8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. THU THẬP, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
2.3.1. Thu thập dữ liệu
Dữ liệu đƣợc thu thập từ thuyết minh BCTC hợp nhất từ năm 2012 đến năm 2016 đƣợc lập theo cả VAS và IFRS của Tập đoàn Vingroup. Các dữ liệu đƣợc thu thập cho từng giao dịch HNKD theo mẫu đƣợc trình bày ở Bảng 2.3. Việc thiết kế các nội dung trong phiếu căn cứ vào các chỉ tiêu để đánh giá mức độ ghi nhận và mức độ tuân thủ đã trình bày ở trên.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Vingroup từ năm 2012 đến năm 2016 đƣợc thu thập từ trang web của Tập đoàn [20], [21].
2.3.2. Xử lý và phân tích dữ liệu
Sau khi thu thập các báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn, các dữ liệu có liên quan đến các chỉ tiêu dùng đánh giá đƣợc xử lý bằng tay, sau đó đƣợc nhập vào phần mềm Excel và SPSS 16. Việc tính toán các chỉ tiêu thống kê có liên quan sau đƣợc thực hiện thông qua phần mềm Excel và SPSS 16. Kết quả phân tích đƣợc trình bày ở nội dung tiếp theo.
47
Bảng 2.3. Phiếu thu thập kết quả ghi nhận và công bố thông tin về LTTM và TSVH khác của các giao dịch HNKD
STT Nội dung Kiểu
dữ liệu
Giá trị VAS 11 IFRS 3
1 Tên giao dịch HNKD (tên bên bị mua) Chuỗi
2 Ngày đạt đƣợc quyền kiểm soát Ngày
3 Giá phí hợp nhất (giá mua) (triệu đồng) Số 4 Giá trị LTTM đƣợc ghi nhận (triệu đồng) Số 5 Giá trị TSVH khác đƣợc ghi nhận riêng biệt từ LTTM (triệu đồng) Số
Việc tuân thủ công bố các thông tin tại ngày HNKD (Tuân thủ: 1; Không tuân thủ: 0; Không áp dụng: N/A) 6 Tên và diễn giải liên quan đến các bên tham gia HNKD Số
7 Ngày mua Số
8 Tỷ lệ % công cụ vốn có quyền biểu quyết đƣợc mua Số 9 Những lý do chính của việc HNKD và mô tả cách bên mua đạt đƣợc quyền kiểm
soát đối với bên bị mua
Số N/A 10 Giá phí HNKD; số lƣợng và GTHL của công cụ vốn của bên mua Số
48
STT Nội dung Kiểu
dữ liệu
Giá trị VAS 11 IFRS 3
11 Giá trị đƣợc ghi nhận tại ngày mua cho từng loại tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng của bên bị mua
Số
12 Lợi ích của CĐKKS Số
13 Phƣơng pháp đo lƣờng lợi ích của CĐKKS Số N/A 14 Đối với HNKD nhiều giai đoạn: GTHL tại ngày mua của những lần mua trƣớc đó;
giá trị của các khoản lãi hay lỗ do đánh giá lại các khoản này theo GTHL tại ngày mua.
Số N/A
15 Khoản vƣợt trội (bất lợi thƣơng mại) đƣợc ghi nhận Số
16 Giải thích lý do có khoản bất lợi thƣơng mại Số N/A 17 Các yếu tố cấu thành giá phí là kết quả của việc ghi nhận LTTM, nhƣ là kỳ vọng từ
việc HNKD, các TS vô hình chƣa đƣợc ghi nhận tách riêng khỏi LTTM,…
Số
18 Giá trị LTTM dự định đƣợc khấu trừ với mục đích thuế; Số N/A 19 Các thông tin trên phải công bố cho từng giao dịch HNKD riêng biệt và chỉ trình
bày tổng thể đối với các giao dịch HNKD không trọng yếu
49
STT Nội dung Kiểu
dữ liệu
Giá trị VAS 11 IFRS 3
Việc tuân thủ các thông tin trình bày ở các kỳ sau ngày HNKD (Tuân thủ: 1; Không tuân thủ: 0; Không áp dụng: N/A)
20 Thời gian phân bổ LTTM Số N/A
21 Phƣơng pháp phân bổ LTTM và lý do nếu không phải phƣơng pháp đƣờng thẳng Số N/A 22 Giá trị LTTM phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh Số N/A 23 Bảng đối chiếu giá trị ghi sổ của LTTM đầu kỳ và cuối kỳ Số
24 Thông tin về giá trị thu hồi và đánh giá tổn thất LTTM trong kỳ theo IAS 36 Số N/A 25 Tổng giá trị và giải thích cho các khoản lãi hoặc lỗ trong kỳ liên quan đến TSVH có
thể xác định đƣợc trong hợp nhất kinh doanh.
