HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 85 - 92)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Xuất phát từ thực trạng hiện tại cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán nói riêng có mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội còn quá thấp, do vậy tác giả đề xuất một số cách thức nhằm nâng cao mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam như sau:

Ban hành hướng dẫn cụ thể đối với các mục thông tin công bố

Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết còn rất thấp. Một trong những nội dung cơ bản nhằm hướng doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm xã hội là phải có danh mục thông tin cụ thể và hướng dẫn thực hiện chi tiết yêu cầu công bố đối với từng chỉ tiêu. Hiện nay trên thế giới đang áp dụng các tiêu chuẩn được quy định của GRI trong việc lập báo cáo phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Quy định tại Việt Nam cũng dựa trên cơ sở trong hướng dẫn này tuy nhiên mức độ chi tiết chưa cao. Nội dung hướng dẫn còn chung chung bao quát chưa đi sâu vào chi tiết. Do đó khó khăn cho doanh nghiệp trong việc thực hiện. Đối với các doanh nghiệp lớn có sự tiếp cận với hướng dẫn của GRI thì khả năng công bố thông tin sẽ đầy đủ và chi tiết hơn, điển hình là công ty sữa Vinamilk. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa thì khả năng công bố các thông tin này có thể không đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Thiết lập quy định bắt buộc công bố thông tin trách nhiệm xã hội và giám sát việc thực hiện

Kết quả nghiên cứu cho thấy các doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm xã hội rất thấp, trong đó không có sự khác biệt đáng kể về mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội giữa hai nhóm ngành high-profile và

low-profile, trong khi nhóm ngành high-profile gồm những ngành có ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Mặc dù tại Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản luật nhằm hướng doanh nghiệp đến việc thực hiện các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội như Bộ luật lao động có các quy định về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp, thời gian làm việc…hay là Luật bảo vệ môi trường được ban hành cùng với các nghị định hướng dẫn nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện các vấn đề liên quan đến môi trường, bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật liên quan, bộ máy quản lý nhà nước cũng được thành lập các bộ phận chịu trách nhiệm trong công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện trách nhiệm đối với môi trường như thành lập cục và các chi cục Bảo vệ môi trường, hoặc là thành lập cục Cảnh sát môi trường trực thuộc Bộ công an. Tuy nhiên việc kiểm tra giám sát vẫn còn được thực hiện khá lỏng lẻo, do đó mặc dù các doanh nghiệp có các hoạt động tác động nhiều đến môi trường nhưng đến khi xảy ra hậu quả cho môi trường và người dân thì lúc đó các cơ quan ban ngành mới bước vào kiểm tra, gây nên thiệt hại rất lớn về người và của cho xã hội. Bên cạnh đó chính vì việc không có quy định nào bắt buộc trong việc yêu cầu doanh nghiệp phải công bố thông tin trách nhiệm xã hội ra bên ngoài nên tạo kẽ hở cho doanh nghiệp trốn tránh trách nhiệm xã hội. Gần đây Bộ tài chính (2015) ban hành thông tư 155/2015/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán có hiệu lực từ năm 2016 là một dấu hiệu cho thấy chính phủ đang hướng đến việc kiểm soát việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đặc biệt là gần đây nhất chính phủ đã ban hành nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên với việc ban hành các quy định mới như trên nhưng không có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ thì việc ban hành cũng không có tác dụng. Vì vậy yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần có sự gắn kết giữa việc ban hành quy định

và thực hiện quy định, đặc biệt là tăng cường kiểm tra giám sát đối với các công ty có tác động ảnh hưởng đến môi trường. Khi có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng buộc các công ty phải công bố các thông tin trách nhiệm xã hội mặc dù không muốn, đặc biệt là các thông tin liên quan đến môi trường. Điều này có thể dẫn đến ảnh hưởng xấu về danh tiếng của công ty nếu công ty đó có hoạt động gây tác động xấu đến môi trường. Do đó để tránh việc ảnh hưởng tới danh tiếng, các doanh nghiệp sẽ tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội tốt hơn để công bố thông tin ra bên ngoài.

Thiết lập quy định về kiểm tra độ tin cậy của thông tin được công bố

Bên cạnh việc kiểm soát độ tin cậy của các thông tin tài chính, chính phủ nên ban hành quy định về việc các báo cáo liên quan đến thông tin trách nhiệm xã hội cần được một tổ chức có chuyên môn kiểm tra để tăng tính tin cậy. Điều này để hạn chế trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin trách nhiệm xã hội chỉ để đảm bảo về mặt đáp ứng quy định, nhưng thực sự thì không thực hiện đúng như những gì đã công bố. Vấn đề này đặt ra nhu cầu đối với các công ty kiểm toán độc lập cần mở rộng sang kiểm toán báo cáo trách nhiệm xã hội.

