6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.2. Hoàn thiện giai đoạn đào tạo
a. Hoàn thiện công tác lựa chọn đối tượng được đào tạo
việc đào tạo và gây mất thời gian cho người lao động. Vì vậy khâu chọn đào tạo lao động, Khu phức hợp cần phải tuyển và xem xét kỹ càng. Để xác định đối tượng cần đào tạo, cần phải cân nhắc lựa chọn đối tượng đào tạo phù hợp với mục đích của Khu phức hợp và khả năng của các đối tượng đào tạo để có được kết quả đào tạo tốt nhất. Tùy theo yêu cầu, mục đích của chương trình đào tạo mà Khu phức hợp nên lựa chọn đối tượng đào tạo là những đối tượng nào, cụ thể:
- Đối với cán bộ quản lý, quản lý trung gian: tập trung đào tạo các kỹ năng mềm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vì trong xu thế hội nhập ngày nay, các nhà quản lý đòi hỏi không chỉ có kiến thức chuyên môn mà cần phải có tầm nhìn, khả năng phán đoán, khả năng lãnh đạo và sử dụng người để thực hiện tốt các chức năng quản lý của mình. Hiện nay, đội ngũ quản lý của Khu phức hợp về trình độ thì hầu hết chỉ dừng ở trình độ đại học, số lượng cán bộ quản lý có trình độ sau đại học còn ít so với tiêu chuẩn những đối tượng này cần tăng cường đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn quản lý hơn nữa.
- Đối với chuyên viên, CNCNV làm nghiệp vụ tại các phòng ban: các cán bộ nhân viên này hầu hết có trình độ từ cao đẳng đến đại học được phân bổ vào những vị trí phù hợp. Tuy nhiên với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, mục tiêu của tổ chức và sự phát triển của tri thức thì những kiến thức đã có nếu không được cập nhật bổ sung sẽ trở nên lạc hậu. Vì vậy, đối với đội ngũ CBCNV cũng cần thường xuyên được tiến hành đào tạo lại, cập nhật thêm những kiến thức mới về hành chính. Bên cạnh đó, Khu phức hợp nên quan tâm, sàng lọc những nhân viên có năng suất lao động thấp và chuyển họ sang những bộ phận khác để phù hợp với trình độ và khả năng của nhân viên. Đồng thời đối với những nhân viên có biểu hiện tốt, có khả năng cần được bồi dưỡng và đào tạo cho đội ngũ kế cận trong tương lai của Khu phức hợp.
vận hành các thiết bị tại các nhà máy của Khu phức hợp theo đúng quy trình. Bên cạnh đó, việc thay đổi liên tục về khoa học công nghệ, nên việc đào tạo những công nghệ và kỹ thuật mới cần phải thực hiện định kỳ để cập nhật kiến thức cho quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, đối với đội ngũ này cần mở rộng đào tạo thêm về an toàn lao động đểđảm bảo trong quá trình trực tiếp sản xuất.
b. Hoàn thiện việc xây dựng nội dung đào tạo và phương pháp đào tạo - Hoàn thiện xây dựng nội dung đào tạo
Trong các chương trình và nội dung đào tạo của Khu phức hợp, người lao động có những kiến thức chuyên môn là chủ yếu. Cần phải cho người lao động tìm hiểu về văn hóa của doanh nghiệp. Khu phức hợp nên tiến hành các hoạt động giáo dục cho họ thấy được những truyền thống tốt đẹp và những mặt mạnh của công ty. Mặt khác, phải làm cho mỗi người lao động nhận thức rõ được những khó khăn, cạnh tranh trong ngành để họ hiểu rằng mình phải làm việc với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất mới có được chỗ đứng, thu nhập cho bản thân và góp phần đưa doanh nghiệp phát triển mạnh lên.Cầnxây dựng nội dung đào tạo cho từng nhóm đối tượng theo một số quy định chungvề kiến thức, kỹ năng và thái độ như sau:
+ Nội dung kiến thức và kỹ năng cần thiết nâng cao năng lực đối với cấp quản lý, quản lý trung gian:
Kiến thức: Yêu cầu người quản lý phải có trình độ đại học trở lên , tốt nghiệp đúng chuyên ngành đang quản lý hoặc đã qua lớp đào tạo bôi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đang quản lý từ 6 tháng trở lên; am hiểu về ngành công nghệ ô tô, cơ khí chế tạo máy.
