Các nghiên cứu mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán hợp nhất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ghi nhận và công bố thông tin về lợi thế thương mại và tài sản vô hình khác trong hợp nhất kinh doanh trường hợp của cả tập đoàn vingroup (Trang 46 - 50)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2.Các nghiên cứu mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán hợp nhất

kinh doanh về công bố thông tin

Đến nay, có nhiều tác giả đã thực hiện nghiên cứu mức độ tuân thủ chuẩn mực kế toán hợp nhất kinh doanh về công bố thông tin nhƣ: Shalev, R. [16] điều tra mức tuân thủ IFRS 3 đối với 830 giao dịch HNKD riêng lẻ của các công ty phi tài chính trong thời gian từ 01/7/2001 đến 31/12/2004, Rupo, D. và Sidoti, S. [15] xem xét mức tuân thủ IFRS 3 của các công ty Italia trong giai đoạn 2008-2011, Carvalho et al [12] phân tích mức độ tuân thủ với các yêu cầu công bố chính của IFRS 3 về LTTM và TSVH khác của 197 giao dịch HNKD của các công ty Bồ Đào Nha trong giai đoạn 2005-2009,… Luận văn này chỉ giới thiệu hai nghiên cứu liên quan của Rupo, D. và Sidoti, S. [15] và Carvalho et al [12] mà nghiên cứu này vận dụng khi xây dựng phƣơng pháp đánh giá mức độ tuân thủ yêu cầu công bố thông tin về LTTM và TSVH khác trong HNKD theo VAS 11 và IFRS 3 ở Tập đoàn Vingroup.

a. Nghiên cứu mức độ tuân thủ IFRS 3 về công bố thông tin của Rupo, D. và Sidoti, S. (2014)

Rupo, D. và Sidoti, S. [15] thực hiện nghiên cứu mức độ tuân thủ với IFRS 3 về yêu cầu công bố thông tin đối với các công ty Italia niêm yết trên thị trƣờng FTSE MIB trong giai đoạn 2008-2011. Trong nghiên cứu này, các tác giả xác định và phân tích mức độ tuân thủ theo hai hƣớng: mức độ tuân thủ với từng chỉ tiêu đƣợc IFRS 3 yêu cầu công bố và mức độ tuân thủ IFRS 3 của từng công ty.

Trong nghiên cứu này, mức độ tuân thủ với yêu cầu công bố của IFRS 3 đƣợc đánh giá trên 19 biến (chỉ tiêu) đối với các năm 2008, 2009 và 21 biến đối với các năm 2010, 2011. Số lƣợng biến khác nhau giữa hai giai đoạn này là do tác giả đánh giá mức độ tuân thủ của BCTC trong hai giai đoạn này theo

hai phiên bản khác nhau của IFRS 3 là phiên bản 2004 cho các năm 2008, 2009 và phiên bản 2008 cho các năm 2010, 2011.

Luận văn này chỉ trình bày việc đánh giá trên 21 biến mà các tác giả trên thực hiện đối với BCTC năm 2010, 2011. Các biến (chỉ tiêu) đƣợc mô tả ở Phụ lục 1.

Mức độ tuân thủ của từng chỉ tiêu đƣợc xác định theo công thức 1.7: Mức độ tuân thủ chỉ

tiêu i (%) =

Số công ty tuân thủ chỉ tiêu i Công

thức (1.7)

Tổng số công ty phải tuân thủ chỉ tiêu i Trong đó: Tổng số công ty phải tuân thủ chỉ tiêu i = Tổng số công ty - Số công ty không áp dụng chỉ tiêu i

Nhƣ vậy, nghiên cứu của Rupo, D. và Sidoti, S. đánh giá mức độ tuân thủ ở góc độ công ty hợp nhất chứ không phải cho từng giao dịch HNKD. Khác với cách tiếp cận này, nghiên cứu mức độ tuân thủ của Carvalho et al [12] tiến hành xem xét cho từng giao dịch hợp nhất riêng biệt.

