ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 29)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.5. ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ

XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP

Từ các nghiên cứu trước đây cho thấy có hai cách đo lường phổ biến thường được sử dụng để đo lường mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp:

 Các nghiên cứu của Istianingsih (2015), Isa, M.A., Muhammad, S (2015), Taha, M. H. (2013) đo lường chỉ số công bố trách nhiệm xã hội bằng cách sử dụng phương pháp phân tích nội dung [29], [30], [49]. Nếu mục thông tin được công bố thì cho giá trị bằng 1, và ngược lại nếu mục thông tin không được công bố thì cho giá trị bằng 0. Công thức thể hiện sự tính toán chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội như sau:

CSRDI = ∑

CSRDI (CSR Disclosure Index): chỉ số công bố CSR, 0 ≤ CSRDI ≤ n di = 1 nếu mục thông tin thứ i được công bố

di = 0 nếu mục thông tin thứ i không được công bố

n = tổng số mục thông tin trong danh mục thông tin trách nhiệm xã hội được xây dựng

 Các nghiên cứu của Kansal, M., Joshi, M & Batra, G.S, (2014) và Lê Thị Na (2015) sử dụng thang đo từ 0 đến 5 để tính toán chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội [32], [34], cụ thể như sau:

CSRDI =

CSRDI (CSR Disclosure Index): chỉ số công bố thông tin trách nhiệm xã hội

dij = 0 nếu mục thông tin thứ i của công ty thứ j không được công bố dij = 1 nếu mục thông tin thứ i của công ty thứ j được công bố trong một hoặc ít hơn một câu.

dij = 2 nếu mục thông tin thứ i của công ty thứ j được công bố nhiều hơn một câu.

dij = 3 nếu chỉ có một con số định lượng được tìm thấy đối với mục thông tin thứ i của công ty thứ j.

dij = 4 nếu việc công bố mục thông tin thứ i của công ty thứ j là phi tiền tệ và nhiều hơn một con số.

dij = 5 nếu thông tin công bố được đo lường bằng thước đo tiền tệ

n = tổng số mục thông tin trong danh mục thông tin trách nhiệm xã hội được xây dựng.

1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Dựa vào kết quả các nghiên cứu trước đây cũng như các lý thuyết đã trình bày ở trên cho thấy có rất nhiều nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

1.6.1. Yếu tố về đặc điểm công ty

Quy mô Công ty

Đây là nhân tố thường được sử dụng khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến mức độ công bố CSR. Quy mô công ty càng lớn sẽ càng nhận được sự chú ý từ công chúng và đặc biệt là sự liên quan tới pháp lý. Bên cạnh đó, các công ty lớn thường có nhiều tác động đến cộng đồng xã hội nên phải đối mặt với các thử thách về việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội nhiều hơn. Vì vậy việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội sẽ đáp ứng các yêu cầu của pháp luật, giảm chi phí chính trị cho công ty [46]. Ngoài ra, những công ty có quy mô lớn có thể có nhiều cổ đông quan tâm đến những chương trình xã hội

do công ty thực hiện [8, tr. 111–122], mặt khác những công ty này thường có nguồn tài chính đáng kể góp phần hỗ trợ công ty thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội.

Nhiều nhà quản lý tài chính cho rằng những công ty có quy mô lớn thường công bố thông tin trách nhiệm xã hội nhiều hơn so với những công ty có quy mô nhỏ bởi vì sự khác nhau trong hoạt động và quy mô công ty. Họ cho rằng những nhà quản lý trong những công ty lớn nhận ra được tầm quan trọng của việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội hơn so với những người làm trong các công ty có quy mô nhỏ [37].

Độ tuổi Công ty

Có nhiều nghiên cứu sử dụng nhân tố độ tuổi công ty là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Những công ty có thời gian hoạt động lâu có xu hướng công bố thông tin về trách nhiệm xã hội nhiều hơn vì họ nhận được nhiều sự chú ý từ công chúng hơn [45, tr. 595–612], điều này phù hợp với lý thuyết về tính hợp lý. Ngược lại cũng có nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ nghịch biến giữa độ tuổi công ty và mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội như nghiên cứu của Rettab và cộng sự (2009) [43, tr. 371-390]. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu cho rằng nhân tố này không có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội như nghiên cứu của Rahman và cộng sự (2011) [42, tr. 181–201].

Khả năng sinh lời của Doanh nghiệp

Khả năng sinh lời là khả năng của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận để duy trì trong dài hạn và phát triển trong ngắn hạn. Có ý kiến cho rằng khả năng sinh lời có ảnh hưởng cùng chiều đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội bởi lẽ khi khả năng sinh lời cao thì người quản lý có điều kiện để thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội [5], [8], [20], [28], [45]. Tuy nhiên, Reverte (2009) cho rằng khả năng sinh lời lại có ảnh hưởng ngược chiều đối với mức

độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội bởi lẽ để tạo ra lợi nhuận cao thì doanh nghiệp sẽ bỏ qua các hoạt động liên quan tới trách nhiệm xã hội để cắt giảm chi phí [44, tr. 351–366]. Mục đích của việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội là cung cấp cho nhà đầu tư một dấu hiệu về năng lực thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty. Nếu công ty có khả năng sinh lời thấp thì dấu hiệu đó là cần thiết để duy trì sự tin tưởng của nhà đầu tư. Tuy nhiên, nếu công ty có khả năng sinh lời cao thì dấu hiệu đó trở nên không quan trọng bởi vì những thông tin về công ty đã phản ánh được khả năng thu nhập của công ty. Do đó khả năng tạo ra lợi nhuận càng cao thì việc công bố trách nhiệm xã hội càng giảm [29, tr. 4265-4281]. Cùng quan điểm với Reverte (2009) còn có nghiên cứu của Rahman (2011).

Ngành nghề kinh doanh

Mức độ công bố thông tin về các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp [51]. Hackston, David và Mark J. Milne (1996) cũng có quan điểm tương tự. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gây tác động nhiều đến môi trường thường công bố thông tin trách nhiệm xã hội nhiều hơn so với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít tác động đến môi trường [23, tr. 77– 108]. Điều này phù hợp với lý thuyết tính hợp lý bởi lẽ khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có tác động nhiều đến môi trường thì việc công bố càng nhiều thông tin liên quan đến môi trường sẽ đảm bảo yêu cầu của pháp luật. Patten (1991) nhận định rằng ngành công nghiệp dầu khí, hóa chất và các ngành công nghiệp liên quan đến rừng là những ngành tác động nhiều đến môi trường [41, tr. 297-308]. Roberts (1992) cho rằng những ngành công nghiệp tự động, hàng không, ngành công nghiệp dầu là những ngành tác động nhiều đến môi trường, trong khi đó các ngành liên quan đến thực phẩm, sức khỏe và các sản phẩm cá nhân, khách sạn, thiết bị gia dụng là những ngành ít

tác động đến môi trường [45, tr. 595–612]. Hackston và Milne (1996) thêm vào thuộc loại ngành tác động nhiều đến môi trường còn có nông nghiệp, rượu, thuốc lá [23, tr77–108].

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)