Nâng cao nhận thức về lợi ích của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội càng cao. Điều này có thể hàm ý việc tích cực công bố thông tin trách nhiệm xã hội sẽ cải thiện khả năng sinh lời của doanh nghiệp. . Chính vì vậy việc nâng cao nhận thức về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Lợi ích của việc công bố thông tin trách nhiệm xã hội sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội vì các doanh nghiệp có xu hướng công bố những thông tin tốt ra bên ngoài và che giấu

những thông tin bất lợi để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ cụ thể như tiết kiệm chi phí từ việc ứng dụng các kỹ thuật giảm thiểu chất thải sẽ giúp doanh nghiệp có được giá cả cạnh tranh hơn; từ đó, khả năng sinh lời được cải thiện. Bên cạnh đó việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp có được sự trung thành của khách hàng, làm gia tăng doanh số và khả năng sinh lời. [49].

Ngoài ra, theo lý thuyết các bên liên quan thì người tiêu dùng là một trong số các bên liên quan có tác động nhiều đến doanh nghiệp. Hiện nay, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng, nếu doanh nghiệp đó gây ra những ảnh hưởng xấu cho xã hội thì người tiêu dùng sẵn sàng tẩy chay sản phẩm đó, điển hình là cuộc tẩy chay đối với sản phẩm Vedan vào năm 2010. Và đối với những sản phẩm xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển nơi mà yêu cầu việc thực hiện trách nhiệm xã hội nghiêm ngặt thì việc thực hiện và công bố thông tin trách nhiệm xã hội là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Trên thực tế, có những doanh nghiệp không nhận thấy được tầm quan trọng của trách nhiệm xã hội đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong dài hạn mà chỉ thấy được cái lợi trước mắt. Chính vì vậy nên có nhiều doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển nhanh mà quên đi trách nhiệm xã hội của mình đặc biệt là trách nhiệm liên quan đến môi trường. Điều này dẫn đến những hậu quả vô cùng nặng nề cho xã hội, đồng thời đem lại tổn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp.

Một lợi ích khác đem lại khi doanh nghiệp công bố thông tin trách nhiệm xã hội càng nhiều đó là sẽ thu hút các nhà đầu tư nhiều hơn, nhất là các nhà đầu tư quan tâm đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Từ đó có thể chọn kênh huy động vốn với chi phí sử dụng vốn tối ưu.

đề công bố thông tin trách nhiệm xã hội

Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô hội đồng quản trị có ảnh hưởng cùng chiều với mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội. Điều này được hiểu là khi doanh nghiệp có số thành viên hội đồng quản trị nhiều thì có nhiều khả năng là sẽ tồn tại một số thành viên nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội, do đó sẽ thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội, từ đó dẫn đến việc sẽ công bố thông tin trách nhiệm xã hội nhiều hơn từ những hoạt động xã hội mà doanh nghiệp đã thực hiện. Kết quả nghiên cứu có thể là gợi ý cho các cơ quan quản lý nhà nước cân nhắc xem có nên gia tăng số lượng thành viên tối thiểu trong hội đồng quản trị hay không.

Thiết lập chính sách khuyến khích và truyền thông thực hiện công bố thông tin trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp

Mục tiêu của các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh là tối đa hoá doanh thu, lợi nhuận, trong khi đó, việc tuân thủ đạo đức kinh doanh nói chung và trách nhiệm xã hội nói riêng cần có thời gian dài mới có thể phát huy đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó để tạo động lực cho các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt để tăng cường khả năng công bố thông tin trách nhiệm xã hội càng nhiều, chính phủ nên có các hình thức khuyến khích, tôn vinh các doanh nghiệp có thành tích trong việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội. Chính phủ có thể kết hợp với các đài phát thanh truyền hình để đưa các bản tin nhằm tôn vinh những doanh nghiệp này nhằm tạo nên văn hóa trách nhiệm xã hội trong tương lai. Nhằm nâng cao khả năng nhận thức của mọi người đặc biệt là của người chủ doanh nghiệp về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội, bên cạnh việc nhấn mạnh lợi ích của trách nhiệm xã hội đối với vấn đề tài chính của công ty, chính phủ nên thực hiện các mục tin tức nói về lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội

trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác, cụ thể như:

Thực hiện trách nhiệm xã hội có thể làm nền tảng cho việc quản trị nhân sự được hiệu quả, và quản trị nhân sự được xem là mang ý nghĩa quan trọng nhất trong việc thúc đẩy các hoạt động trách nhiệm xã hội ở mọi cấp độ trong Doanh nghiệp. Phần lớn người lao động yêu thích công việc của mình do điều kiện lao động tốt và chế độ lương thưởng hợp lý. Tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện CSR đối với người lao động bao gồm trả lương xứng đáng (theo khảo sát của Ewin.com, có tới 68% coi lương là 1 trong 3 yếu tố quan trọng nhất), không phân biệt đối xử, chính sách đãi ngộ và đào tạo tốt, và có điều kiện làm việc chấp nhận được... Những điều kiện cơ bản ở trên, dù đơn giản nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được hoàn chỉnh. Doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu này cũng đồng nghĩa với việc tạo ra được một đội ngũ nhân sự gắn bó, yêu thích công việc, tự hào về hình ảnh công ty và quyết tâm làm việc vì lợi ích chung của Công ty. Không những thế, chi phí do phải liên tục tìm kiếm và đào tạo nhân sự mới trong trường hợp nhân sự cũ thôi việc do chính sách nhân sự của công ty thiếu hợp lý hoàn toàn bị loại bỏ. Chính sách đãi ngộ tốt, văn hóa tốt và môi trường làm việc chính là những nhân tố thu hút nhân lực giỏi tìm đến với công ty.

Về phần nhà cung cấp, khi một doanh nghiệp bắt đầu thực hiện kinh doanh, việc giữ được mối quan hệ tốt đối với nhà cung cấp có ý nghĩa chiến lược trong việc đảm bảo nguồn cung ổn định cho sản xuất với giá cả hợp lý; từ đó, sản phẩm được phân phối tới người tiêu dùng kịp thời và đúng chất lượng cam kết.

Đối với khách hàng, trách nhiệm xã hội thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn và an toàn cho sử dụng. Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp sẽ lưu giữ trong tâm trí người

tiêu dùng. Bà Lurita Doan, người phụ nữ đầu tiên đứng đầu cơ quan Cung cấp dịch vụ và Giám sát kỹ thuật của Chính phủ Mỹ (General Services Administration) cũng đã từng phát biểu: “Khách hàng là thượng đế, nếu bạn không cung cấp dịch vụ tốt, bạn sẽ không có cơ hội lần thứ hai, và như vậy sẽ không có sự bền vững.” Nếu đã xây dựng được thương hiệu và niềm tin của người tiêu dùng thì việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể góp phần xoá đói giảm nghèo thông qua những chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện như đóng góp cho Quỹ vì người nghèo, Quỹ vì người tàn tật, v.v…Doanh nghiệp có thể sử dụng các kênh truyền thông đại chúng để thông báo cho

cộng đồng và các bên hữu quan biết được những hoạt động xã hội của công ty mình. Đây là một công cụ hữu hiệu để phát triển thương hiệu và hình ảnh của một sản phẩm hoặc một tổ chức trong khi vừa đảm bảo được đạo đức nghề nghiệp vừa đáp ứng được ý muốn của chủ doanh nghiệp.

Và một đóng góp quan trọng nữa của CSR là góp phần bảo vệ môi trường. Điều này được xem là một đóng góp rất quan trọng do tình trạng ô nhiễm môi trường hiện đang đe dọa cuộc sống con người hơn bao giờ hết và mất nhiều tiền của để xử lý vấn đề này. Đặc biệt trong những ngành hàng mà chất lượng và giá cả sản phẩm gần như tương đương nhau, người tiêu dùng sẽ trở nên băn khoăn hơn trong việc đưa ra quyết định, lựa chọn của mình. Trong những trường hợp như vậy, người dùng thường hay lựa chọn sản phẩm theo cảm tính và ý thích của mình do đó việc thực hiện tốt trách nhiệm xã hội có thể được xem như một phương thức hữu hiệu để giă tăng danh tiếng cho doanh nghiệp, hay nói cách khác là gia tăng “tình cảm” của người tiêu dùng đối với thương hiệu của sản phẩm hoặc doanh nghiệp, từ đó tăng thu nhập cho công ty. Theo khảo sát của tổ chức National Forest, 81% khách hàng Anh đồng ý mua sản phẩm bảo vệ môi trường và 73% người sẽ trung thành với

ông chủ hay tham gia các hoạt động từ thiện. Không chỉ có vậy, các quan chức và chính phủ cũng rất ưu ái đối với các doanh nghiệp có lịch sử tốt về bảo vệ môi trường, người tiêu dùng và làm từ thiện. Làm từ thiện cũng là hành động đáng tôn vinh của các doanh nghiệp nhằm phát triển cộng đồng, giúp đỡ người nghèo và xây dựng hình ảnh.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin trách nhiệm xã hội của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)