ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 90)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG

BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ HUYỆN ĐĂK HÀ GIAI ĐOẠN 2011-2016

2.4.1. N ững ết quả đạt đƣợ

Công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số đạt kết quả tích cực góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện. Trong giai đoạn 2011 - 2016, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và các ban ngành đoàn thể của huyện và các xã, thị trấn đã

chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, dự án hỗ trợ cho ngƣời nghèo nói chung, hộ nghèo dân tộc thiểu số nói riêng trên tất cả các lĩnh vực nhƣ giáo dục, y tế, nhà ở, vay vốn… đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ; chƣơng trình hỗ trợ vốn vay, vốn tiết kiệm nội lực trong nhân dân đã giải quyết cho hộ nghèo dân tộc thiểu số có nguồn vốn để phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn đã giúp cho hộ nghèo dân tộc thiểu số định hƣớng đúng trong sản xuất, biết sử dụng đồng vốn, làm ăn hiệu quả ổn định kinh tế gia đình, đời sống đƣợc cải thiện, ý thức vƣơn lên của bản thân họ ngày càng đƣợc nâng cao; ngƣời nghèo dân tộc thiểu số đƣợc tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục. Đặc biệt là việc giải quyết nhà ở cũng nhƣ các điều kiện nƣớc sạch, vệ sinh môi trƣờng cho hộ nghèo dân tộc thiểu số luôn đƣợc quan tâm. Chƣơng trình giảm nghèo và giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2011 - 2015 và năm 2016 đạt tiến độ và mục tiêu đề ra.

Có thể thấy kết quả giảm nghèo của huyện và trong đồng bào dân tộc thiểu số qua Bảng 2.19:

Bảng 2.19. Số liệu giảm nghèo trên địa bàn huyện và trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2011 – 2016

Năm Số ộ Số ộ nghèo Tỷ lệ % Số ộ DTTS Số ộ nghèo DTTS Tỷ lệ % P ƣơng pháp (1) (2) (3)=(2)/(1) (4) (5) (6)=(5)/(4) 2011 14,335 3,100 21,63 5,829 2,896 49,68 Đơn chiều 2012 14,810 2,396 16,18 6,080 2,250 37,01 Đơn chiều 2013 15,672 1,932 12,33 6,445 1,819 28,22 Đơn chiều 2014 15,677 1,573 10,03 6,760 1,476 21,83 Đơn chiều 2015 15,834 1,230 7,77 6,985 1,167 16,71 Đơn chiều 3,921 24,76 3,710 53,11 Đa chiều 2016 16,205 3,645 22,49 7,210 3,443 47,75 Đa chiều

- Trong giai đoạn 2011 – 2015 (theo chuẩn nghèo cũ), số hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm từ 21,63% năm 2011 xuống còn 7,77% năm 2015, bình quân giảm 3,47%/năm. Trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trong 5 năm là 1.729 hộ (năm 2011 số hộ nghèo dân tộc thiểu số toàn huyện là 2.896 hộ, đến năm 2015 giảm còn 1.167 hộ), đạt 120% kế hoạch đề ra.

- Theo chuẩn nghèo mới, sau khi điều tra rà soát hộ nghèo theo phƣơng pháp tiếp cận đa chiều, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu lớn hơn năm 2011 và các năm trƣớc đó với 3.710 hộ, chiếm tỷ lệ 53,11% tổng số hộ dân tộc thiểu số toàn huyện. Kết quả giảm nghèo trong năm 2016, đã giảm đƣợc 276 hộ nghèo dân tộc thiểu số.

- Tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số và hộ ngƣời Kinh chênh lệch nhau quá lớn. Năm 2011, hộ nghèo cả huyện là 3.100 hộ, trong đó, số hộ nghèo ngƣời Kinh chỉ có 204 hộ, còn hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 2.896 hộ, chiếm 93,4%; năm 2015 (theo tiêu chí mới) tỷ lệ hộ nghèo cả huyện 24,76%, trong đó, tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 94,6%.