Số N/A 26 Các thông tin liên quan đến thay đổi LTTM (của các giao dịch HNKD đã xảy ra kỳ
trƣớc) trong kỳ đƣợc trình bày tổng thể
Số 27 Các thông tin liên quan đến thay đổi của TSVH khác (của các giao dịch HNKD đã
xảy ra kỳ trƣớc) trong kỳ đƣợc trình bày tổng thể
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chƣơng 2 đã xây dựng tiến trình nghiên cứu mức độ ghi nhận và công bố thông tin về LTTM và TSVH khác trong HNKD cho trƣờng hợp của Tập đoàn Vingroup, bao gồm: thiết lập các chỉ tiêu đánh giá mức độ ghi nhận LTTM và TSVH khác trong hợp nhất kinh doanh, thiết lập các chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ yêu cầu công bố thông tin về LTTM và TSVH khác trong (đến việc ghi nhận và công bố thông tin về LTTM và TSVH khác của 22 giao dịch HNKD của Tập đoàn Vingroup trong giai đoạn 2012-2016. Sau đó, các dữ liệu đã thu thập đƣợc xử lý và phân tích bằng phần mềm SPSS 16 và Excel.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MỨC ĐỘ GHI NHẬN LỢI THẾ THƢƠNG MẠI VÀ TÀI SẢN VÔ HÌNH KHÁC TRONG HỢP NHẤT KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2012- 2016 Ở TẬP ĐOÀN VINGROUP
Kết quả khảo sát và phân tích BCTC hợp nhất đƣợc lập theo VAS và theo IFRS giai đoạn 2012-2016 của Tập đoàn thì việc ghi nhận ban đầu đối với giá phí hợp nhất, giá trị hợp lý của tài sản thuần của bên bị mua, lợi ích của cổ đông không kiểm soát, giá trị LTTM và các TSVH khác trong các giao dịch hợp nhất kinh doanh là giống nhau. Giá trị LTTM trong tất cả các giao dịch HNKD (cả BCTC lập theo VAS và IFRS) đều đƣợc ghi nhận ban đầu theo giá trị xác định bởi công thức 1.1 (đã trình bày ở Chƣơng 1).
3.1.1.Thống kê và phân loại giao dịch hợp nhất kinh doanh theo ghi nhận lợi thế thƣơng mại
Tổng số giao dịch HNKD của Tập đoàn trong giai đoạn 2012-2016 là 22 giao dịch với tổng giá trị trên 31.000 tỷ đồng, với sự biến động trong năm năm theo số liệu trình bày ở Bảng 2.1 và Bảng 3.1. Nhƣ vậy, sau khi có sự sụt giảm về số lƣợng cũng nhƣ giá trị giao dịch HNKD vào năm 2013 thì từ năm 2014 bắt đầu có sự tăng lên về cả số lƣợng và giá trị giao dịch HNKD, đặc biệt năm 2015 ghi nhận con số giao dịch HNKD cao nhất của Tập đoàn trong giai đoạn này là 8 giao dịch, còn giá trị giao dịch liên tiếp tăng từ năm 2013.
