Tổng quan về phương pháp chưng luyện gián đoạn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ công nghệ tháp chưng luyện gián đoạn chân không để tinh chế tinh dầu hồi lạng sơn, việt nam (Trang 25 - 26)

Chưng luyện là quá trình tách các hỗn hợp lỏng thành các cấu tử riêng biệt, trong đó vật chất di chuyển từ pha lỏng vào pha hơi và ngược lại. Động lực của quá trình này là độ bay hơi khác nhau hay nhiệt hóa hơi khác nhau của các cấu tử ở cùng nhiệt độ.

25 Chưng luyện gián đoạn được sử dụng phổ biến với các hệ có năng suất vừa và nhỏ hay để tách hệ nhiều cấu tử khi chỉ cần dùng một tháp chưng luyện. Đây là kỹ thuật tách đã có từ lâu được sử dụng rộng rãi trong để phân tách, tinh chế, loại bỏ tạp chất trong các quá trình công nghiệp hóa học, thực phẩm và dược phẩm. Ưu điểm chính của phương pháp chưng luyện gián đoạn so với phương pháp chưng luyện liên tục là ở sự đơn giản và đa năng của hệ thống chưng luyện: chỉ với một thiết bị có thể tách được nhiều các hỗn hợp lỏng khác nhau. Khi đã có hỗn hợp đầu thì có thể tạo được các sản phẩm khác nhau chỉ đơn giản bằng cách thay đổi chỉ số hồi lưu R. Thậm chí ngay cả hỗn hợp nhiều cấu tử cũng có thể tách được bằng chưng luyện gián đoạn chỉ trong một tháp khi mà các cấu tử sau khi tách được chứa trong các bình khác nhau. Nhược điểm của phương pháp chưng luyện gián đoạn chính là hỗn hợp lỏng có có thời gian lưu tại nhiệt độ cao khá lâu. Khi đó làm tăng khả năng phân hủy nhiệt và suy giảm chất lượng sản phẩm. Ngoài ra năng lượng cần thiết cho quá trình tách nói chung sẽ lớn hơn với phương pháp chưng luyện liên tục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế độ công nghệ tháp chưng luyện gián đoạn chân không để tinh chế tinh dầu hồi lạng sơn, việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)