Mặc dù đạt đƣợc những kết tích quan trọng trong công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhƣng do mức sống giữa hộ nghèo và hộ không nghèo vùng dân tộc thiểu số chênh lệch nhau không nhiều, nên khi thay đổi về chuẩn nghèo, thì hộ nghèo dân tộc thiểu số vẫn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số hộ nghèo của huyện.

2.4.2. Một số tồn tạ , ạn ế

Qua công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Đăk Hà trong giai đoạn 2011-2015 và năm 2016, có thể rút ra các tồn tại, hạn chế nhƣ sau:

- Công tác điều tra, khảo sát để nắm chắc số lƣợng hộ nghèo dân tộc thiểu số chƣa đảm bảo, vì vậy việc đề ra các chƣơng trình, kế hoạch giảm nghèo còn nhiều bất cập. Một số địa phƣơng do cán bộ giảm nghèo, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ xã đến huyện chƣa thật sự sát địa bàn hoặc do sự

nể nang, chƣa thật sự khách quan, cho nên đƣa vào danh sách hộ nghèo dân tộc thiểu số chƣa thật sự chính xác và còn bỏ sót nhiều hộ thật sự nghèo.

- Kết quả giảm nghèo chƣa bền vững, số hộ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao. Từ năm 2011 đến năm 2015, số hộ tái nghèo và phát sinh nghèo dân tộc thiểu số là 418 hộ, riêng năm 2016 là 340 hộ.

- Cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ bản nhƣ giáo dục, y tế, nhà ở, nƣớc sạch và vệ sinh, thông tin… của hộ nghèo dân tộc thiểu số còn thấp.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức đối với ngƣời nghèo dân tộc thiểu số chƣa thƣờng xuyên, nhiều thông tin chƣa đến với ngƣời dân, nhất là thông tin về chính sách, quyền lợi, trách nhiệm của hộ nghèo, ngƣời nghèo. Điều này dẫn đến sự ỷ lại của hộ nghèo dân tộc thiểu số, không chịu phấn đấu làm ăn vƣơn lên thoát nghèo. Công tác phát hiện, xây dựng, nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh nghiệm làm ăn, các gƣơng điển hình trong nỗ lực thoát nghèo, vƣơn lên làm giàu chƣa đƣợc chú trọng.

- Hoạt động của Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo từ huyện đến các xã hiệu quả chƣa cao.

- Nguồn lực thực hiện chƣơng trình giảm nghèo trong giai đoạn qua có tăng lên nhƣng chƣa đáp ứng với nhu cầu đầu tƣ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số; việc lồng ghép các dự án, chƣơng trình giảm nghèo chƣa đồng bộ, hiệu quả chƣa cao.

- Nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội dành cho hộ nghèo dân tộc thiểu số đƣợc bổ sung tăng lên, nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, vẫn còn hộ nghèo chƣa đƣợc tiếp cận vốn vay, bên cạnh nguyên nhân khách quan là do có hộ không có nhu cầu vay thì một phần là do việc xét duyệt cho vay chƣa chính xác. Công tác quản lý vốn sau khi vay còn hạn chế nên dẫn đến nhiều hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích, hiệu quả thấp, chây ỳ không chịu trả nợ…

hạn chế. Vai trò trung gian làm cầu nối giữa các cấp chính quyền với các doanh nghiệp trong đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho ngƣời lao động chƣa đƣợc phát huy.

Nhƣ vậy, công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện, giai đoạn 2011 - 2016 vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế từ công tác khảo sát hộ nghèo, tuyên truyền, vận động đến tổ chức thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo.

2.4.3. Nguyên n ân ủ n ững ạn ế

- Những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa trên địa bàn huyện dẫn đến tình trạng tăng dân số cơ học với chất lƣợng cuộc sống thấp, gây áp lực lớn trong việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phƣơng, trong đó có công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Trình độ học vấn của ngƣời nghèo dân tộc thiểu số nói chung còn thấp, còn nhiều phong tục, tập quán còn lạc hậu, nên việc tiếp thu kiến thức xã hội, cũng nhƣ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Trong lao động thiếu kỹ năng, một số hộ nghèo lƣời lao động hoặc chỉ muốn làm công việc nhẹ nhàng, có tƣ tƣởng trông chờ ỷ lại, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình, ý thức phấn đấu để vƣơn lên thoát nghèo kém.