Điều này tƣơng đối phù hợp với bức tranh toàn cảnh về tình hình M&A ở Việt Nam đƣợc công bố theo số liệu thống kê bởi Institude of Mergers, Acquisition and Alliances (Bloomberg). Về ghi nhận LTTM hay bất lợi thƣơng mại trong mỗi giao dịch mua lại, số giao dịch HNKD có ghi nhận LTTM bình quân khoảng 86%. Từ số liệu phân tích ở Bảng 3.1, ta thấy ngoại trừ hai năm 2013 và 2015, mỗi năm có 1 giao dịch HNKD (tƣơng ứng với tỷ
lệ 50% và 13%) không có LTTM cũng không có bất lợi thƣơng mại, trong những năm còn lại tỷ lệ giao dịch có LTTM là 100%, trong khi đó chỉ có 1 giao dịch tạo ra bất lợi thƣơng mại trong năm 2015, tƣơng ứng với tỷ lệ 13%. Tuy nhiên, thực chất 1 giao dịch HNKD trong năm 2015 chƣa ghi nhận LTTM do Tập đoàn đang trong quá trình xác định GTHL của tài sản thuần của bên bị mua, theo việc tính toán giá trị hợp lý tạm thời của tài sản thuần của bên bị mua đƣợc trình bày trong thuyết minh BCTC thì giao dịch này vẫn phát sinh LTTM nhƣng nó không đƣợc ghi nhận cũng nhƣ giải thích rõ lý do trong BCTC năm 2015 hay bổ sung trong BCTC năm 2016. Đối với khoản bất lợi thƣơng mại phát sinh năm 2015, Tập đoàn cũng không đƣa ra bất cứ giải thích nào về lý do vì sao phát sinh “khoản lãi do mua rẻ” này trên bản thuyết minh BCTC.
Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng giao dịch HNKD giai đoạn 2012-2016 của Tập đoàn Vingroup
Năm Có LTTM
Có bất lợi thƣơng mại/ Lãi
giao dịch mua rẻ LTTM =0 hoặc chƣa xác định đƣợc LTTM Tổng SL % SL % SL % 2012 3 100% 0 0% 0 0% 3 2013 1 50% 0 0% 1 50% 2 2014 3 100% 0 0% 0 0% 3 2015 6 74% 1 13% 1 13% 8 2016 6 100% 0 0% 0 0% 6 Tổng 19 86% 1 5% 2 9% 22
3.1.2.Mức độ ghi nhận lợi thế thƣơng mại trong các giao dịch HNKD có lợi thế thƣơng mại
Tỷ lệ LTTM với giá phí hợp nhất của các giao dịch hợp nhất kinh doanh trong giai đoạn 2012-2016 của Tập đoàn đƣợc tổng hợp ở Bảng 3.2. Đối với phân tích này, tác giả chỉ xem xét những giao dịch hợp nhất kinh doanh có tạo ra LTTM và đã đƣợc công bố riêng lẻ trong BCTC của Tập đoàn. Trong số 19 giao dịch HNKD có LTTM trong giai đoạn này, ta thấy LTTM chiếm trung bình 40,12% giá phí hợp nhất. Thực hiện phân tích tỷ lệ này trong từng năm cho thấy rằng tỷ lệ LTTM bình quân năm đƣợc ghi nhận thấp nhất là 24,95% vào năm 2013 và đƣợc ghi nhận cao nhất là 78,45% vào năm 2012; trong các năm còn lại, tỷ lệ này có xu hƣớng giảm dần và dao động trong khoảng từ 32,75% đến 54,22%. Kết quả trên cho thấy LTTM đã đƣợc ghi nhận với một tỷ lệ tƣơng đối cao so với giá phí hợp nhất đối với các giao dịch HNKD của Tập đoàn trong giai đoạn 2012-2016.
Kết quả này củng cố thêm bằng chứng về việc các công ty có xu hƣớng phân bổ giá mua cho LTTM với một tỷ lệ cao mà đã đƣợc phát hiện ở những nghiên cứu trƣớc đây nhƣ: nghiên cứu của Shalev [16] tìm thấy các công ty ở Mỹ phân bổ trung bình 60% giá mua cho LTTM; nghiên cứu của Giuliani et al [13] công bố tỷ lệ LTTM/Giá mua là 76,03% ở Italia và 77,65% ở Thủy Điển, hay gần đây nhất trong nghiên cứu của Carvalho et al [12] cho thấy các công ty Bồ Đào Nha tiếp tục ghi nhận LTTM với tỷ lệ tƣơng đối cao là 46% giá mua.
Kết quả phân tích các giá trị trung bình (Mean), giá trị giữa (Median), giá trị lớn nhất (Max) và giá trị nhỏ nhất (Min) của tỷ lệ LTTM/Giá phí hợp nhất trong từng năm đƣợc thể hiện ở Bảng 3.3. Số liệu từ Bảng 3.3 cho thấy, tỷ lệ LTTM/Giá phí hợp nhất đƣợc ghi nhận trung bình giai đoạn này là 47,46%, với giá trị giữa là 49,96%, cao nhất là 98,91% (năm 2014) và thấp
nhất là 0,20% (năm 2015). Tỷ lệ LTTM cao nhất đƣợc ghi nhận qua các năm tƣơng đối cao, dao động từ 67,65% (năm 2016) đến 98,91% (năm 2014), ngoại trừ năm 2013 chỉ có 1 giao dịch HNKD với tỷ lệ này là 24,94%. Kết quả phân tích này cũng cho thấy gần một nữa giao dịch trong giai đoạn 2012- 2016 có LTTM chiếm trên 50% giá phí hợp nhất (median = 49,96%). Từ phân tích giá trị trung bình và giá trị giữa cho thấy trên 50% giao dịch HNKD có tỷ lệ LTTM/Giá phí hợp nhất cao hơn mức trung bình. Nhƣ vậy, mức độ ghi nhận tỷ lệ LTTM/Giá phí hợp nhất của Tập đoàn tƣơng đối cao không chỉ là do ảnh hƣởng từ một số giao dịch có giá trị LTTM trong giá phí hợp nhất rất cao.
Bảng 3.2. Mức độ ghi nhận LTTM bình quân của các giao dịch HNKD giai đoạn 2012-2016 của Tập đoàn Vingroup
Năm Số GD HNKD Tổng giá phí hợp nhất LTTM %LTTM /GPHN 2012 3 4.168.937.429.049 3.270.550.084.312 78,45% 2013 1 132.330.000.000 33.000.000.000 24,94% 2014 3 1.463.712.093.800 793.556.522.317 54,22% 2015 6 10.362.889.243.850 3.440.028.492.261 33,20% 2016 6 14.471.255.827.228 4.739.012.276.339 32,75% Tổng 19 30.599.124.593.927 12.276.147.375.229 40,12%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu trên SPSS, Phụ lục 3.1
Những kết quả này cung cấp một dấu hiệu đầu tiên về sự thiếu nỗ lực của Tập đoàn trong việc xác định giá trị hợp lý của tài sản đƣợc mua lại đã đƣợc xác định của bên bị mua, mà cụ thể hơn là việc xác định và ghi nhận các tài sản vô hình có thể xác định đƣợc tách riêng với LTTM, mặc dù những dù
những tài sản này không đƣợc ghi nhận trong bảng cân đối kế toán của bên bị mua theo yêu cầu của IFRS 3.
Bảng 3.3. Thống kê mô tả tỷ lệ LTTM/GPHN của các giao dịch HNKD giai đoạn 2012-2016 của Tập đoàn Vingroup
Năm Số GD
HNKD Mean Median Max Min
2012 3 76,61% 79,10% 80,22% 70,51% 2013 1 24,94% 24,94% 24,94% 24,94% 2014 3 47,87% 28,03% 98,91% 16,67% 2015 6 41,06% 39,40% 90,97% 0,20% 2016 6 42,84% 54,99% 67,65% 4,39% 2012-2016 19 47,46% 49,96% 98,91% 0,20%
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS, Phụ lục 3.3
Lý do đầu tiên khiến LTTM đƣợc ghi nhận cao liên quan đến những khó khăn trong việc đo lƣờng giá trị các TSVH khác có thể đƣợc xác định trong HNKD [12].