Kỹ năng: Có khả năng thiết kế hoạch định, chiến lược, tổ chức điều hành kinh doanh; khả năng điều hành, quản lý nhóm; khả năng phân công nhiệm vụ; khả năng giao tiếp, làm việc nhóm; Khả năng phân tích báo cáo, phân tích tình hình hoạt động kinh
doanh và khả năng tổ chức điều hành hoạt động của đơn vị; khả năng xây dựng và giải quyết các mối quan hệ công tác; khả năng thuyết trình và phát biểu.
Thái độ: Có ý thức trách nhiệm; có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp; khả năng làm việc nhóm; có phương pháp làm việc khoa học, có khả năng tư duy sáng tạo.
+ Nội dung kiến thức và nâng cao năng lực cho chuyên viênvà CBNV làm nghiệp vụ tại các phòng ban:
Kiến thức: Yêu cầu phải có trình độ từ cao đẳng trở lên, tốt nghiệp đúng chuyên ngành đang thực hiện hoặc đã qua lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành đang thực hiện từ 3 tháng trở lên; am hiểu công việc đang làm và hoạt động của đơn vị. Chuyên ngành quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, kinh tế lao động, hành chính học, Luật, kế toán…
Kỹ năng: Có khả năng soạn thảo văn bản, ban hành, lưu trữ văn bản, quản lý thông tin, sử dụng con dấu. Bảo mật các thông tin, hồ sơ, chứng từ thuộc phạm vi quản lý. Khả năng phân tích, tổng hợp báo cáo.Có kiến thức cơ bản và có khả năng lập và triển khai kế hoạch, dự án.Sử dụng vi tính thành thạo (các phần mềm ứng dụng); khả năng xây dựng chương trình, lập kế hoạch.
Thái độ: Có tư duy hệ thống, thái độ làm việc tích cực, trung thực, trách nhiệm và chấp hành kỷ luật lao động.Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động. Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
+ Nội dung kiến thức và nâng cao năng lực cho công nhân trực tiếp sản xuất
Kiến thức: Chuyên ngành cơ khí chế tạo máy, cơ khí động lực, điên công nghiệp, điện tử, hóa, xây dựng…
Kỹ năng: Lựa chọn đúng và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ, thiết bị trong ngành ô tô. Thực hiện công việc tháo, lắp, kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa các cơ cấu và các hệ thống cơ bản trong ôtô đúng quy trình kỹ thuật và đảm bảo an toàn lao động. Thực hiện được công việc kiểm tra, chẩn đoán và khắc phục các sai hỏng của các hệ thống điều khiển bằng trong ôtô.Lập được quy trình kiểm tra, chẩn đoán, bảo dưỡng và sửa chữa ôtô đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật và an toàn;
Thái độ: Có tư duy hệ thống, thái độ làm việc tích cực, trung thực, trách nhiệm và chấp hành kỷ luật lao động.Có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao động, lao động có kỹ thuật, có chất lượng và năng suất cao. Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu của công việc.
- Hoàn thiện việc áp dụng các phương pháp đào tạo
Khu phức hợp nên áp dụng một số phương pháp đào tạo mới, hiện đại cho cán bộ quản lý, công nhân trực tiếp sản xuất như các phương pháp đào tạo truyền thống kết hợp các dụng cụ nghe nhìn, mô phỏng để giúp người lao động tiết kiệm hơn với máy móc kỹ thuật hiện đại. Cần áp dụng một số phương pháp dạy học tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, giúp cho các học viên sẽ đóng vai trò chủ động, là trung tâm trong việc tìm hiểu tri thức mới, tự quyết định phong cách, nhịp độ của việc học, đồng thời biết vận dụng tốt kiến thức vào công việc thực tiễn, có thể tìm ra cách giải quyết mới hữu hiệu, độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, làm theo mẫu hướng dẫn, cụ thể có thể áp dụng một số phương pháp sau:
huống để người học nghiên cứu tình huống, tìm giải pháp để thực hiện sau đó bảo vệ và rút ra nhận thức từ tình huống đó.Các bước tiến hành như sau:
Bước 1. Giới thiệu tình huống;
Bước 2. Người học nghiên cứu tình huống; Bước 3. Tìm giải pháp cho tình huống; Bước 4. Giới thiệu và bảo vệ giải pháp; Bước 5. Bài học rút ra từ tình huống.