- Số hộ nghèo dân tộc thiểu số thƣờng rơi vào những hộ gia đình đông con, gia đình chính sách, gia đình tàn tật, thƣờng xuyên đau ốm, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, ngƣời già… nên không có sức lao động, không có thu nhập hay thu nhập thấp dẫn đến khó có khả năng thoát nghèo.

- Kinh tế của huyện đạt tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao, nhƣng quy mô còn nhỏ, sức cạnh tranh và hiệu quả trên một số lĩnh vực còn thấp, chất lƣợng tăng trƣởng chƣa cao. Do vậy, khả năng huy động các nguồn lực để giải quyết các mục tiêu trong công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.

- Một số cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể cơ sở chƣa thật sự nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo nên thiếu sự quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các chƣơng trình giảm nghèo. Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho ngƣời nghèo dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế; thành viên Ban chỉ đạo công tác giảm nghèo đa số hoạt động kiêm nhiệm, hạn chế về thời gian và năng lực thực hiện chƣơng trình giảm nghèo, có thành viên chƣa quan tâm sâu sát cơ sở đƣợc phân công phụ trách.

- Cơ chế chính sách, hƣớng dẫn của Bộ, ngành ở Trung ƣơng chậm, chƣa đồng bộ và thƣờng xuyên thay đổi; một số cán bộ cấp cơ sở năng lực, trình độ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ; đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác giảm nghèo ở một số xã đa số chƣa đƣợc đào tạo chuyên môn, lại ít am hiểu địa bàn, chế độ phụ cấp còn quá thấp nên chƣa động viên đƣợc tinh thần tích cực trong công việc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Nội dung Chƣơng 2 nêu khái quát đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Đăk Hà trong thời gian qua, nhƣ về diện tích, dân số, cơ cấu các ngành kinh tế, đặc điểm các dân tộc thiểu số… Nội dung chính của Chƣơng đã nêu đƣợc thực trạng nghèo của huyện giai đoạn 2011-2016 và trong đồng bào dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, đời sống của ngƣời nghèo dân tộc thiểu số đã từng bƣớc đƣợc cải thiện, công tác giảm nghèo của huyện đã đƣợc nhiều kết quả quan trọng từ công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; tạo điều kiện tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản đến công tác tổ chức thực hiện. Đã góp phần tích cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Tuy nhiên công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, số hộ thoát nghèo chƣa bền vững, số hộ nghèo phát sinh và nguy cơ tái nghèo cao; việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo chƣa đảm bảo; công tác tổ chức thực thiện giảm nghèo còn nhiều bất cập… từ đó nêu đƣợc các nguyên nhân của những tồn tại hạn chế, làm cơ sở đề xuất phƣơng hƣớng, giải pháp giảm nghèo nhanh và hiệu quả cho đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ

3.1. DỰ BÁO XU HƢỚNG THOÁT NGHÈO VÀ MỤC TIÊU GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN ĐĂK HÀ ĐẾN NĂM 2025

3.1.1. Dự báo về xu ƣớng t oát ng èo ủ đồng bào ân tộ t ểu số đến năm 2025

Xuất phát từ thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số của huyện Đăk Hà, tác giả đƣa ra một số dự báo sau:

Một là, tốc độ giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng có xu hƣớng chậm lại. Bởi vì, càng về những năm sau những hộ không thoát nghèo thƣờng là những hộ có thu nhập quá thấp; việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản không đảm bảo, cho nên rất khó khăn trong công tác giảm nghèo đối với những hộ này.

Hai là, khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản và tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản giữa thành thị và nông thôn, giữa cƣ dân vùng sâu, vùng xa với vùng thuận lợi, giữa dân tộc Kinh với dân tộc thiểu số trên địa bàn có xu hƣớng ngày càng tăng.

Ba là, nguy cơ tái nghèo tăng, do thu nhập bình quân trong đồng bào dân tộc thiểu số nhìn chung vẫn thấp, tỷ lệ cận nghèo vẫn còn cao; hơn nữa vùng dân tộc thiểu số chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên rất dễ tái nghèo hoặc phát sinh nghèo khi họ gặp thiên tai, bão lũ, mất mùa, ốm đau, bệnh tật, rủi ro…

Thực tế cho thấy, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho sản xuất, nguồn lực đầu tƣ còn hạn chế, cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển, công tác giảm nghèo

chƣa thực sự bền vững. Hơn nữa, dự kiến chuẩn nghèo mới, giai đoạn 2021 – 2025, số hộ nghèo trên địa bàn huyện Đăk Hà tăng lên chiếm khoảng 26%, số hộ dân tộc thiểu số chiếm khoảng 95%, trong đó 04 xã đặc biệt khó khăn của huyện tỷ lệ hộ nghèo chiếm trên 50%. Mặt khác theo các nhà chuyên môn thời tiết trong những năm tới còn diễn biến phức tạp, công tác giảm nghèo sẽ còn nhiều khó khăn nếu chỉ trông chờ vào sản xuất nông nghiệp giản đơn. Trong khi đó, việc dạy nghề cho lao động nông thôn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động cho đồng bào dân tộc thiểu số đã đƣợc huyện chú trọng nhƣng kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Bởi vì tồn tại nhiều nguyên nhân nhƣ: ngƣời dân tộc thiểu số có tâm lý ngại đi làm ăn xa, không có ý thức kỷ luật lao động hoặc trình độ lao động thấp, không đủ sức khỏe hoặc do quá nghèo không dám vay vốn để tham gia xuất khẩu lao động…

Những xu hƣớng trên là những thách thức lớn đối với huyện, đòi hỏi việc tổ chức, triển khai công tác giảm nghèo từ huyện đến cơ sở trong giai đoạn 2017 – 2025 phải tập trung xác định mục tiêu, quan điểm, phƣơng hƣớng và những giải pháp đồng bộ, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt nhằm đem lại hiệu quả thiết thực nhất.

3.1.2. Mụ t êu g ảm ng èo o đồng bào ân tộ t ểu số uyện Đă Hà đến năm 2025

Qua nghiên cứu Kế hoạch giảm nghèo của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà, giai đoạn 2016 - 2020 và tình hình thực tế của địa phƣơng, tác giả đề ra mục tiêu giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2025 nhƣ sau:

a. Mục tiêu tổng quát

Thúc đẩy giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nhanh, toàn diện, hạn chế tái nghèo; cơ bản đáp ứng khả năng tiếp cận của hộ nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản. Tạo điều kiện, cơ hội để ngƣời nghèo, hộ nghèo, cộng đồng nghèo dân tộc thiểu số ổn định về kinh kế, đa dạng hóa thu nhập. Tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng thiết yếu phụ vụ phát triển kinh tế - xã

hội, cải thiện chất lƣợng cuộc sống ở các thôn, xã đặc biệt khó khăn. Hạn chế tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn, giữa vùng thuận lợi với vùng khó khăn, giữa ngƣời Kinh với ngƣời dân tộc thiểu số.

b. Một số chỉ tiêu cụ thể

- Phấn đấu giảm tỷ lệ nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số từ 4 - 5%/năm, (riêng các thôn, xã đặc biệt khó khăn giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 6 – 8%/năm) theo tiêu chí giảm nghèo đa chiều; thu nhập bình quân đầu ngƣời của hộ nghèo dân tộc thiểu số tăng gấp 3 lần so với cuối năm 2016.

- 100% thôn, làng vùng dân tộc thiểu số có đƣờng trục giao thông đƣợc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện đắk hà, tỉnh kon tum (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)