CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 42)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO

- Vị trí địa lý không thuận lợi: Các hộ nghèo thƣờng là ở các vùng nông thôn, vùng xã đặc biệt khó khăn là những nơi xa xôi hẻo lánh, đƣờng giao thông đi lại khó khăn. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao ở các vùng, địa phƣơng ở vào vị trí địa lý này. Do điều kiện địa lý nhƣ vậy, họ dễ rơi vào thế cô lập với bên ngoài, khó tiếp cận đƣợc với các nguồn lực phát triển nhƣ: Tín dụng, khoa học kỹ thuật, công nghệ, thị trƣờng… nên việc phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là phát triển hệ thống giao thông có ý nghĩa to lớn đối với mục tiêu giảm nghèo. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến công tác giảm nghèo chƣa đƣợc thƣờng xuyên và liên tục, vì vậy, phần nào cũng ảnh hƣởng đến công tác giảm nghèo ở các vùng, địa phƣơng.

- Đất đai không thuận lợi cho sản xuất: Đất canh tác ít, đất cằn cỗi, khó canh tác, năng suất cây trồng, vật nuôi đều thấp. Đây là nguyên nhân dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với những vùng thuần nông. Thiếu đất sản xuất ảnh hƣởng đến khả năng bảo đảm lƣơng thực của ngƣời nghèo và khả năng đa dạng hóa sản xuất để hƣớng tới những loại

cây trồng có giá trị kinh tế cao, dẫn đến thu nhập của ngƣời nông dân thấp, việc tích lũy và tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có. Bởi thế ngƣời nghèo lại tiếp tục nghèo.

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiên tai, thƣờng xuyên xảy ra đặc biệt là bão lũ, sạt lở đất, hạn hán, cháy rừng, ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của Nhân dân.

1.3.2. Đ ều ện n tế - xã ộ

Sự phát triển của kinh tế có vai trò quyết định tới sự phát triển của những lĩnh vực hoạt động xã hội khác, trong đó có công tác giảm nghèo. Trình độ phát triển kinh tế có tác động trực tiếp tới công tác giảm nghèo, tăng trƣởng kinh tế và thu nhập của dân cƣ trong quá trình đô thị hóa, không những tạo điều kiện vật chất cho sự hỗ trợ ngày càng lớn của nhà nƣớc cho ngƣời nghèo, mà còn giúp cho ngƣời nghèo có thêm nhiều thuận lợi để vƣơn lên.

1.3.3. Nguồn lự g ảm ng èo

Là nhân tố không thể thiếu trong quá trình thực hiện công tác giảm nghèo và là nhân tố tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác giảm nghèo. Nguồn lực cho công tác giảm nghèo rất đa dạng, nguồn lực về tài chính, nguồn lực về con ngƣời… và đặc biệt là nguồn lực tài chính có thể huy động từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ: Thông qua các tổ chức phi Chính phủ, Ngân hàng Thế giới, các dự án giảm nghèo… Ở Việt Nam, thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều quyết định, nghị định hỗ trợ cho hộ nghèo, ngƣời nghèo, xã nghèo, huyện nghèo... Trong các nguồn lực xóa đói giảm nghèo thì nguồn lực huy động trong nƣớc giữ vai trò quan trọng.

1.3.4. Ý t ứ vƣơn lên t oát ng èo

Hiện nay tại các địa phƣơng vẫn còn tồn tại trƣờng hợp ngƣời nghèo nhƣng không muốn vƣơn lên thoát nghèo. Có nhiều lý do để giải thích cho vấn đề này. Thứ nhất là do yêu tố tâm lý. Họ cho rằng nếu thoát nghèo, họ sẽ không còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của Nhà nƣớc cũng nhƣ những ƣu đãi của

chính quyền địa phƣơng. Thứ hai là ngƣời lao động ăn tiêu lãng phí, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo. Nhiều ngƣời nghèo thƣờng có tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của ngƣời khác mà không có ý chí vƣơn lên thoát nghèo. Với những đối tƣợng này cần phải vận động tuyên truyền để khích lệ tinh thần tự giác, tự vƣơn lên thoát nghèo của họ mới đảm bảo đƣợc thoát nghèo bền vững.

1.3.5. Công tá tổ ứ t ự ện ƣơng trìn g ảm ng èo

Năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng; sự quản lý điều hành của chính quyền địa phƣơng; công tác tuyên truyền, vận động của Mặt trận và các đoàn thể đối với việc triển khai và tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo còn nhiều hạn chế, bất cập. Nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở địa phƣơng các xã đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, năng lực, trình độ còn thấp, nên triển khai công tác giảm nghèo chƣa đạt yêu cầu đề ra.

1.4. KINH NGHIỆM GIẢM NGHÈO Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG 1.4.1. K n ng ệm ủ Huyện Đă Mil – Đă Nông 1.4.1. K n ng ệm ủ Huyện Đă Mil – Đă Nông

Huyện Đăk Mil nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Nông có dân số 102.302 ngƣời, dân tộc thiểu số chiếm 32%. Trong những năm gần đây, huyện Đăk Mil có những chuyển biến quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế hàng năm đạt 10 - 12%, bình quân thu nhập đầu ngƣời đạt 32 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 15,2% (năm 2011) xuống còn 4,05% năm 2015 (theo tiêu chí cũ) không còn hộ đói. Khi nhìn lại những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trƣớc tỷ lệ đói nghèo trên địa bàn chiếm hơn 40% số dân. Thời đó, với nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trong khi diện tích canh tác ít, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng thấp kém, để đƣa Nhân dân thoát khỏi đói nghèo thực sự là một thách thức lớn đối với Đảng bộ, chính quyền địa phƣơng.

đồng nhân dân và huyện thống nhất đề ra Nghị quyết về công tác xóa đói giảm nghèo vào năm 2000. Bắt tay vào công việc với đầy khó khăn, huyện tiến hành tổng điều tra mức sống của dân, tổ chức cho cán bộ đi tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn của địa phƣơng. Huyện từng bƣớc tiếp cận ngƣời nghèo, xây dựng một mô hình tầng lớp Nhân dân. Từ những kinh nghiệm đúc rút đƣợc, huyện tập trung nhiều nguồn lực, tạo điều kiện về vốn, nâng cao kiến thức làm ăn cho Nhân dân, nhất là các hộ nghèo, đồng thời đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình, biểu dƣơng các tập thể, cá nhân làm kinh tế giỏi trong huyện.

Với những kinh nghiệm và bài học có đƣợc từ hơn 10 năm nay, chính quyền huyện đã nhận thức sâu sắc công cuộc xóa đói giảm nghèo là phải biết phát huy nội lực, khai thác tiềm năng, mở rộng ngành nghề, đồng thời tranh thủ tốt sự hỗ trợ, đầu tƣ từ các nguồn lực bên ngoài. Xuất phát từ quan điểm đó, huyện đã xây dựng cụ thể các chƣơng trình, mục tiêu, xác định rõ các vùng kinh tế trọng điểm trên cơ sở thế mạnh của từng vùng, đồng thời tập trung thực hiện việc chuyển cơ cấu kinh tế theo hƣớng giảm tỷ trọng kinh tế nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Theo đó, huyện tập trung thâm canh cây lúa gắn với phát triển chăn nuôi gia súc trâu, bò, lợn, phát triển dịch vụ sau thu hoạch; quan tâm phát triển cây công nghiệp hồ tiêu, cà phê, cao su kết hợp với chế biến sản phẩm; tổ chức hình thành các tổ hợp hợp tác, hợp tác xã, liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp để tìm đầu ra cho sản phẩm...

Với những cố gắng nỗ lực của cán bộ Nhân dân huyện Đăk Mil, trong giai đoạn 2011-2015, Chƣơng trình Giảm nghèo bền vững ở Đăk Mil đã thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nhƣ: Tổ chức đào tạo nghề cho hơn 5 ngàn lƣợt ngƣời, giải quyết việc làm cho 14.585 ngƣời; cấp 116.485 thẻ BHYT cho ngƣời nghèo và cận nghèo; hỗ trợ học phí và chi phí học tập cho 7.663 lƣợt học sinh, sinh viên với tổng số tiền trên 3.840 triệu đồng; hỗ trợ làm hơn

2.000 nhà ở với tổng số tiền hỗ trợ trên 45 tỷ đồng, cho 1.892 hộ nghèo và cận nghèo vay trên 15 tỷ đồng làm nhà ở; cho gần 12.000 hộ vay gần 120 tỷ đồng để phát triển sản xuất; hỗ trợ gần 13.258 triệu đồng tiền điện thắp sáng; tặng 958 con bê nghé, 300 chiếc tivi, 1.700 suất quà…

Ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp, các chƣơng trình giảm nghèo đã và đang phát huy hiệu quả tốt. Theo đó, đến cuối năm 2015, toàn huyện đã có 7.168 hộ nghèo đƣợc vay vốn với số dƣ nợ đạt 119.560 triệu đồng, các nguồn vốn đƣợc cho vay cơ bản đúng đối tƣợng, sử dụng đúng mục đích, giúp các đối tƣợng cải thiện sinh kế, phát triển sản xuất để thoát nghèo bền vững. Trong lĩnh vực đầu tƣ xây dựng, Chƣơng trình 135 đã hỗ trợ 80.188 triệu đồng và Chƣơng trình 106 đã đầu tƣ gần 65.027 triệu đồng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng cho các xã khó khăn đƣợc hƣởng lợi…, các hoạt động văn hóa, giáo dục có nhiều chuyển biến, an ninh quốc phòng đƣợc giữ vững ổn định. [33]

1.4.2. K n ng ệm ủ tỉn T n Hó

Trong thời gian qua, công tác giảm nghèo tại 7 huyện nghèo đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, 7 huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa vẫn là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, tốc độ giảm nghèo nhanh nhƣng chƣa thực sự bền vững; nhiều hộ có nguy cơ tái nghèo; nhiều chính sách hỗ trợ cho ngƣời nghèo, vùng nghèo thực hiện đạt hiệu quả chƣa cao; cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn; đời sống của đa số đồng bào dân tộc thiểu số tuy đã đƣợc nâng lên nhƣng vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của toàn tỉnh. Thu nhập bình quân của hộ nghèo mới đạt 310.000 đồng/ngƣời/tháng. Điều kiện sinh hoạt của các hộ nghèo ở vùng miền núi còn nhiều khó khăn. Trƣớc tình hình trên, Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Thanh Hóa đã có các chủ trƣơng, giải pháp trọng tâm để thực hiện có hiệu quả chƣơng trình giảm nghèo tại 7 huyện nghèo nhƣ sau:

- Đổi mới công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân về tính tự chủ và thay đổi tập quán sản xuất gắn với thị trƣờng. Xây dựng

kế hoạch tuyên truyền, mở các trang chuyên mục trên báo, đài phát thanh và truyền hình hoặc sân khấu hóa nhằm thông tin đến các cấp, các ngành các tầng lớp Nhân dân và ngƣời nghèo các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về công tác giảm nghèo.

- Rà soát, điều chỉnh lại định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, xác định cơ cấu kinh tế của từng huyện đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Điều chỉnh lại cơ cấu đầu tƣ gắn với việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tƣ thuộc các chƣơng trình giảm nghèo; ƣu tiên đầu tƣ để hoàn thiện đƣờng giao thông liên xã và hệ thống giao thông nông thôn...; tập trung cải tạo nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có theo phƣơng châm mức đầu tƣ thấp hiệu quả kinh tế cao, tận dụng nguồn nƣớc tự chảy...

- Đổi mới phƣơng thức tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp theo hƣớng trực tiếp cho ngƣời lao động gắn với xây dựng mô hình "cầm tay chỉ việc".

- Rà soát đánh giá lại các chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo, vùng nghèo và đề xuất điều chỉnh, bổ sung các chính sách phù hợp với tình hình thực tế.

- Tập trung nâng cao chất lƣợng các lĩnh vực giáo dục, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, các hoạt động văn hóa, thể thao, phát thanh và truyền hình.

- Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy, chính quyền; đƣa mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo vào tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cấp ủy, chính quyền địa phƣơng.

Sau 4 năm (2008 - 2012) thực hiện Nghị quyết 30a, với nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ƣơng, sự lồng ghép các chƣơng trình, hỗ trợ của các tập đoàn kinh tế nhà nƣớc và các nguồn đóng góp của các nhà hảo tâm. Sự quan tâm giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ƣơng, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh cùng với sự cố gắng của các cấp, các ngành và sự

quyết tâm vƣơn lên thoát nghèo của Nhân dân 7 huyện nghèo trên địa bàn Thanh Hóa đã tạo điều kiện cho nhân dân các huyện nghèo cải thiện một phần điều kiện sản xuất, nâng cao trình độ dân trí, cơ sở hạ tầng đƣợc cải thiện thay đổi bộ mặt của các huyện nghèo, giao thông thuận lợi tạo điều kiện cho lƣu thông hàng hóa và đi lại của Nhân dân góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 56,04% đầu năm 2008 xuống còn 40,63% vào cuối năm 2010 (giảm 15,41%). Năm 2011 theo chuẩn nghèo mới đƣợc quy định tại Quyết định 09 của Thủ tƣớng Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 7 huyện là 50,67% đã giảm xuống còn 36,65% cuối năm 2012 (giảm 14,02%). Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt gần 8 triệu đồng/ngƣời/tháng, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 350 kg/năm.

Có thể khẳng định rằng, với những chính sách đúng đắn, thiết thực; sự hỗ trợ và chỉ đạo nhiệt tình, tận tụy của lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, cùng với nỗ lực của chính quyền địa phƣơng, các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, các nhà tài trợ và Nhân dân các dân tộc anh em tỉnh Thanh Hóa, Nghị quyết 30a của Chính phủ đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần tăng thu nhập của ngƣời dân và công tác giảm nghèo có hiệu quả hơn. [13]

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Nghèo và xóa đói giảm nghèo là phạm trù lịch sử, đặc trƣng nghèo và xóa đói giảm nghèo ở mỗi xã hội là rất khác nhau, phụ thuộc vào bản chất, trình độ phát triển của xã hội. Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng quốc gia, dân tộc, từng địa phƣơng.

Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc ta, nền kinh tế đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, đặc biệt là công tác giảm nghèo luôn đƣợc quan tâm và đạt đƣợc những kết quả tốt.

Trong Chƣơng 1, nghiên cứu trình bày cơ sở lý luận về giảm nghèo. Nêu lên những vân đề chung về nghèo và giảm nghèo; nội dung và tiêu chí giảm nghèo; các nhân tố ảnh hƣởng đến giảm nghèo và kinh nghiệm giảm nghèo của huyện Đăk Mil – Đăk Nông và tỉnh Thanh Hóa. Đây là những cơ sở quan trọng để đề tài đi sâu phân tích thực trạng công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyên Đăk Hà, từ đó đề ra các giải pháp giảm nghèo cho họ trong thời gian tới.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ

2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN ĐĂK HÀ

2.1.1. Đặ đ ểm tự n ên

Huyện Đăk Hà nằm cách trung tâm thành phố Kon Tum 20 km về phía Bắc. Phía Tây giáp huyện Sa Thầy, phía Bắc giáp huyện Đăk Tô, phía Đông giáp huyện Kon Rẫy. Đăk Hà là trung điểm giữa thị xã Kon Tum và huyện Đăk Tô, có quốc lộ 14 chạy qua, nên có điều kiện thuận lợi trong giao lƣu phát triển kinh tế.

Huyện nằm trong lƣu vực sông Pô Kô, nơi có công trình thuỷ điện PleiKrông; có Rừng đặc dụng Đăk Uy với diện tích 659,5ha và nhiều hồ chứa nƣớc đã góp phần tích cực trong việc đảm bảo môi trƣờng sinh thái; là điều kiện để hình thành và phát triển du lịch sinh thái của địa phƣơng trong thời gian tới.

Tổng diện tích đất tự nhiên 84.640ha, trong đó đất nông nghiệp 23.701,6ha (đất trồng cây công nghiệp: 15.303,6ha). Đất lâm nghiệp là

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)