+ Phương pháp làm việc theo nhóm: Là phương pháp mà người dạy chuẩn bị nội dung làm việc cho nhóm, giao nhiệm vụ cho từng nhóm để người học tự làm việc theo nhóm, tìm ra biện pháp sau đó báo cáo kết quả, chia sẽ thông với nhau và cuối cùng người dạy đánh giá, tổng kết.Các bước tiến hành như sau:
Bước 1. Chuẩn bị nội dung làm việc nhóm; Bước 2. Giao nhiệm vụ nhóm;
Bước 3. Chia nhóm;
Bước 4. Người học làm việc nhóm;
Bước 5. Trình bày kết quả làm việc nhóm; Bước 6. Giảng viên tổng kết, bổ sung.
+ Phương pháp mảnh ghép: Là phương pháp mà người dạy chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm chuyên sâu và nhóm mảnh ghép.
Giai đoạn 1: “Nhóm chuyên sâu”
• Chia học viên thành các nhóm nhỏ (khoảng từ 3 đến 6 em);
• Nghiên cứu, thảo luận đảm bảo cho mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững và có khả năng trình bày lại được các nội dung đã nghiên cứu.
Giai đoạn 2: “Nhóm mảnh ghép”
• Học viên từ các nhóm chuyên sâu khác nhau hợp lại thành các nhóm mới, gọi là “nhóm mảnh ghép”;
• Từng học viên sẽ lần lượt trình bày lại cho các bạn trong nhóm mới nghe về nội dung mình đã được nghiên cứu, tìm hiểu từ nhóm chuyên sâu;
• Nhiệm vụ mới được giao cho các “nhóm mảnh ghép”.
+ Phương pháp đóng vai: Là phương pháp mà người Giảng viên biên soạn kịch bản, chọn diễn viên và giao nhiệm vụ cho diễn viên thực hiện đóng vai, trao đổi với người học về vở diễn và cuối cùng người dạy đưa ra nhận xét và tổng kết. Các bước tiến hành như sau:
Bước 1. Biên soạn kịch bản;
Bước 2. Chọn diễn viên và giao nhiệm vụ cho diễn viên; Bước 3. Thực hiện đóng vai;
Bước 4. Trao đổi với người học về vỡ diễn; Bước 5. Giảng viên tổng kết.
+ Phương pháp dạy học theo dự án: Là phương pháp người dạy lập kế hoạch cho dự án, người học thực hiện theo kế hoạch đã đưa ra và sau thời gian thực hiện dự án mà Giảng viên quy định các nhóm báo cáo kết quả thực hiện trước hội đồng nghiệm thu (hoặc Giảng viên hướng dẫn). Các bước tiến hành như sau:
Bước 1. Lập kế hoạch; Bước 2. Thực hiện dự án; Bước 3. Tổng hợp kết quả.
Ngoài ra, để công tác đào tạo đạt hiệu quả cao nhất thì Khu phức hợp cần lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp với từng nhóm đối tượng ngành nghề, cụ thể như sau:
+ Đối với nhóm cán bộ quản lý
Đào tạo trong công việc: đội ngũ quản lý của Khu phức hợp cũng cần được đào tạo trong công việc với hình thức luân chuyển vị trí
công tác sẽ giúp cho nhà quản trị mở rộng tầm hiểu biết, tạo áp lực về khả năng thích ứng với vị trí công tác mới, tích lũy được nhiều kiến thức thông qua giải quyết công việc. Qua đó, người học cũng có thể tìm được vị trí công tác thích hợp nhất của mình trong doanh nghiệp phù hợp với khả năng của họ.
