6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.5. MẪU NGHIÊN CỨU
Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015, có 310 Công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và có 376 Công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo công thức:
n=50 + 8*m [48] Trong đó: n là cỡ mẫu
m là số biến độc lập
Trong mô hình hồi quy nghiên cứu có 7 biến độc lập, do đó cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là 50 + 8*7 = 106 công ty. Do đó đề tài chọn ngẫu nhiên 106 Công ty trong số 686 Công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán này để thực hiện nghiên cứu. Không như những nghiên cứu khác, tác giả không chọn mẫu chỉ gồm các công ty có quy mô lớn mà chọn nhẫu nhiên 106 công ty trong toàn bộ tổng thể nhằm thực hiện kiểm định xem nhân tố quy mô công ty có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội hay không. Kết
quả chọn mẫu cho thấy có 48 công ty thuộc sàn chứng khoán HOSE được chọn, chiếm tỷ lệ 45.3% và có 58 công ty thuộc sàn chứng khoán HNX được chọn, chiếm tỷ lệ 54.7% (Bảng 2.3). Nghiên cứu trước đây của Lê Thị Na (2015) lựa chọn mẫu gồm 78 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh, tuy nhiên chỉ bao gồm những công ty có vốn thị trường lớn và không bao gồm những công ty tài chính bởi vì Lê Thị Na cho rằng những công ty tài chính có những đặc điểm khác với những công ty phi tài chính [34]. Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả, những công ty tài chính và phi tài chính đều có những tác động nhất định đối với xã hội. Do đó trong quá trình chọn mẫu tác giả không loại các công ty tài chính ra khỏi tổng thể.
Bảng 2.3: Thống kê kết quả chọn mẫu
Tần số % Giá trị HOSE 48 45.3 HNX 58 54.7 Tổng cộng 106 100.0
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Dựa vào cơ sở lý thuyết về công bố thông tin trách nhiệm xã hội và kết quả của các nghiên cứu trước đây đã được trình bày ở chương 1, tác giả xây dựng 7 giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu gồm 7 nhân tố độc lập: quy mô công ty, độ tuổi công ty, khả năng sinh lời, ngành nghề kinh doanh, quy mô hội đồng quản trị, mức độ độc lập của hội đồng quản trị và giới tính của các thành viên trong hội đồng quản trị.
Căn cứ vào các quy định hiện hành, tác giả xây dựng danh mục thông tin trách nhiệm xã hội và tiến hành đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Trên cơ sở phương pháp đo lường các nhân tố ảnh hưởng đã được thực hiện ở các nghiên cứu trước, tác giả xác định cách thức đo lường
của từng nhân tố và sử dụng mô hình hồi quy bội để tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU