8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ
3.2.1. N óm g ả p áp ỗ trợ p át tr ển sản xuất, nâng o t u n ập o ngƣờ ng èo ân tộ t ểu số
a. Tăng cường công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm
Để thực hiện tốt công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số, cần thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, gắn chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2025. Hƣớng nghiệp cho lao động nghèo dân tộc thiểu số cần chú ý gắn liền với các ngành phát triển kinh tế, theo hƣớng giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành dịch vụ, công nghiệp – xây dựng, phấn đấu hằng năm đào tạo nghề cho 500 lao động nghèo dân tộc thiểu số.
Thứ hai, gắn đào tạo nghề với thực tế phát triển nông nghiệp của địa phƣơng tập trung các nghề trồng chăm sóc cây cà phê, lúa nƣớc, cao su; nghề sửa chữa máy nông nghiệp; định hƣớng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số từng bƣớc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.
Thứ ba, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Trung tâm hƣớng nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên của huyện; tiếp tục phối hợp, liên kết chặt chẽ với Trƣờng Cao đẳng nghề Bình Dƣơng, các Trung tâm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm trong và ngoài tỉnh trong công tác khảo sát, tƣ vấn, định hƣớng, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho lao động vùng dân tộc thiểu số.
Thứ tư, thực hiện tốt công tác điều chuyển lao động trong mùa thu hoạch cà phê từ các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số cƣ trú ra các xã Hà Mòn, Đăk Mar, thị trấn Đăk Hà để giải quyết thời gian nhàn rỗi, tăng thu nhập cho họ.
của nhà nƣớc về dạy nghề miễn phí, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại, giới thiệu tìm việc làm sau học nghề… cho lao động hộ nghèo để thu hút ngƣời nghèo dân tộc thiểu số trong độ tuổi lao động tích cực tham gia học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm tại chỗ có thu nhập ổn định.
Thứ sáu, chỉ đạo các đoàn thể, các ngành, các địa phƣơng vận động các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh bảo trợ, đỡ đầu dƣới các hình thức vừa học vừa làm, kèm cặp, đào tạo tại chỗ… giúp đỡ ngƣời lao động nghèo dân tộc thiểu số có nghề, có việc làm, thu nhập ổn định.
b. Hỗ trợ sản xuất, chuyển giao khoa học kỹ thuật và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm
Đây là giải pháp hết sức quan trọng, nhằm giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số có điều kiện phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và hiệu quả. Trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Đẩy mạnh công tác chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, dần thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Thông qua các buổi tập huấn, hội thảo đầu bờ, các mô hình trình diễn, tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh, báo, tạp chí… ; tăng cƣờng cán bộ trực tiếp hƣớng dẫn nghiệp vụ sản xuất, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho ngƣời nghèo dân tộc thiểu số; đồng thời đƣa các giống mới, có chất lƣợng cao phù hợp với khí hậu, thổ nhƣỡng để giúp họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả.
- Đầu tƣ xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, chú trọng các mô hình trồng cỏ nuôi bò; trồng, chăm sóc cây cà phê; từng bƣớc triển khai các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, hƣớng họ đến xây dựng cánh đồng lớn trong thâm canh cây mỳ, cà phê… Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, xem xét nghiên cứu xây dựng và triển khai Đề án phát triển đàn bò thịt, đàn bò sữa tập trung tại xã Đăk Pxy, Ngok
Réo, Đăk Long để phát triển đại gia súc, giải quyết việc làm, tăng thu nhập tại các xã nghèo này.
- Tiếp tục hỗ trợ các giống cây trồng, vật nuôi, công cụ sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số, tập trung hỗ trợ bò cái sinh sản, các giống ngô lai, lúa mới, mỳ cao sản năng suất cao, phân bón, các loại máy nông nghiệp: máy cày, sạ lúa, máy bơm nƣớc…Trƣớc mắt, hỗ trợ giống mỳ cao sản, phân bón cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn nhằm triển khai có hiệu quả Nghị quyết của Huyện ủy về thâm canh tăng năng suất cây sắn.
- Tạo điều kiện thu hút đầu tƣ xây dựng các nhà máy chế biến hàng nông sản trên địa bàn, nhà máy phân vi sinh. Trƣớc mắt xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su, cà phê có quy mô nhằm giải quyết tốt đầu ra cho hàng nông sản của huyện nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng; đồng thời, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động tại chỗ của địa phƣơng.
- Thực hiện các chƣơng trình phối hợp, lồng ghép các dự án đầu tƣ phát triển để tổ chức chuyển giao kỹ thuật trồng nấm, nuôi cá nƣớc ngọt, bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch cho hộ nghèo; định hƣớng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số khôi phục các nghề thủ công truyền thống, xây dựng các sản phẩm đặc trƣng để từng bƣớc tham gia thị trƣờng hàng hóa, dịch vụ.
- Đa dạng hóa các hình thức khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ việc hình thành và tổ chức hoạt động của các tổ chức khuyến nông tự quản nhƣ câu lạc bộ khuyến nông, nhóm tín dụng-tiết kiệm, nhóm nông dân cùng sở thích; xây dựng đội ngũ cán bộ khuyến nông tại cơ sở có đủ trình độ, kỹ năng để chuyển giao, hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi cho hộ nghèo dân tộc thiểu số. - Tập trung phát triển lâm nghiệp theo hƣớng khoanh nuôi, bảo vệ, tái sinh rừng là chính, kết hợp với trồng rừng mới bằng các cây trồng bản địa, trồng rừng quảng canh. Tận dụng đất rừng chƣa khép tán (trong thời gian 3-5
năm từ khi trồng rừng) để trồng xen canh cây lƣơng thực ngô, lúa cạn. Tiếp tục đề xuất thực hiện Dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, các xã đặc biệt khó khăn.
c. Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất
Trƣớc thực trạng một số hộ nghèo dân tộc thiểu số còn thiếu đất sản xuất, trong thời gian tới cần thiết phải thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Một là: rà soát lại việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân trƣớc đây; thu hồi bớt các diện tích canh tác, đầu tƣ không hiệu quả. Trƣớc mắt tập trung phối hợp với Sở Tài Nguyên – Môi trƣờng đo đạc diện tích 4.356 ha đất chồng lấn giữa Công ty lâm nghiệp Đăk Hà với ngƣời dân tại 2 xã Đăk Pxy và Ngok Réo để giao về cho nhân dân sử dụng lâu dài.
Hai là: đề nghị Tổng công ty cà phê Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh
Kon Tum tiếp tục giao về địa phƣơng quản lý diện tích đất trồng cây hàng năm, diện tích đất rừng nghèo, rừng kém hiệu quả để làm quỹ đất nhằm giải quyết đất ở, đất sản xuất cho hộ nghèo dân tộc thiểu số hiện còn thiếu. Đồng thời, từng bƣớc xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Ba là: đẩy mạnh việc giao đất, quản lý đất rừng ổn định, nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo tồn vốn rừng. Thực hiện có hiệu quả công tác trồng rừng theo các dự án; khuyến khích tạo điều kiện cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số nhận trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và hƣởng lợi từ rừng.
d. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội
- Thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự án của Trung ƣơng, tỉnh và huyện để đầu tƣ xây dựng hệ thống đƣờng giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi đảm bảo phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân; nâng cấp hệ thống điện 1 pha lên 3 pha đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân. Trƣớc mắt đầu tƣ xây dựng hệ thống đƣờng giao thông tại các thôn, xã đặc biệt khó khăn đảm bảo đi lại thuận lợi cho ngƣời dân trong mùa mƣa.
- Đầu tƣ xây dựng, nâng cấp 07 trạm y tế xã còn lại đạt chuẩn bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2020, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; xây dựng hệ thống trƣờng, lớp, nhà bán trú đáp ứng nhu cầu học tập và ở lại của các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung xây dựng, nâng cấp điểm trƣờng tại các thôn; xây mới khu bán trú tại xã Đăk Long, Ngok Réo.
- Quan tâm đầu tƣ nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện có, đồng thời xây dựng một số công trình tại các xã Ngok Réo, Ngok Wang, Đăk Pxy nhằm đảm bảo tốt hơn nƣớc tƣới cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của ngƣời dân; đề xuất tỉnh giao một số công trình thủy lợi về cho các xã quản lý để thực hiện tốt hơn việc điều tiết nƣớc tƣới cho sản xuất.
e. Thực hiện chính sách tín dụng
Việc vay vốn để hỗ trợ cho ngƣời nghèo dân tộc thiểu số là một trong những giải pháp quan trọng tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Theo đó, trong thời gian tới cần tập trung vào một số giải pháp sau:
- Tăng cƣờng giải ngân cho hộ nghèo dân tộc thiểu số vay vốn phục vụ sản xuất; tuyên truyền, phổ biến kiến thức và quy trình vay vốn để các hộ mạnh dạn vay vốn nếu có đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn.
- Đa dạng hóa các phƣơng thức vay vốn gắn với các giải pháp khác; gắn kết tín dụng với các hoạt động nâng cao năng lực, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hƣớng dẫn cách làm ăn sinh lợi cho ngƣời nghèo dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện về vốn cho những cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp, các chủ trang trại làm ăn có hiệu quả ở vùng dân tộc thiểu số để họ mở rộng quy mô sử dụng lao động của các hộ nghèo dân tộc thiểu số và hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho họ.
- Thực hiện đúng, nghiêm túc quy trình tín dụng từ khâu xét duyệt, giải ngân và thu nợ, thu lãi có ý nghĩa quan trọng, quyết định chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội. Cần phải chọn hộ nghèo dân tộc thiểu số
vay có nhu cầu, điều kiện sử dụng vốn, có điều kiện hoàn trả, tránh biến họ thành con nợ không có khả năng trả nợ. Đồng thời, cần xác định mức cho vay, kỳ hạn phù hợp với từng đối tƣợng vay, mục đích vay.
- Tiếp tục rà soát, sắp xếp, kiện toàn lại hệ thống tổ tiết kiệm và vay vốn tại các khu dân cƣ. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của các tổ vay vốn thông qua việc tập huấn về chuyên môn cho tổ trƣởng, nêu cao tinh thần trách nhiệm của tổ trƣởng vay vốn trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Tăng cƣờng kiểm tra, đối chiếu dƣ nợ để tránh tình trạng tổ trƣởng lợi dụng uy tín của mình để xâm tiêu, chiếm dụng nguồn vốn.
- Nâng cao chất lƣợng nguồn lực của Ngân hàng chính sách xã hội, tăng cƣờng số lƣợng và chất lƣợng tác nghiệp của cán bộ nhân viên ngân hàng. Đồng thời cũng cần chú trọng giáo dục ý thức đào tạo nghề nghiệp cho cán bộ nhân viên để có sự đồng cảm, quan tâm chia sẻ với hoàn cảnh của ngƣời nghèo, tránh tình trạng tiêu cực xảy ra.
3.2.2. N óm g ả p áp tạo đ ều ện o ngƣờ ng èo ân tộ t ểu số t ếp ận á ị vụ xã ộ ơ bản
a. Giải pháp hỗ trợ về y tế
- Lồng ghép thực hiện tốt các chƣơng trình y tế quốc gia để chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung và cho ngƣời nghèo dân tộc thiểu số nói riêng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với phƣơng châm “Phòng bệnh hơn
chữa bệnh”, hƣớng dẫn ngƣời nghèo dân tộc thiểu số tự chăm sóc sức khỏe,
thực hiện vệ sinh môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn sạch, uống sạch. Bên cạnh đó, cần phải tăng cƣờng đầu tƣ hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiếu số kinh phí để cải tạo bếp, công trình vệ sinh, lắp đặt hệ thống nƣớc sạch sử dụng để đảm bảo sức khỏe.
- Cải cách thủ tục hành chính, thủ tục khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, đảm bảo cho ngƣời nghèo dân tộc thiểu số đƣợc tiếp cận một cách thuận lợi trong việc khám chữa bệnh, miễn giảm viện phí, điều trị các bệnh nan y. Thực
hiện có hiệu quả các chƣơng trình phòng chống các loại bệnh xã hội, đảm bảo không để xảy ra dịch bệnh lớn. Đồng thời, cần có những biện pháp, chế tài xử lý những trƣờng hợp nhân viên ngành y tế có thái độ xem thƣờng ngƣời nghèo dân tộc thiểu số, phân biệt đối xử khi ngƣời nghèo dân tộc thiểu số sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh.
- Tích cực vận động, tranh thủ các tổ chức trong và ngoài nƣớc, các hội đoàn thể tổ chức tƣ vấn, khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo nói chung ngƣời nghèo dân tộc thiểu số nói riêng. Hàng năm, ngân sách huyện hỗ trợ kinh phí cho các hội đoàn thể để phối hợp tổ chức khám sàng lọc phát hiện bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em, các bệnh phụ khoa, ung thƣ vú, ung thƣ cổ tử cung của phụ nữ… để đề xuất tỉnh và vận động cộng đồng hỗ trợ kinh phí để khám chữa bệnh cho phụ nữ và trẻ em nghèo dân tộc thiểu số bị bệnh hiểm nghèo.
- Tăng cƣờng củng cố mạng lƣới y tế cơ sở, đầu tƣ hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trạm y tế của các xã, thị trấn, luân chuyển cán bộ y tế, y bác sĩ của tuyến trên tăng cƣờng cho tuyến xã, thị trấn.
- Bên cạnh công tác chăm sóc sức khỏe cho ngƣời nghèo cần phát huy vai trò của Trung tâm dân số huyện, đội ngũ cộng tác viên dân số tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, vận động các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện tốt các biện pháp tránh thai nhằm giảm tỷ lệ sinh trong đồng bào dân tộc thiểu số, xây dựng gia đình tiêu biểu, ít con, con cái học hành đến nơi đến chốn, chăm lo làm ăn vƣơn lên thoát nghèo.
b. Giải pháp hỗ trợ về giáo dục
Để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của huyện nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt các giải pháp sau:
Thứ nhất, giữ vững và phát huy kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. Lồng ghép hoạt động hƣớng nghiệp, dạy nghề vào các chƣơng trình phổ thông. Tạo điều
kiện hỗ trợ, khuyến khích học sinh nghèo dân tộc thiểu số học các trƣờng dạy nghề, trƣờng công nhân kỹ thuật, các trƣờng trung học chuyên nghiệp. Duy trì và phát triển nhân rộng các lớp học linh hoạt thông qua Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên của huyện, các trung tâm học tập cộng đồng của các xã, thị trấn, các lớp học tình thƣơng, lớp sau xóa mù chữ, bổ túc văn hóa cho ngƣời lớn tuổi nhằm không ngừng nâng cao dân trí, tạo cơ sở cho