8. Kết cấu luận văn
3.2. DỮ LIỆU VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
3.2.1. Dữ liệu
Đề tài sử dụng dữ liệu bảng - số liệu của 18 doanh nghiệp ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 5 năm từ năm 2009-2013 để phân tích ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Số quan sát là 360 quan sát. Dữ liệu về cấu trúc tài chính, hiệu quả tài chính được lấy từ báo cáo tài chính đã kiểm toán công bố trên trang thông tin chính thức của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
58 nghiên cứu bởi vì những ưu điểm như:
- Loại dữ liệu này liên quan đến nhiều thông tin của cùng một đối tượng nghiên cứu trong một giai đoạn thời gian nên bao hàm những đặc điểm riêng khác nhau cho các đối tượng nghiên cứu khác nhau. Chính vì vậy mà với những kỹ thuật ước lượng đối với loại dữ liệu này có thể cho phép chúng ta xem xét sự khác biệt của những đặc điểm riêng không quan sát được của các đối tượng khác nhau (ví dụ như khác biệt văn hoá giữa các quốc gia hay sự khác biệt về triết lý kinh doanh giữa các doanh nghiệp, khác biệt về đặc điểm doanh nghiệp và môi trường kinh doanh…) một cách rõ ràng bằng việc đưa thêm vào bên trong mô hình những biến số chỉ định riêng cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng nghiên cứu.
- Việc kết hợp các giá trị quan sát theo thời gian khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau làm cho loại dữ liệu này chứa đựng nhiều thông tin có giá trị hơn, biến đổi hơn, giảm hiện tượng tự tương quan trong các biến của mô hình, bậc tự do cao hơn và sẽ hiệu quả hơn trong việc xử lý các mô hình.
Hầu hết các nghiên cứu ở Việt Nam nêu trên đều áp dụng phương pháp phân tích hồi qui dữ liệu chéo dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất nhằm tìm ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.
Tuy nhiên mô hình OLS dữ liệu chéo lại ràng buộc quá chặt về không gian và thời gian, các hệ số hồi quy không đổi theo cả không gian và thời gian, có thể làm mất đi ảnh hưởng thật của biến độc lập lên biến phụ thuộc dẫn đến kết quả mô hình không phù hợp trong điều kiện thực tế. Chính vì vậy nghiên cứu áp dụng hai mô hình: mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) và mô hình ảnh hưởng cố định (FEM).
3.2.2. Quy trình nghiên cứu
59
Bước 1: Thu thập dữ liệu
Nghiên cứu cấu trúc vốn được thực hiện thông qua việc thu thập số liệu của các doanh nghiệp ngành khai khoáng qua 5 năm từ năm 2009 đến năm 2013. Từ đó, tập hợp, sàng lọc để lựa chọn những doanh nghiệp đảm bảo những yêu cầu về mặt số lượng và đại diện cho các doanh nghiệp trong ngành. Tại thời điểm nghiên cứu có tất cả 35 doanh nghiệp được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Để đảm bảo yêu cầu về số liệu, mẫu quan sát gồm 18 doanh nghiệp ngành khai khoáng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013. Dữ liệu thống kê được thu thập và tổng hợp từ các bảng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp qua các năm.
Ưu điểm của mẫu nghiên cứu:
Đây là những doanh nghiệp cổ phần hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đủ điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nên có những tương đồng tạo ra tính chất đồng đều cho mẫu nghiên cứu.
Những doanh nghiệp này có đầy đủ số liệu tương đối tin cậy phục vụ cho quá trình nghiên cứu vì các thông tin được nêu trong báo cáo tài chính là những số liệu đã được kiểm toán. Bên cạnh đó, các quyết định đầu tư và tài trợ hoàn toàn dựa trên cơ sở hiệu quả hoạt động kinh doanh và đặc thù của doanh nghiệp mà không chịu sự chi phối trực tiếp bởi Nhà nước, do đó việc nghiên cứu sẽ khách quan hơn.
Hạn chế của mẫu nghiên cứu:
Số lượng các doanh nghiệp được lựa chọn nghiên cứu chỉ có 18 trên tổng số 35 doanh nghiệp niêm yết làm ảnh hưởng đến tính khái quát của
60
kết quả nghiên cứu. Từ đó kết quả phân tích có thể chưa thể hiện được toàn cảnh của ngành khai khoáng.
Bước 2: Ước lượng mô hình ban đầu
Ước lượng lần lượt các mô hình hồi quy với ảnh hưởng cố định - FEM, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên – REM để chọn ra mô hình thích hợp. Từ kết quả của mô hình được chọn để đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp nghiên cứu.
Bước 3: Kiểm định mô hình
Hausman test là một công cụ trong việc chọn phương pháp tốt nhất giữa FEM và REM. Kiểm định Hausman nhằm lựa chọn mô hình FEM hay REM phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu trên giả định:
H0: Ước lượng FEM và REM không khác nhau đáng kể H1: Ước lượng FEM và REM là khác nhau
Nếu P-value <0,05, bác bỏ H0. Khi đó REM là không hợp lý, nên lựa chọn FEM.
Kiểm định T-test, F-test.
Tính hệ số xác định R2 và hệ số xác định hiệu chỉnh để đo lường mức độ phù hợp của mô hình.
Bước 4: Kiểm định các giả thuyết Bước 5: Tóm tắt kết quả và kết luận
61