của nhiều tinh thể thạch anh tiếp nối nhau. Hệ thống máy này cho phép sử dụng đồng thời siêu âm M-mode và hình ảnh động 2D.

24 Có thể ghi đồng thời siêu âm Doppler với siêu âm M-mode và siêu âm 2D

Hình 2.7: Các mặt cắt 2D ở các vị trí cơ bản

2.2.1 Mặt cắt cạnh ức

- Đầu dò được đặt ở bờ trái xương ức (khoang liên sườn 4-5) người bệnh năm nghiêng trái. Từ vị trí này có thể ghi hình tim theo trục dọc và trục ngang.

- Trục dọc: cho thất buồng đẩy của thất phải, gốc động mạch chủ lên trong có van động mạch chủ mờ sát nhưng không dính thành động mạch chủ ở kỳ tâm thu và thành hình hồi âm mảnh ở tâm trương. Trên nhát cắt này quan trọng thất thất tráu và vách liên thất cũng như van hai lá (lá trước liên tục với thành sau động mạch chủ còn là sau liên tục với thành sau nhĩ trái). Vòng van hai lá được xác định bởi mặt phẳng qua gốc las trước và chỗ lá sau lồng vào thành sau thất tráu. Ở kỳ tâm trương lá trước di động hướng tới vách còn lá sau di động hướng tới thành sau thất trái. Trong kỳ tâm thu hai lá van đóng vào nhau trước mặt phẳng qua vòng van. Dây chằng van hai lá bám vào cơ nhú sau giữa. Trên nhát cắt này còn thấy nhĩ trái đăng sau động mạch chủ.

25

Hình 2.8: Vị trí các mặt cắt siêu âm ngoài lồng ngực

Hình 2.9: Mặt cắt dọc cạnh ức kỳ tâm thu (A) và tâm trương (B) thấy vận động đóng mở của van hai lá và van động mạch chủ. Có thể đo các thong số cơ bản

của thất trái và nhĩ trái, động mạch chủ trên mặt cắt này

- Trục ngang: vuông góc với trục dọc của tim, có 3 nhát cắt chia thành các tầng từ cao tới thấp đó là ngang qua động mạch chủ, qua van hai lá và qua thất.

• Mặt cắt ngang động mạch chủ: chính yếu là gốc động mạch chủ trong có 3 lá van ở kỳ tâm trương thành hình chữ Y giống như tay lái ô tô. Phía trước động mạch chủ giao với thất phải và bên phải là van ba lá còn van động mạch phổi ở bên trái. Đằng sau động mạch chủ là nhĩ trái phân cách với nhĩ

26 phải bằng vách liên nhĩ. Điều chỉnh đầu dò sẽ cho hình ảnh động mạch phổi với hai nhanh của nó. Ngoài ra có thế thấy gốc động mạch vành trái

Hình 2.10: Mặt cắt ngang cạnh ức qua gốc các động mạch với van động mạch

chủ mở (A) và đóng (B). Lá vành phải (r), vành trái (l) và không vành (n)

Hình 2.11: Mặt cắt ngang cạnh ức qua thất trái thấy lỗ van hai lá mở (A) và 2 cơ nhú (B)

• Mặt cắt ngang van hai lá: cho thất hai lá van trước và sau. Ở kỳ tâm trương các lá van rời xa nhau, là trước (lớn) tiến lại gần vách liên thất còn lá sau (nhỏ) lại gần thành sau thất trái. Lỗ van có hình bầu dục, thấy hai mép van - trước bên và sau giữa làm thành hai chân của hình bầu dục này. Dừng hình cho phép tính được diện tích lỗ van ở đầu tâm trương lúc van mở cực đại.

• Mặt cắt ngang thất: nó cắt ngang qua thân của thất trái có thể lấy 2 cột cơ nhú trước bên và sau giữa. Thất phải thất nhỏ hơn nằm bên thất trái. Ngoài ra có thể thấy động mạch chủ xuống phần ngang đằng sau thất trái.

27

Một phần của tài liệu Xử lí hình ảnh siêu âm tim 3d (Trang 37 - 41)