b.Nghiên cứu mức độ tuân thủ về công bố chính theo yêu cầu của IFRS 3 của Carvalho et al (2016)

Trong nghiên cứu của Carvalho et al [12], các tác giả đã thực hiện việc đánh giá mức độ tuân thủ IFRS 3 trong việc công bố thông tin về LTTM và TSVH khác của 197 giao dịch HNKD của các công ty phi tài chính của Bồ Đào Nha trong giai đoạn 2005-2009. Việc đánh giá mức độ tuân thủ dựa trên 5 chỉ tiêu công bố thông tin về LTTM và TSVH khác là: giá mua; các thành phần của giá mua; giá trị đƣợc ghi nhận của mỗi loại tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng; giá trị ghi sổ của mỗi loại tài sản, nợ phải trả và nợ tiềm tàng; và các yếu tố cấu thành giá phí nhƣ là kết quả của việc ghi nhận LTTM. Đánh giá mức tuân thủ của các chỉ tiêu thông qua việc xác định tỷ lệ cho mỗi trƣờng hợp sau: thông tin đƣợc công bố riêng lẻ cho từng giao dịch HNKD;

thông tin đƣợc công bố tổng thể cho các giao dịch HNKD và không công bố thông tin nhƣ trình bày ở Phụ lục 2.

Nhƣ vậy, cách đánh giá này tiến hành xem xét cho từng giao dịch HNKD, tỷ lệ các giao dịch HNKD không công bố thông tin thể hiện mức độ không tuân thủ IFRS 3 về việc công bố thông tin về LTTM và TSVH khác trong HNKD. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ thực hiện đánh giá mức tuân thủ liên quan đến các thông tin về ghi nhận ban đầu của LTTM và TSVH khác đối với các giao dịch HNKD có phát sinh LTTM; trong khi đó các thông tin sau ghi nhận ban đầu nhƣ đánh giá tổn thất LTTM, các thay đổi trong giá trị ghi sổ của LTTM,… hay các thông tin liên quan đến khoản bất lợi thƣơng mại cũng không đƣợc đánh giá.

TÓM TẮT CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã tổng hợp những vấn đề lý thuyết chung về HNKD; những quy định của VAS 11 và IFRS 3 về việc ghi nhận và công bố thông tin về LTTM và TSVH khác trong HNKD, từ đó chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa VAS 11 và IFRS 3. Qua phân tích cho thấy sự khác biệt rõ nét nhất giữa VAS 11 và IFRS 3, đó là IFRS 3 quy định rất chi tiết và cụ thể về việc xác định TSVH tách biệt từ LTTM; đồng thời IFRS 3 cũng yêu cầu công bố nhiều thông tin về LTTM và TSVH khác hơn VAS 11, đặc biệt là các thông tin định tính trên nhằm giúp ngƣời sử dụng BCTC xác định rõ mục đích, bản chất và hiệu quả trong tƣơng lai cũng nhƣ kỳ hiện tại của mỗi giao dịch HNKD nhƣ: những lý do chính của việc HNKD và mô tả cách bên mua đạt đƣợc quyền kiểm soát đối với bên bị mua; giải thích lý do có khoản bất lợi thƣơng mại; tổng giá trị và giải thích cho các khoản lãi hoặc lỗ trong kỳ liên quan đến TSVH có thể xác định đƣợc trong hợp nhất kinh doanh,…

Ngoài ra, chƣơng này cũng đã trình bày các nghiên cứu về mức độ ghi nhận và công bố thông tin về LTTM và TSVH khác trong HNKD đã đƣợc thực hiện mà tác giả vận dụng khi thực hiện nghiên cứu này.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) ghi nhận và công bố thông tin về lợi thế thương mại và tài sản vô hình khác trong hợp nhất kinh doanh trường hợp của cả tập đoàn vingroup (Trang 46 - 50)