Mặt khác, Shalev et al [17] nhận thấy rằng LTTM là tài sản quan trọng nhất đƣợc ghi nhận trong một mẫu các HNKD ở Mỹ từ tháng 7 năm 2001 và tháng 12 năm 2008, chiếm trung bình 59% của giá mua lại. Họ cũng nhận thấy rằng các CEO có nhiều khả năng phân bổ cao hơn giá mua lại cho LTTM. Bởi vì LTTM là TSVH và không trích khấu hao mà chỉ thực hiện đánh giá tổn thất hằng năm. Việc đánh giá tổn thất là ƣớc tính mang tính chủ quan, do đó họ kỳ vọng về việc cải thiện kết quả hoạt động kinh doanh những năm sau mua lại cho bên mua thông qua việc giảm chi phí khấu hao, qua đó làm tăng khoản tiền thƣởng và thu nhập của họ.
Tuy nhiên, lý do thứ hai đƣợc nêu ở trên không phù hợp trong trƣờng hợp ở Việt Nam, khi mà BCTC đƣợc lập theo VAS. Bởi vì theo quy định của VAS 11 thì LTTM không đƣợc ghi nhận là TSCĐ vô hình và đƣợc phân bổ vào chi phí trong thời gian tối đa không quá 10 năm, trong khi các TSVH khác nếu đƣợc ghi nhận thì cũng đƣợc trích khấu hao trong thời gian từ 2-20 năm. Nhƣ vậy, nếu bên mua có ghi nhận riêng biệt các TSVH khác từ LTTM thì cũng không ảnh hƣởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh những năm sau mua lại.
3.1.3.Mức độ ghi nhận tài sản vô hình khác trong các giao dịch HNKD có lợi thế thƣơng mại
Kết quả phân tích ở phần trƣớc cho thấy sự thiếu nỗ lực của Tập đoàn liên quan đến việc xác định và ghi nhận tài sản vô hình có thể xác định đƣợc riêng biệt với LTTM trong các giao dịch HNKD.
Điều này còn đƣợc củng cố thông qua các dữ liệu đƣợc trình bày trong Bảng 3.4 và Bảng 3.5. Qua phân tích 19 giao dịch HNKD có LTTM đƣợc trình bày riêng lẻ trên BCTC giai đoạn 2012-2016 của Tập đoàn, tất cả các giao dịch HNKD đều không trình bày bất kỳ thông tin gì liên quan đến việc ghi nhận giá trị TSVH khác có thể xác định riêng biệt với LTTM trong HNKD.
Từ các dữ liệu đƣợc trình bày trong phần này chúng ta có thể nhận thấy rằng, không có bất kỳ sự phân bổ nào về chi phí mua lại (giá phí hợp nhất) cho các TSVH khác đƣợc ghi nhận riêng biệt từ LTTM, đặc biệt là khi so sánh với một tỷ lệ đáng kể chi phí mua lại phân bổ cho LTTM, thậm chí cả trong trƣờng hợp mà gần nhƣ toàn bộ chi phí mua đƣợc phân bổ cho LTTM (giao dịch có tỷ lệ LTTM/Giá phí hợp nhất cao nhất là 98,9%). Do đó, có thể nói rằng các khuyến nghị của IFRS 3 về việc ghi nhận riêng biệt từng TSVH trong HNKD đã không đƣợc áp dụng ở Tập đoàn.
Bảng 3.4. Tần suất ghi nhận TSVH khác của các giao dịch HNKD giai đoạn 2012-2016 của Tập đoàn Vingroup
Năm Số GD HNKD có LTTM Số GD HNKD có ghi nhận TSVH khác Tần suất ghi nhận TSVH khác 2012 3 0 0,00% 2013 1 0 0,00% 2014 3 0 0,00% 2015 6 0 0,00% 2016 6 0 0,00% Tổng 19 0 0,00%
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả xử lý số liệu trên SPSS, Phụ lục 3.1
Các kết quả nghiên cứu trƣớc ở các nƣớc phát triển cũng cho thấy một tỷ lệ rất thấp chi phí mua lại đƣợc phân bổ cho TSVH khác đƣợc ghi nhận riêng biệt từ LTTM, kết quả nghiên cứu của Carvalho et al [12] cho thấy các công ty ở Bồ Đào Nha ghi nhận một tỷ lệ TSVH khác/Chi phí mua lại chỉ là 4% trong khi tỷ lệ LTTM/Chi phí mua lại lên tới 46% hay “một tỷ lệ thấp cũng