Đào tạo ngoài công việc: hiện nay các nhà quản trị cấp cao hầu hết là những người có trình độ đại học, thạc sỹ. Tuy nhiên với môi trường kinh doanh luôn thay đổi, cùng với sự lớn mạnh về quy mô từng ngày của công ty cũng đòi hỏi các nhà quản lý phải có năng lực cao hơn nữa về cả trình độ chuyên môn lẫn khả năng quản lý. Vì thế Khu phức hợp cần có kế hoạch lựa chọn đối tượng và tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho họ tham gia các lớp đào tạo để nâng cao thêm trình độ chuyên môn, đồng thời lựa chọn và thiết kế các khóa đào tạo ngắn hạn trang bị cho cán bộ quản lý về khoa học quản lý nhằm trang bị những kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề, xây dựng đội nhóm, tư duy hệ thống, quản lý thời gian…
+ Đối với chuyên viên và CBCNV làm nghiệp vụ
Đào tạo trong công việc: đối với CBCNV tại các phòng ban thì hình thức đào tạo trong công việc nên áp dụng cụ thể các hình thức sau:
• Kèm cặp, chỉ dẫn công việc: theo báo cáo của Khu phức hợp tình hình nhân sự thường xuyên biến động, số lượng nhân viên nghỉ việc hàng năm cũng tương đối cao cho nên Khu phức hợp cũng thường xuyên tuyển dụng thêm những lao động mới. Cho nên, việc áp dụng phương pháp đào tạo này với sự hướng dẫn của các nhân viên cũ, để họ làm quen với công việc nhanh chóng hơn, quá trình học việc được rút ngắn do đó giảm được
chi phí đào tạo cho Khu phức hợp.
• Luân chuyển công việc: đối với nhân viên, khi luân phiên thay đổi công việc sẽ giúp đào tạo cho họ nhiều kỹ năng làm việc, tránh tình trạng trì trệ, nhàm chán khi làm một công việc, tạo điều kiện cho họ thích ứng với các công việc khác nhau để từ đó họ phát hiện ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và có kế hoạch đầu tư cho công việc phù hợp.
Đào tạo ngoài công việc: Khu phức hợp nên thường xuyên mở các lớp tập huấn bồi dưỡng ngắn hạn ngoài công việc nhằm củng cố và cập nhật những kiến thức mới cho CBCNV tại các phòng ban để nâng cao hiệu quả làm việc.
+ Đối với công nhân sản xuất trực tiếp
Đào tạo trong công việc: là phương pháp đào tạo thích hợp nhất đối với lao động trực tiếp tại các nhà máy. Để công tác đào tạo khoa học và hiệu quả Khu phức hợp nên áp dụng phương pháp đào tạo 3 bước cơ bản như sau:
• Bước 1: Học tập quy trình, quy định chung tại Khu phức hợp • Bước 2: Đào tạo cơ bản công việc tại đơn vị cơ sở
• Bước 3: Phân công cán bộ, nhân viên lành nghề kèm cặp, chỉ việc tại cấp tổ sản xuất cho người học thực hiện cho đến khi thành thạo.
Quá trình đào tạo này kéo dài khoảng 4 tuần, tuy nhiên tùy theo độ phức tạp khác nhau của công việc mà thời gian cũng thay đổi theo, với những công việc mang tính phức tạp cao thì có thể kéo dài khoảng 2 tháng ở phân xưởng. Phương pháp đào tạo này sẽ giúp cho người lao động nhanh chóng làm quen với công việc, đảm bảo sản xuất an toàn dưới sự giám sát, kèm cặp của lớp đàn anh đi trước. Đồng thời với tình hình khủng hoảng kinh tế thì hiện nay đây là
phương pháp giúp Khu phức hợp giảm thiểu chi phí đào tạo hiệu quả nhất.
Đào tạo ngoài công việc: hàng năm Khu phức hợp cũng nên tổ chức các hình thức đào tạo ngoài công việc, thông qua việc định kỳ mỗi năm tổ chức một đợt các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghề thi giữ bậc, nâng bậc cho công nhân trực tiếp. Bên cạnh đó, nên tổ chức bồi dưỡng các lớp nghiệp vụ ngắn ngày và cử nhân viên tham dự các lớp đào tạo giới thiệu làm quen với các thiết bị mới, tham gia hội thảo chuyên đề, tham quan học hỏi tại các đơn vị bạn.